Lãnh Đạo Đảng Việt Tân Tiếp Xúc Đồng Bào Tại Brisbane, Úc châu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trong khuôn khổ của chuyến công tác tại Úc Châu, một phái đoàn lãnh đạo trung ương của Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân) đã đến thăm viếng và có một cuộc tiếp xúc thân mật với đồng bào và các hội đoàn, đoàn thể tại thành phố Brisbane tiểu bang Queensland Úc Đại Lợi. Buổi tiếp xúc đã được Ủy Ban Xử Lý Thường Vụ, Cộng Đồng Người Việt Tự Do Úc Châu-Tiểu Bang Queensland tổ chức vào lúc 7 giờ tối ngày 22 tháng 2 tại văn phòng cộng đồng.

Sau phần nghi thức chào cờ, BS Bùi Trọng Cường, Chủ Tịch Ủy Ban Xử Lý Thường Vụ và là chủ tọa buổi tiếp xúc đã ngỏ lời chào mừng quan khách và phái đoàn Việt Tân. Sau đó BS Bùi Trọng Cường đã nhờ ông Nguyễn Doãn Thanh, một người đã gắn bó với sinh hoạt cộng đồng trong nhiều năm qua và đồng thời cũng là một đảng viên Việt Tân tại địa phương giới thiệu thành phần quan khách tới tham dự và phái đoàn của đảng Việt Tân. Về phía quan khách tham dự có vào khoảng 40 người, gồm nhiều quý vị đại diện cho các đoàn thể tổ chức đang sinh hoạt trong cộng đồng tiểu bang Queensland và Bác Sĩ Bùi Trọng Cường đại diện cho Ủy Ban Xử Lý Thường Vụ Cộng Đồng, các cơ quan truyền thông tham dự gồm có đài phát thanh 4EB Brisbane, tuần báo Người Việt Brisbane. Phía phái đoàn Việt Tân gồm quý ông Nguyễn Kim Chủ Tịch đảng, ông Trần Đức Tường Ủy Viên Trung Ương đảng, ông Trần Đình Thọ đảng viên Việt Tân đến từ Adelaide Nam Úc, ông Nguyễn Đỗ Thanh Quang đại diện Việt Tân tại Brisbane.

Sau phần chào mừng và giới thiệu, ông Nguyễn Kim đã được mời để trình bày về những bối cảnh đang dần dần thay đổi từ trong nước ra tới hải ngoại. Những thay đổi đó theo ông nhận định và đánh giá thì chưa bao giờ xảy ra từ 10 năm trước đây, và đây là cơ hội để cho chúng ta (các tổ chức đấu tranh) khai dụng để tấn công cộng sản Việt Nam. Ông đã lần lượt vạch ra những thay đổi này. Thứ nhất : Là sự phân hóa ngày càng trầm trọng trong nội tình đảng cộng sản. Thứ hai: Áp lực quốc tế ngày càng đè nặng lên chính quyền Hà Nội. Thứ ba: Các vụ khiếu kiện của đồng bào trong nước đang dần dần lang rộng từ Nam ra Bắc đặc biệt là sự kiện vườn hoa Mai Xuân Thưởng tại Hà Nội. Thứ tư: Là các liên lạc nối kết với những nhà đối kháng quốc nội đang được phát triển khả quan, mà điển hình là việc ông Hoàng Minh Chính đã ra tới hải ngoại và đã có những móc nối mà theo ông Nguyễn Kim là dấu hiệu đáng mừng. Và một chỉ dấu đáng mừng khác cũng theo ông Nguyễn Kim là việc các sinh hoạt “ngoài luồng” của các tổ chức phi chính phủ (NGO) đang phát triển và có mặt tại Việt Nam sẽ góp phần xây dựng một bối cảnh sinh hoạt xã hội đa nguyên mà trong đó Hà Nội không thể nào hoàn toàn kiểm soát được.

Tiếp theo là phần trình bày của Bác Sĩ Trần Đức Tường Ủy Viên Trung Ương đảng Việt Tân, ông Trần Đức Tường đã đưa ra những phương thức đấu tranh mà đảng Việt Tân đang nhắm tới trong thời gian trước mặt, ông cũng đồng thời kêu gọi mọi người cùng tham gia đấu tranh với Việt Tân mà ông cô đọng thành 4 điểm mà Việt Tân cho là cần phải làm: Thứ nhất: Bảo vệ hậu cứ hải ngoại, tức là giữ vững trận tuyến chống cộng tại hải ngoại. Thứ hai: Khai thác mặt trận đấu tranh dân sinh dân quyền tại Việt Nam. Thứ ba: Tiếp tục hỗ trợ các nhà đấu tranh dân chủ tại quốc nội. Thứ tư: Canh tân con người. Tóm lại thì qua phần trình bày của hai ông Nguyễn Kim và Trần Đức Tường thì tình hình chính trị tại Việt Nam đã có nhiều thay đổi lớn mà trước đây chưa hề có, do đó đảng Việt Tân phải nắm lấy cơ hội này để mà khai dụng tối đa các thay đổi này để tạo động lực xoay chuyển tình hình.

Bước sang phần thảo luận nhiều câu hỏi đã được đặt ra để tìm hiểu thêm về lý do dẫn đến biến cố của BS Trần Xuân Ninh và các chi tiết mà BS Trần Xuân Ninh cho là “chệch hướng”. Ông Nguyễn Kim trả lời rằng sự khác biệt giữa BS Trần Xuân Ninh và Việt Tân liên quan tới phương cách thực hiện chứ không phải vì cá nhân. Đồng thời ông cũng thưa cùng cử tọa rằng Việt Tân đã trình bày chủ trương, đường lối và phương thức đấu tranh của mình, còn việc “chệch hướng” và đường lối của BS Trần Xuân Ninh ra sao thì ông Nguyễn Kim đã đề nghị cử tọa hỏi và yêu cầu BS Trần Xuân Ninh trình bày thì tốt hơn. Ngoài ra ông Nguyễn Kim cũng thưa cùng cử tọa rằng cá nhân ông vẫn luôn quý mến BS Trần Xuân Ninh và mong muốn rằng trong tương lai nếu có cơ hội để đã thông sự khác biệt về phương hướng hoặc khi có dịp hợp tác cùng BS Trần Xuân Ninh thực hành một công tác nào đó thì Việt Tân sẽ sẳng sàng thực hiện. Tiếp theo lời của ông Nguyễn Kim, anh Nguyễn Đỗ Thanh Quang cũng trình bày rằng tuy cơ sở địa phương có vài đảng viên chính thức công khai ký tên vào các lá thư gởi Trưng Ương Đảng nhưng tinh thần sinh hoạt tại địa phương từ trước tới nay vẫn luôn gắn bó và sinh hoạt của cơ sở địa phương vẫn được tiếp tục bình thường.

Một cử tọa tham dự cũng cho biết là qua theo dõi báo chí và các diễn đàn điện tử thì BS Trần Xuân Ninh chưa bao giờ đưa ra một đường lối nào mới gọi là “đường lối Trần Xuân Ninh” và kêu gọi mọi người tôn trọng người vắng mặt để không khí cuộc tiếp xúc được trong sáng hơn.

Ông Trần Hưng Việt cựu Chủ Tịch cộng đồng và hiện nay là Trưởng Ban chương trình tiếng Việt của đài 4EB có đặt câu hỏi với Ủy Ban Xử Lý Thường Vụ Cộng Đồng về việc trưng cầu ý kiến cho ngày tỵ nạn dã tiến hành ra sao? Bác Sĩ Bùi Trọng Cường đã trình bày lý do Ủy Ban Xử Lý Thường Vụ tham gia vào cuộc trưng cầu ý kiến do nhóm Vì Tự Do và Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu phát động; sau đó anh Nguyễn Đỗ Thanh Quang đã cho biết là vì không có nhiều nhân sự cho nên Ủy Ban đã chỉ thực hiện việc trưng cầu ý kiến vào ngày thứ hai trong Hội Chợ Tết tại Brisbane và trong vòng 4 tiếng đã có 125 người tới tham dự cuộc trưng cầu ý kiến này, trong đó đa số chọn ngày 14 / 11 làm ngày tỵ nạn và các chi tiết của cuộc trưng cầu ý kiến đã được gởi về Cộng Đồng Người Việt Tự Do Liên Bang Úc Châu.

Một câu hỏi khác cũng đã được BS Nguyễn Văn Hoàng đại diện chương trình tiếng Việt của đài 4EB hỏi về các chi tiết liên quan tới bài viết của một nhân vật tên là Vũ Nhân Phong đã được đăng trên tờ báo Sài Gòn Times trong đó có đề cập tới việc cấp học bổng của Phân Hội Chuyên Gia Queensland. Anh Nguyễn Đỗ Thanh Quang cũng là thư ký của Phân Hội Chuyên Gia Queensland đã cho biết rằng Phân Hội đã cấp học bổng qua một vị giáo sư mà Phân Hội quen biết chứ không có qua hệ thống trường Đại Học như bài viết đã ghi và các hình ảnh và chi tiết khác mà tác giả Vũ Nhân Phong đã cố tình ghi sai và gán ép để tạo cho độc giả hiểu lầm về sự kiện nêu trên. Anh Hồ Quốc Huy, Phân Hội Trưởng Phân Hội Chuyên Gia tại Queensland cũng cho biết thêm rằng việc cấp học bỏng này là hoàn toàn do Phân Hội Chuyên Gia tại Queensland chủ động và việc cấp học bỏng thì đã được nhiều hội đoàn và đoàn thể thực hiện nhiều năm nay rồi và không có gì mới lạ cả.

Buổi sinh hoạt được chấm dứt vào lúc 10:30 tối cùng ngày. Nhận xét chung thì buổi tiếp xúc đã được diễn ra trong không khí cởi mở, tương kính và tôn trọng lẫn nhau, đã không có những ý kiến hoặc những phát biểu đi quá đà dễ gây ngộ nhận làm ảnh hưởng đến tinh thần chung. Việc duy nhất và còn lại mà đảng Việt Tân cần phải làm là phải chứng minh cùng đồng bào trong và ngoài nước điều mà đảng này cho là đáp ứng đúng với nguyện vọng của đồng bào và nhu cầu của đất nước, theo như lời của ông Chủ Tịch Nguyễn Kim phát biểu cùng cử tọa là Việt Tân miệng nói chân đi làm để xóa tan đi những dị nghị mà đảng này đang gặp phải hiện nay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lãnh đạo Hoa Kỳ (giữa), Nhật Bản (phải) và Philippines họp thượng đỉnh tại Washington DC hôm 11/4/2024. Ảnh: Reuters

Thế trận an ninh mới ở Á châu: Việt Nam có thể bình thản được bao lâu?

Cuộc gặp thượng đỉnh ba bên Mỹ – Nhật Philippines hôm 11/4/2024 được nhận định đã truyền đi nhiều tín hiệu về một thế trận mới ở Châu Á nói chung và Biển Đông nói riêng. Tổng thống Philippines Marcos nói “nó sẽ thay đổi cục diện trong khu vực, ở xung quanh Biển Đông, ở ASEAN, ở châu Á.”

… Ba nước tuyên bố bảo vệ các nguyên tắc của Luật biển Quốc tế đối với Biển Đông, lên án các hành động hung hăng của Trung Quốc đối với Philippines tại bãi Cỏ Mây hơn một năm qua. 

Tổng Thống Joe Biden (giữa) đón ông Fumio Kishida (phải), thủ tướng Nhật, và ông Ferdinand Marcos Jr, tổng thống Philippines, tại Toà Bạch Ốc, 12/4/2024. Ảnh: Andrew Caballero-Reynolds/AFP via Getty Images

Biden nỗ lực tăng cường liên minh Mỹ-Nhật-Philippines chống Trung Quốc

Hội nghị thượng đỉnh ba bên giữa Mỹ, Nhật Bản và Philippines gửi đi một thông điệp mạnh mẽ tới Trung Quốc, nhấn mạnh rằng hành động của Bắc Kinh bị xem là “sự đe dọa an ninh” và xem Trung Quốc là “kẻ ngoài lề trong khu vực.”

Các nhà lãnh đạo đồng minh nhấn mạnh cam kết tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông và tuyên bố tuần tra chung ở Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, thể hiện mặt trận thống nhất chống lại hành vi hung hãn của Trung Quốc.

Máy gặt lúa và đập lúa luôn. Tuy không hiện đại như bên Nhật hay các nước Âu châu, nhưng nó làm được việc và giảm gánh nặng cho nông dân. Trong tương lai thì chắc sẽ hoàn thiện hơn và những cái máy này sẽ có thương hiệu. Ảnh: FB Nguyễn Tuấn

Cơ giới hoá nông nghiệp… chậm còn hơn không*

Nhưng chậm còn hơn không. Tôi nghĩ nông dân Việt Nam rất sáng tạo và nếu môi trường thuận lợi, họ chẳng thua kém bất cứ ai. Bằng chứng là trong thời gian qua, quá trình cơ giới hoá đều do nông dân thực hiện, chứ không phải do các vị “sư sĩ” làm. Nông dân sáng chế ra máy móc và ứng dụng ngay trên những cánh đồng họ canh tác, chứ chẳng nhờ vào ‘đề tài cấp quốc gia’ nào.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. (trái) phát biểu trong cuộc gặp với Tổng thống Mỹ Joe Biden, Phó Tổng thống Kamala Harris, Ngoại trưởng Antony Blinken và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida tại Phòng Đông của Nhà Trắng ở Washington, DC, ngày 11/4/2024. Ảnh: AFP

Marcos nói thỏa thuận ba bên Mỹ-Nhật-Philippines sẽ thay đổi thế cục ở Biển Đông

“Tôi nghĩ thỏa thuận ba bên này cực kỳ quan trọng,” ông Marcos nói trong cuộc họp báo ở Washington một ngày sau khi hội kiến Tổng thống Joe Biden và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida trong hội nghị thượng đỉnh ba bên đầu tiên giữa các nước.

“Nó sẽ thay đổi thế cục mà chúng ta thấy trong khu vực, ở ASEAN ở châu Á, quanh Biển Đông,” ông Marcos nói, nhắc đến Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á.