Lê Chiêu Thống và Nguyễn Phú Trọng: bán nước xưa và nay

Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư đảng CSVN.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lê Chiêu Thống, tên thật là Lê Duy Khiêm, sinh năm 1765, là ông vua thứ 16 và cuối cùng của nhà Lê trung hưng, làm vua chỉ hơn 2 năm trời, từ 1786 tới năm 1789 và qua đời năm 1793, lúc 28 tuổi.

Cuộc đời vỏn vẹn 28 năm của vua Lê Chiêu Thống đầy gian truân khổ nhục. Lúc 6 tuổi, là nạn nhân của tình trạng tranh giành ngôi vị dưới triều của ông nội là vua Lê Hiển Tông, Duy Khiêm bị bắt giam tù ngục 11 năm trời cho tới 17 tuổi. Khi được thả về cung cũng nhiều lần bị các thế lực trong triều mưu hãm hại để trừ hậu hoạn nhưng đều may mắn thoát nạn. Một năm sau, năm 1783, ở tuổi 18, được lập làm hoàng thái tôn chờ đợi lên ngôi vua thay thế ông nội.

Năm 1786, khi vua Lê Hiển Tông qua đời, Duy Khiêm, tuổi 21, được lên ngôi vua, đặt niên hiệu là Chiêu Thống.

Ở ngôi vua từ cuối Tháng 7/1786 tới Tháng 1/1789, Lê Chiêu Thống là một ông vua bù nhìn, quyền hành nằm ở trong tay từ Nguyễn Huệ, tới Trịnh Bồng, Đinh Tích Nhưỡng, rồi Nguyễn Hữu Chỉnh.

Kể từ Tháng 4/1788 cho đến khi qua đời, cuộc đời của Lê Chiêu Thống là một cuộc bôn ba, trốn chạy cả trong nước lẫn sang Tàu hết sức khổ nhục.

Sau khi chạy sang Long Châu bên Tàu xin nhà Thanh cứu viện và được Tổng Đốc Lưỡng Quảng Tôn Sĩ Nghị theo lệnh vua Càn Long đưa về Thăng Long, Lê Chiêu Thống hoàn toàn là một bù nhìn của nhà Thanh thừa cơ hội manh tâm xâm chiếm nước Việt.

Nhưng sau khi 29 vạn quân của Tôn Sĩ Nghị bị vua Quang Trung nhanh chóng quét sạch chỉ trong một trận, Lê Chiêu Thống lại theo tàn quân nhà Thanh chạy sang Tàu, ở đó và qua đời vào năm 1793.

Trong lịch sử và chính trị nước Việt, những chữ “Lê Chiêu Thống” hay “Trần Ích Tắc” (1254-1329) là biểu tượng của hành động “bán nước” hay “cõng rắn cắn gà nhà”.

*

Nguyễn Phú Trọng, sinh ngày 14/4/1944 ở huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội.

Nguyễn Phú Trọng gia nhập đảng CSVN năm 1967 lúc 23 tuổi, đã có 51 tuổi đảng, trải qua gần như mọi chức vụ, mọi cấp bậc trong đảng CSVN kể cả chức vụ cao nhất là Tổng Bí Thư kể từ 19/1/2011 cho tới nay.

Cuộc đời Nguyễn Phú Trọng, cũng như của vô số các lãnh đạo chóp bu của đảng CSVN rất khác với cuộc đời của Lê Chiêu Thống, đặc biệt ở điểm là phần lãnh thổ mà họ nắm quyền cai trị, miền Bắc trước năm 1975 cũng như toàn thể nước Việt sau năm 1975, không hề bị đe dọa ngoại xâm và quyền hành của họ không hề bị thách đố.

Ấy vậy mà, kể từ khi Hồ Chí Minh thành lập đảng CSVN cho đến nay, từ ông Hồ và qua bao đời lãnh đạo kế tìếp, họ đã nối tiếp nhau đưa nước Việt Nam ngày một lệ thuộc hơn vào nước Tàu mà ngày hôm nay đang ở mức cao nhất.

Nếu so sánh cuộc đời 28 năm (6 năm làm trẻ con, 11 năm tù, 4 năm làm thái tôn mà mạng sống như chỉ mành treo chuông luôn bị đe dọa, 2 năm làm vua bù nhìn, 5 năm bôn ba chạy trốn) của ông vua Lê Chiêu Thống, người mang tội bán nước cõng rắn cắn gà nhà, với những Tổng Bí Thư và các lãnh tụ chóp bu đảng CSVN, có những khác biệt rõ rệt.

Xét về vị thế chính trị, có thể nói là suốt cả cuộc đời ngắn ngủi của mình, Lê Chiêu Thống luôn sống trong sự bất ổn, mạng sống luôn bị đe dọa bởi những thế lực khác ngoài khả năng kiểm soát của ông ta, từ đó luôn phải tìm mọi cách để sinh tồn, mà cuối cùng là phạm vào trọng tội cõng rắn cắn gà nhà khi cầu viện nhà Thanh.

Nhưng Nguyễn Phú Trọng và các lãnh tụ đảng CSVN thì khác hẳn, mạng sống của họ chẳng hề bị đe dọa vì họ luôn là những người nắm quyền hành gần như tuyệt đối, và sự đe dọa nếu có thì chỉ đến từ 2 nguồn; thứ nhất là từ chính những người đồng chí của họ vì tranh giành quyền lực và tham nhũng; thứ hai là đến từ người dân muốn lật đổ họ vì sự áp bức, vì nguy cơ Bắc thuộc do chính đảng CSVN gây ra mà bình thường không hiện hữu nếu họ không cõng rắn cắn gà nhà.

Điểm khác biệt thứ hai là hành động cõng rắn cắn gà nhà của Lê Chiêu Thống có thể coi như hành động tuyệt vọng nhất thời và đơn lẻ của một cá nhân để sinh tồn. Trong khi đó, hành động bán nước của Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo CSVN, từ thời ông Hồ Chí Minh đến ngày hôm nay, là một hành động, thậm chí có thể gọi là một kế hoạch được tính toán kỹ lưỡng, của cả một tập đoàn, kéo dài đã gần một thế kỷ, qua nhiều thế hệ lãnh đạo CSVN, mà mục đích chỉ vì quyền lợi cá nhân lồng trong một chủ nghĩa vô thần, tàn bạo và man rợ.

Xét như thế, nếu Lê Chiêu Thống đáng tội chết và bị lịch sử nguyền rủa thì tội của Nguyễn Phú Trọng và những lãnh đạo đảng CSVN từ thời ông Hồ tới nay phải là tội gì?

Nước Việt Nam thời Lê Chiêu Thống đã may mắn có được anh hùng Quang Trung Nguyễn Huệ quét sạch giặc nhà Thanh Tôn Sĩ Nghị giúp đất nước tránh được một lần Bắc thuộc.

Nhưng ngày hôm nay người dân và đất nước Việt Nam không thể trông mong ở một cá nhân Quang Trung thế kỷ 21. Anh hùng Quang Trung thế kỷ 21 sẽ cứu dân tộc Việt ra khỏi nguy cơ Bắc thuộc lần thứ 5 không phải là một người mà chính là toàn thể mọi người và mỗi người dân Việt, mang trong lòng nhiệt huyết Quang Trung, cùng đứng dậy khi đất nước lâm nguy với vũ khí không phải là gươm đao súng đạn mà chính là phương thức đấu tranh bất bạo động dựa trên số đông.

Bình Ngô Đại Cáo của Nguyễn Trãi năm 1428 đã viết: “Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau, song hào kiệt đời nào cũng có”.

Trước đó, năm 1077, khi dẹp giặc Tống, Lý Thường Kiệt đã viết:

Nam quốc sơn hà Nam đế cư
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư.

Hơn bao giờ hết, đây là lúc hồn Quang Trung – Lý Thường Kiệt trong mỗi người dân Việt phải thức dậy, trước là để dẹp bỏ bè lũ bán nước CSVN, sau là để cứu nước khỏi nguy cơ nô lệ giặc Tàu lần thứ 5 đã hiển hiện trước mắt.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ngân hàng TMCP Sài Gòn (gọi tắt là SCB) của đại gia Trương Mỹ Lan được chính phủ Việt Nam bơm tiền cứu. Ảnh: Nhac Nguyen/ AFP via Getty Images

Giải cứu SCB: Lợi bất cập hại!

Hình dung một cách đơn giản thì ngân hàng SCB huy động tiền của người dân, cung cấp cho bà Trương Mỹ Lan, bà này hối lộ cho các quan chức, rồi bây giờ bà Lan bị án tử hình còn NHNN bơm tiền ra để cứu ngân hàng SCB.

Khoản tiền giải cứu khổng lồ này [24 tỷ đô-la] không tự dưng mà có mà lấy từ ngân sách, nghĩa là từ tiền người dân và doanh nghiệp đóng thuế, từ bán tài nguyên quốc gia. Xét cho cùng, đất nước thiệt đơn thiệt kép, chỉ các quan chức giấu mặt được hưởng lợi.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 15 – 21/4/2024

Nội dung:

– Hawaii tổ chức Lễ Giỗ Quốc Tổ Hùng Vương;
– Ghi ân công đức Quốc Tổ Hùng Vương tại Paris;
– Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội; Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) tại Genève, Thụy Sĩ;
– Kêu gọi tham gia Biểu tình và Văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR vào hai ngày 7 và 8/5, 2024 tại Genève, Thụy Sĩ.

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.