Lê Thị Công Nhân, Trần Khải Thanh Thuỷ, Phạm Thanh Nghiên – Những anh thư thời đại

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ở khu vực Á Đông, hiếm có dân tộc nào phụ nữ lại đóng vai trò quan trọng trong xã hội như ở Việt Nam. Trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc, phụ nữ Việt Nam đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước. Ngay từ những buổi đầu lập nước, khi gặp nạn ngoại bang xâm lược, bà Trưng bà Triệu đã dấy binh khởi nghĩa đánh đuổi quân thù.

Đây được xem là cuộc cách mạng giải phóng Dân tộc đầu tiên của nước Việt (năm 39-43), chấm dứt 150 năm Bắc thuộc. Hình tượng Hai Bà Trưng đã được dân gian khắc ghi qua câu thơ bất hủ:

“Dù rằng quần vận yếm mang.
Anh thư ra sức dẹp tan quân thù”.

Có thể nói, Hai Bà Trưng là người đầu tiên có công giữ nước, xây dựng nền độc lập, người đặt nền móng cho truyền thống đánh giặc ngoại xâm, ý thức tự lập, tự cường của dân tộc ta.

Tiếp đến là bà Triệu Thị Trinh với cuộc khởi nghĩa chống quân Ngô (năm 248). Người lưu tiếng muôn đời qua câu nói: “Tôi muốn cưỡi cơn gió mạnh, đạp luồng sóng dữ, chém cá kình biển đông, quét sạch bờ cõi, cứu dân ra khỏi nơi đắm đuối, chớ không thèm bắt chước thiên hạ, cúi đầu khom lưng làm tì thiếp người ta”. Câu chuyện về bà Triệu anh hùng được dân gian lưu truyền cho đến tận bây giờ:

Phải đánh vì chưng giặc đến nhà.
Cờ đề chữ Triệu giục voi ra.
Giận nòi giống Việt về tay nó.
Cho tướng quân Ngô biết mặt bà”.

Ngày nay, khi nỗi ám ảnh của 1000 năm đô hộ giặc Tàu vẫn luôn thường trực trong tiềm thức người Việt. Hơn ai hết, những người phụ nữ Việt Nam, hậu duệ của Hai Bà Trưng, Bà Triệu lại có mặt khi nước nhà lâm nguy.

Người con gái khả ái Lê Thị Công Nhân, ngoài tư chất là một người con gái dịu dàng, xinh đẹp, thông thái, có học vấn, chị còn mang tư chất của một nhân vật của cộng đồng đau khổ và đang biết phản kháng, một thủ lĩnh tinh thần cho ngay cả lớp người đã có tuổi (*) đã sớm nhận thức rằng, đất nước Việt Nam đang ở dưới chế độ cai trị của một tập đoàn độc tài độc đoán, và chị nhận trách nhiệm của một người yêu nước, quyết tâm giành lại quyền làm người cho bản thân mình và cho hơn 83 triệu đồng bào ruột thịt. Ngay trong hoàn cảnh bị chế độ truy bức, đe doạ, chị đã nói dõng dạc trước cường quyền rằng: “Tôi xin khẳng định bằng tất cả lương tâm, trách nhiệm và tình cảm của mình đối với đất nước Việt Nam và dân tộc Việt Nam là: Tôi sẽ chiến đấu tới cùng cho dù chỉ còn một mình tôi, trước hết là giành lấy nhân quyền cho chính mình, và giành lấy nhân quyền, dân chủ và tự do cho người Việt Nam.”

Nữ văn sĩ Trần Khải Thanh Thủy, người vừa mới bị bạo quyền Hà Nội ra tay trấn áp trong phiên tòa trí trá, nhạo báng luật pháp ngày 05-02-2010, chỉ vì chị đã đồng cảm được với nỗi khổ đau của tầng lớp dân oan phải chịu đựng dưới chế độ bất công, hiểm ác, cũng như cảm được nỗi đau của một người dân khi thấy đất nước đang dần dần bị ngoại bang xâm lấn. Và chị đã không ngần ngại đứng lên để chống lại thái độ “hèn với giặc – ác với dân” và những nguyên nhân đưa đến những thảm cảnh nêu trên. Chị đã viết:

“Nếu tôi chết xin ghi lên huyệt mộ
Rằng đây là người yêu nước thương dân.”

Chị Trần Khải Thanh Thủy không có phép thần nào để cứu đồng bào của chị. Chị chỉ có một tấm lòng và ngòi bút, và chị đã chép xuống nhiều ngàn trang giấy tất cả những gì chị có, và đặt cả trên giấy là sinh mạng của chị và rất nhiều nỗi gian nan cho toàn gia quyến.

“Giặc đến nhà, đàn bà phải đánh”. Giặc nội xâm, thứ giặc hiếm khi thấy trong lịch sử dân tộc, chính là sự phản bội của những người đang lãnh đạo đất nước. Bên cạnh thái độ quị lụy với giặc và hùng hổ với đồng bào mình, bọn giặc nội xâm này cũng đang đưa đất nước vào những tai hoạ khôn lường để đổi lấy chỗ dựa cho quyền lực của họ. Trước bộ máy bạo hành khổng lồ của bọn giặc nội xâm đang dần dần nghiền nát cả đất nước và dân tộc Việt, người con gái nhỏ nhắn mang tên Phạm Thanh Nghiên vẫn không bị khuất phục. Bộ máy công an trị với toà án lưu manh làm công cụ khủng bố tuy có thể giam cầm thân xác chị nhưng chắc chắn không thể giam cầm ý chí kiên cường của dòng máu Trưng Triệu. Và hẳn là nhà cầm quyền ươn hèn một lần nữa phải muối mặt trước những lời lẽ đanh thép của chị Phạm Thanh Nghiên:

Nếu tôi bị bắt giam thì chắc chắn “tội” của tôi – và đó là tội duy nhất của tôi – là đã dám công khai báy tỏ lòng yêu nước của mình. Và nếu vì yêu nước mà bị giam cầm thì tôi rất sẵn sàng và hãnh diện đón nhận bản án tù ấy bất cứ lúc nào”.

Những người như Trần Khải Thanh Thủy, Lê Thị Công Nhân, Phạm Thanh Nghiên đã theo gương anh hùng của những phụ nữ bất khuất trong lịch sử dân tộc như Trưng Trắc, Trưng Nhị, Triệu Trinh Nương hay gần hơn là dòng máu của Bùi Thị Xuân, Cô Bắc, Cô Giang. Các chị đã đem lại vinh dự cho hàng ngũ phụ nữ Việt Nam, bên cạnh những nam nhi ưu tú khác, đang dấn thân đấu tranh cho cùng mục tiêu giải phóng quê hương khỏi chế độ bạo tàn, bán nước, để dân tộc được sống với đầy đủ nhân phẩm và có thể vươn lên cùng nhân loại.

(*) Bài viết “Hãy làm một cái gì để không ân hận” của nhà văn Nguyễn Xuân Nghĩa, Tập san Tổ Quốc số 13.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.