Lễ Trao Giải Nhân Quyền Rafto 2006

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lễ Trao Giải Nhân Quyền Rafto 2006
Cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ

Lần đầu tiên trong lịch sử cận đại, một sĩ phu và cũng là một vị lãnh đạo tinh thần lỗi lạc được thế giới chú ý vì sự đấu tranh bền bỉ bất bạo động, để đòi hỏi Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền trước đà suy vong thoái hóa của một dân tộc vốn có trên 4 ngàn năm văn hiến dưới ách cai trị độc tài cộng sản Việt Nam. Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, là vị được Hiệp Hội Rafto (The Rafto Foundation) trao giải Nhân Quyền 2006, để kỷ niệm 20 năm ngày thành lập Hiệp Hội này.

Ngày đầu trước khi trao giải, tại phòng hội của khách sạn Scandic tọa lạc tại thành phố Bergen (cách thủ đô Oslo khoảng 500 cây số về hướng tây), Vương quốc Na Uy, vào lúc 9 giờ 10 phút, Thứ Sáu ngày 03 tháng 11 năm 2006, một buổi hội thảo do Hiệp Hội Rafto tổ chức, với sự tham dự trên 200 cử tọa, đến từ các nước như: Iran, Ấn Độ, Hồng Kông, Thụy Điển, Pháp, Hoa Kỳ v.v… cùng các chính giới Na Uy. Mở đầu buổi hội thảo, Tiến sĩ Gunnar M. Soorboo, Phó Chủ tịch Hiệp Hội Rafto mở lời chào mừng quan khách, qua đó ông sơ lược về sự hình thành Hiệp Hội Rafto cách đây 20 năm.

Tiến sĩ Gunnar M. Soorboo trình bày với quan khách về quá trình hoạt động của Hiệp Hội Rafto, qua đó ông cho biết Hiệp hội Rafto đã trao giải Nhân quyền cho các chính giới mà những người này sau đó đã nhận giải Nobel Hòa Bình. Hôm nay giải Nhân Quyền Rafto sẽ được trao cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, người mà suốt 30 năm bị tù đày vì tinh thần đấu tranh bất bạo động của Ngài đối với chế độ độc tài cộng sản Việt Nam.

JPEG - 31.9 kb

Đêm thắp nến và cầu nguyện ngoài trời theo nghi thức Công Giáo và Phật Giáo được cộng đồng Việt Nam khoảng trên 200 người từ khắp nơi tề tựu về, bắt đầu vào lúc 19 giờ cùng ngày tại công viên Fest Plassen, gần Tòa Thị Chính Bergen. Mặc dù thời tiết lúc bấy giờ vẫn mưa to và gió lớn nhưng đồng hương Việt vẫn kiên trì đội mưa để lắng nghe những lời tâm huyết từ các vị đại diện tuần tự lên diễn đàn phát biểu trên. Đặc biệt, cựu Thẩm phán Iran, bà Shirin Ebadi, người đã đoạt giải Nhân Quyền Rafto năm 2001, và được giải Nobel Hòa Bình năm 2003, trong bài phát biểu có đoạn bà nói: “Những nước độc tài, thiếu dân chủ như cộng sản, luôn không có chỗ đứng trong lòng nhân loại…..”. Sau đó là cuộc diễn hành quanh bờ hồ Lille Lungegardsvann với hai đại kỳ Cờ Vàng và Na Uy dẫn đầu, cùng các biểu ngữ, đuốc nến, và Cờ Vàng cầm tay chen lẫn với cờ Na Uy. Buổi thắp nến và cầu nguyện kết thúc lúc 20 giờ 30 trong vòng trật tự.

JPEG - 29.9 kb

JPEG - 52.8 kb

Bước sang ngày Thứ Bảy, 04 tháng 11 năm 2006, đúng 12 giờ, sau lời chào thăm quan khách của vị nữ xướng ngôn viên, tiếng đàn đại hồ cầm được trổi lên trước hơn 400 cử tọa hiện diện trong Đại Hý viện Quốc gia (Den Nationale Scene); khi ở bên ngoài, dù mưa to gió lạnh hơn đêm hôm trước, nhưng với khoảng 150 đồng hương Việt đang tham dự cuộc mít-tinh nhằm chào mừng Hòa thượng Thích Quảng Độ Nhận Giải Nhân Quyền Rafto 2006, cùng cám ơn Hiệp Hiệp Hội Rafto đã vinh danh một tù nhân lương tâm như Hòa thượng Thích Quảng Độ, đồng thời truyền đạt đến người bản xứ những ưu tư của người Việt lưu vong tại Na Uy về vấn nạn Nhân quyền và Tự do Dân chủ ở Việt Nam đã biến mất dưới sự cai trị độc tài của chế độ CSVN.

JPEG - 44.1 kb

Trong phần giới thiệu về Hòa thượng Thích Quảng Độ, bà Maria Dahle, Giám đốc Mạng Lưới Nhà Nhân Quyền, đến từ Oslo, đã ca ngợi sự dũng cảm bền bỉ của Ngài trong công cuộc tranh đấu bất bạo động để đối đầu với nhà cầm quyền CSVN suốt ba thập niên qua. Vì dân tộc, đạo pháp mà Hòa thượng Thích Quảng Độ đã phải trả giá bằng 30 năm tù tội, quản chế. Ngài là một thách đố đối với chế độ độc tài CSVN, bà Maria Dahle nói.

Trong phần phát biểu của ông Arne L. Lynngaard, Chủ tịch Hiệp Hội Rafto ca ngợi tinh thần bất khuất và sự hy sinh cao cả vì đạo pháp và dân tộc của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Ông cũng nói tới hậu quả qua sự cai trị độc tài của nhà cầm quyền CSVN đã gieo sự kinh hoàng sợ hãi, cùng những ngăn cách trong tâm thức của người Việt Nam. Ông nhắc tới Hòa thượng Thích Quảng Độ như là biểu tượng quy tụ cho sự liên đới của phong trào dân chủ tại Việt Nam. Ông cho rằng mục đích Giải Nhân Quyền Rafto là tạo sự hỗ trợ liên đới và bảo vệ những nhà tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền. Ông Arne L. Lynngaard nhấn mạnh: “Hiệp Hội Rafto cũng có truyền thống theo dõi sự an nguy cùng đời sống của những vị thắng giải hầu có những thông tin và hỗ trợ đúng mức. Qua việc trao giải Nhân Quyền Rafto cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hiệp Hội Rafto mong muốn công cuộc tranh đấu cho Tự Do, Dân Chủ và Nhân Quyền của người Việt Nam được thế giới ghi nhận là chính đáng và cần thiết…”. Ông cũng hy vọng qua việc trao giải Nhân Quyền Rafto cho Hòa thượng Thích Quảng Độ, Hiệp Hội Rafto cũng mong muốn khích lệ dân tộc Việt Nam trong công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ và tự do tôn giáo tại Việt Nam, vì dân chủ chỉ có thể hiện hữu từ bên trong của đất nước Việt Nam. Trong phần đáp từ, ông Võ Văn Ái, người được sự ủy thác của Hòa thượng Thích Quảng Độ để nhận giải, đã cám ơn Quỹ Tài Trợ Rafto. Đồng thời ông cũng nói rõ hơn về những vi phạm nhân quyền của nhà cầm quyền CSVN. Ông kêu gọi thế giới, đặc biệt là Vương quốc Na Uy tiếp tục hỗ trợ cho công cuộc tranh đấu cho tự do dân chủ và nhân quyền của dân tộc Việt Nam.

JPEG - 35.9 kb

JPEG - 51.4 kb

Được biết, buổi lễ trao giải năm nay có quy tụ 10 khôi nguyên, nhân kỷ niệm 20 năm Hiệp Hội Rafto sáng lập. Nhiều chính trị gia bản xứ hiện diện, trong đó có ông Chủ tịch Quốc Hội Na Uy; bà Erna Solberg, Chủ tịch đảng Hữu Khuynh; các nhân sĩ người Na Uy; cùng đại diện các Tổ chức, Hội đoàn người Việt tại Na Uy; và đông đảo đồng hương từ khắp nơi hội tụ về, như ngoài Na Uy (Oslo, Moss, Fredrikstad, Drammen, Stavanger, Moelv v.v…) có: Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Hồng Kông, Hoa Kỳ v.v… Đặc biệt, Nhóm Phượng Ca đến từ Oslo đã trình diễn phần nhạc cổ truyền đã tạo được sự chú ý và tán thưởng về nét văn hóa đặc thù Việt Nam của đa số cử tọa. Buổi lễ được kết thúc vào lúc 13 giờ cùng ngày.

Vào buổi chiều, lúc 15 giờ cùng ngày, một Diễn Đàn Chào Mừng Hòa Thượng Thích Quảng Độ Nhận Giải Nhân Quyền Rafto 2006, do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Na Uy, Cộng Đoàn Công Giáo, Cơ sở Việt Tân, cùng các Hội đoàn văn hóa xã hội và một số thân hào nhân sĩ cùng phối hợp tổ chức, với hơn 500 quan khách cùng đồng hương tham dự. Buổi lễ bắt đầu bằng nghi thức chào Quốc kỳ và phút mặc niệm. Kế đó là phần giới thiệu quý chư tăng cùng quan khách tham dự. Sau hoạt cảnh của Đoàn Thanh Thiếu Niên Phan Bội Châu được quan khách nhiệt liệt tán thưởng, diễn văn chào mừng của Hòa thượng Thích Trí Minh, Trưởng ban Điều hành GHPGVNTN/NU kiêm Trưởng ban Tổ chức Chào Mừng Hòa Thượng Thích Quảng Độ Nhận Giải Rafto 2006. Hòa thượng Thích Trí Minh tán thán và tri ân công đức quý Chư Tăng Đức cùng toàn thể các tổ chức, hội đoàn, quý đồng hương từ các nơi đã hội tụ về thành phố Bergen để tham dự ngày lễ trọng đại này; đồng thời ca ngợi tinh thần vị tha, đấu tranh bất bạo động của Hòa thượng Thích Quảng Độ để Ngài xứng đáng được nhận giải Nhân Quyền Rafto 2006 hôm nay.

JPEG - 48.3 kb

Thượng tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư ký GHPGVNTN phát biểu sau đó, Thượng tọa nói: “Hôm nay là ngày vô cùng trọng đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam chúng ta, GHPGVNTN là tiếng nói lương tri của 83 triệu dân Việt Nam, tiếng nói của Hòa thượng Thích Quảng Độ được thế giới đón nhận, vì suốt 3 thập niên qua Ngài đã tranh đấu một cách ôn hòa cho dân tộc Việt Nam… Xin cám ơn ông Chủ tịch Hiệp Hội Rafto đã ưu ái dành cho Hòa thượng Thích Quảng Độ cái vinh dự này…”; “… và như lời Hòa thượng Thích Trí Minh vừa mới phát biểu, chúng ta không dừng lại ở đây, nhưng chúng ta nên chọn ở đây là điểm khởi đầu cho tiến trình dân chủ hóa Việt Nam”.

Phát biểu của ông Arne Liljedahl Lynngaard, Chủ tịch Hiệp Hội Rafto. Qua đó ông nói: “Chúng tôi trao giải thưởng này để khuyến khích cho tự do dân chủ cho Việt Nam, rất tiếc hôm nay không có Hòa thượng Thích Quảng Độ ở đây. Dự tính trong thời gian tới đây chúng tôi sẽ sang Việt Nam viếng thăm Hòa thượng, Na Uy có bang giao với Việt Nam, nếu nhà nước Việt Nam không cho phép chúng tôi đến Việt Nam thăm Hòa thượng, thì chứng tỏ Việt Nam không có tự do dân chủ. Tôi trân quý nét đặc thù văn hóa Việt Nam, tôi mong ước người Việt Nam luôn gìn giữ nét đẹp đặc thù này như chúng tôi được thấy trong ngày hôm nay…”.

Sau đó, cả hội trường yên lặng lắng nghe phần điện đàm qua đường dây điện thoại viễn liên từ Việt Nam với Linh mục Nguyễn Văn Lý, anh Phương Nam Đỗ Nam Hải và chị Lê Thị Công Nhân. Nhưng rất tiếc, vì trục trặc kỹ thuật nên phần điện đàm đã phải ngưng lại nửa chừng.

Lời phát biểu của bà Erna Solberg, Chủ tịch đảng Hữu Khuynh, kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Ngoại giao Quốc Hội Na Uy, người mà trong tháng 9 vừa qua đã cùng phái đoàn Ủy ban Ngoại giao sang Việt Nam và đề nghị với nhà nước Việt Nam nên cho Hòa thượng Thích Quảng Độ đến Na Uy nhận giải. Bà chúc mừng việc Hòa thượng Thích Quảng Độ nhận giải Nhân Quyền Rafto là một vinh dự cho dân tộc Việt Nam, và bà cũng lấy làm vinh dự đã được mời tham dự buổi lễ hôm nay. Bà nói: “Trong các nước độc tài cộng sản họ thường hay tránh né khi đề cập đến nhân quyền. Nhà nước Việt Nam đã sai lầm khi phát triển kinh tế lại không đi đôi với nhân quyền. Việt Nam rất sợ nếu cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ sang Na Uy nhận giải này…”. Bà nói tiếp: “Chủ trương của đảng Hữu Khuynh là ủng hộ viện trợ cho Việt Nam, nhưng việc viện trợ đó phải có điều kiện, là Việt Nam phải có nhân quyền và dân chủ…”. Cuối cùng bà Erna Solberg nhắc nhở: “Na Uy không thể đem lại nhân quyền và dân chủ cho Việt Nam, nhưng chính người Việt Nam phải tranh đấu để có, Na Uy sẽ hỗ trợ cho quý vị trong lãnh vực này…”.

Cảm tưởng của ông Tom Thoresen, đại diện Đảng Lao Động, cho rằng giải Rafto là biểu tượng cho nỗ lực bền bỉ của Hòa thượng Thích Quảng Độ. Ông nói: “Trong xã hội có dân chủ và nhân quyền là xã hội có hạnh phúc. Cuộc tranh đấu của Hòa thượng Thích Quảng Độ là tấm gương không những cho dân tộc Việt Nam mà còn là tấm gương sáng cho chúng tôi tại Na Uy này…”; ông Tom Thoresen nhấn mạnh: “Giải Rafto 2006 được trao cho Hòa thượng Thích Quảng Độ là một cái tát mạnh vào nhà cầm quyền Việt Nam. Hy vọng việc tranh dấu cho Tự do Dân chủ cho Việt Nam sẽ đạt thắng lợi…”.

Phần dương ảnh về cuộc đời đấu tranh và tù tội của Hòa thượng Thích Quảng Độ được trình chiếu sau đó.

JPEG - 47.5 kb

Phát biểu cảm tưởng của Hòa thượng Thích Minh Tâm, Chủ tịch Hội đồng Điều hành GHPGVNTN tại Châu âu, đồng thay mặt Văn phòng 2 Viện Hóa Đạo tại Hoa Kỳ. Ngài cám ơn Hiệp Hội Rafto đã dành cho Hòa thượng Thích Quảng Độ giải thưởng cao quý này, nó có một giá trị tinh thần xác định sự kiên trì tranh đấu bất bạo động suốt 30 năm qua, cùng các tầng lớp dân chúng đã kiên trì tranh đấu cho đến ngày hôm nay. Đây là việc khuyến khích toàn thể người Việt Nam không ngừng tranh đấu để đòi tự do dân chủ cho Việt Nam. Hòa thượng Thích Minh Tâm nhắc lại lời phát biểu của Hòa thượng Thích Quảng Độ trong lần phỏng vấn của đài RFA khi hay tin Ngài sẽ nhận giải thưởng Rafto 2006.

JPEG - 2.3 kb

Qua lời phát biểu của ông Egil Lothe, Hội trưởng Hội Phật Giáo Na Uy. Ông đến đây để chung vui cùng việc Hòa thượng Thích Quảng Độ nhận giải Rafto. Ông Egil Lothe nhận định: “Việt Nam có thay đổi nhưng có nhiều điều không tốt mấy, ví dụ như án Việt Nam vẫn duy trì án tử hình trong bộ luật của họ…”. Hòa thượng Thích Quảng Độ vô cùng sáng suốt, Ngài đã quyết tâm và kiên trì đấu tranh hầu đem lại tự do và dân chủ cho VN, hành động của Hòa thượng chỉ là từ bi bác ái. Ngài là tấm gương sáng để chúng ta noi theo…”.

Ông Nguyễn Đức Thọ, đại diện cơ sở Việt Tân tại Na Uy cho rằng Hòa thượng Thích Quảng Độ rất xứng đáng nhận phần thưởng cao quý này. Thế giới phải kính phục một thiền sư 77 tuổi. Giải Rafto 2006 là lời xiểng dương cho những nhà đấu tranh cho dân chủ, đó là ước vọng của đồng bào trong và ngoài nước. Thế giới ngày nay biết rất rõ những trò lừa bịp qua cái gọi là “quản chế tại gia” của chế độ. Việc trao giải thưởng Rafto 2006 đánh dấu được bước tiến quan trọng trong tiến trình đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền cho Việt Nam.

Kết thúc phần phát biểu, cựu dân biểu Lars Rise, ông kể về cuộc gặp gỡ Hòa thượng Thích Quảng Độ vào tháng 4 năm 2001. Ông Lars Rise nói: “Tôi tin chắc Hòa thượng là tấm gương cho giới trẻ Việt Nam, và giới trẻ Việt Nam sẽ đem lại tự do dân chủ cho Việt Nam.

*****

(Diễn văn chúc mừng của ông Nguyễn Đức Thọ, đại diện đảng Việt Tân tại Na Uy)

Kính thưa quí vị lãnh đạo các tôn giáo, đặc biệt là quí Hòa Thượng, Thượng Tọa, và quí vị lãnh đạo thuộc Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất,

Kính thưa quí vị đại diện các cộng đồng và đoàn thể có mặt tại đây cũng như đang theo dõi buổi lễ này trên khắp thế giới,

Kính thưa quí vị đại diện cho Hội Đồng Chỉ Đạo Quỹ Rafto,

Kính thưa quí quan khách Na Uy, quí đồng bào trong và ngoài nước,

JPEG - 2 kb

Hôm nay quả thật là một ngày mang nhiều ý nghĩa và rất đáng vui mừng – Vui mừng cho hàng triệu đồng bào phật tử cũng như mọi đồng bào Việt Nam đang khát khao tự do tôn giáo. Vui mừng cho Giáo Hội Phật Giáp Việt Nam Thống Nhất sau bao nhiêu năm chịu đựng gian khổ. Và vui mừng cho cả dân tộc trong những ngày tháng đang tranh đấu giành lại các quyền con người.

Hòa Thượng Thích Quảng Độ thật xứng đáng với phần thưởng cao quí này. 25 năm tù ngục dưới bàn tay chế độ độc tài CSVN với đủ loại hình thức hành hạ từ thể chất đến tinh thần vẫn không thể bẻ cong tiếng nói lương tâm chính trực của Ngài. Và nay thế giới phải kính phục một thiền sư ở tuổi 77, giữa vòng kiềm tỏa của bạo lực, vẫn lừng lững là ngọn hải đăng của dân chủ và nhân quyền.

Nếu nhìn rộng hơn, quả thật, qua hiện thân Hòa Thượng Thích Quảng Độ, giải thưởng Rafto cũng là tiếng nói vinh danh của nhân loại cho sự thật, cho công lý, cho lòng hy sinh, cho tâm hồn nhân bản, cho tinh thần can đảm tột bậc, và cho trái tim xả thân vì tha nhân. Trên căn bản đó, giải Rafto hôm nay cũng là lời xiển dương gởi đến tất cả những nhà dân chủ, những ai đang chấp nhận sự đàn áp của bạo quyền CSVN lên chính mình chỉ vì muốn cả dân tộc được sống với đầy đủ nhân phẩm và các quyền tự do đương nhiên của con người.

Một điểm đáng vui mừng khác và cũng là ước nguyện của đại đa số đồng bào trong và ngoài nước. Khi Hiệp Hội Rafto, một tổ chức về NHÂN QUYỀN, quyết định trao giải cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ, đó là thông điệp vô cùng rõ ràng rằng thế giới đã nhìn xuyên qua các màn kịch tự do tôn giáo của chế độ CSVN. Bất kể những nỗ lực dàn dựng và khỏa lấp của chế độ, thế giới ngày nay biết rõ những trò quản thúc tại chùa đối với Giáo Hội Phật Giáp Việt Nam Thống Nhất, những hành động đàn áp dã man đối với các tín đồ Tin Lành tại Tây Nguyên và Bắc Nguyên, những cảnh tra tấn man rợ đối với các vị tu hành tại các đồn công an từ Pleiku đến Bắc Giang.

Chính nhờ những tiếng nói cương quyết, chính trực, và đầy nhân bản như của Hòa Thượng Thích Quảng Độ mà lương tâm thế giới đang hướng về Việt Nam, đang theo sát từng hành động phi nhân bản của chế độ.

Để nối tiếp công sức của những vị đã mở đường, trong những ngày tháng tới, chúng tôi thiết nghĩ rằng chúng ta càng cần cho thế giới biết rõ hơn tình cảnh của những tín đồ bị phá nhà nguyện; những người dân cùng khổ bị đuổi nhà, cướp đất; những thiếu nữ, trẻ em bị đưa ra nước ngoài làm nô lệ tình dục, và những đày đọa mà các nhà dân chủ trong nước đang phải gánh chịu, đặc biệt là khi chế độ tung ra những chiến dịch đàn áp hàng loạt sau Hội Nghị Thượng Đỉnh APEC mà họ đã lên kế hoạch.

Kính thưa quí vị,

JPEG - 2.7 kb

Là một đảng viên Việt Tân, một tổ chức đang miệt mài tranh đấu cùng dân tộc để đem nhân phẩm và nhân quyền về trên đất nước, chúng tôi thấu hiểu và vô cùng cảm kích những hy sinh to lớn của Đức Tăng Thống Thích Huyền Quang, Hòa Thượng Thích Quảng Độ và các vị lãnh đạo Giáo Hội Phật Giáp Việt Nam Thống Nhất trong suốt 31 năm qua tại quê nhà, không chỉ để duy trì sự sống còn của Giáo Hội và Phật Pháp trong xã hội VN, mà còn để nói thay cho hàng triệu nạn nhân bên dưới những vi phạm nhân quyền trầm trọng của chế độ CSVN. Và trong nỗ lực đưa ra trước ánh sáng công luận thế giới những vi phạm đó, chúng ta không thể không kể đến công sức của Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người, dưới sự điều động của ông Võ Văn Ái, miệt mài đóng góp suốt gần 3 thập niên qua. Đặc biệt, qua những nỗ lực đấu tranh kiên trì của đồng bào hải ngoại, từ việc xuống đường cho đến việc tham gia ký tên vào các thỉnh nguyện thư, nhằm cho dư luận thế giới biết về tình trạng vi phạm nhân quyền, về sự đàn áp, khủng bố… cùng chính sách độc tài của nhà cầm quyền Cộng Sản Việt Nam, mà ngày nay, cuộc đấu tranh cho nhân quyền, dân chủ của dân tộc Việt Nam đã được một tổ chức nhân quyền quốc tế quan trọng hỗ trợ: Hiệp Hội RAFTO đã quan tâm và chính thức trao giải thưởng nhân quyền RAFTO năm 2006 cho Hoà Thượng Thích Quảng Độ.

Một lần nữa, chúng tôi kính chúc mừng Hòa Thượng Thích Quảng Độ, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, và rộng hơn, tất cả những nhà đấu tranh cho dân chủ và nhân quyền tại Việt Nam. Việc trao tặng giải thưởng Rafto cho Hòa Thượng Thích Quảng Độ đánh dấu một giai đoạn mới đầy triển vọng tươi sáng trên con đường mưu tìm tự do, dân chủ, và nhân quyền để canh tân đất nước của toàn dân tộc Việt Nam.

Xin cám ơn và trân trọng kính chào toàn thể quí vị.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bìa sách "Quyền lực và vấn đề kiểm soát Quyền lực trong Xã hội" của tác giả Lê Anh Hùng

Giới thiệu sách mới: “Quyền lực và vấn đề kiểm soát quyền lực trong xã hội”

“Vấn đề quyền lực là vấn đề mấu chốt của chính trị. Và chính trị liên quan đến bất kỳ ai, kể cả những người khăng khăng rằng họ không dính líu gì đến chính trị cả. Như bản thân chính trị, quyền lực là một vấn đề phức tạp, đa chiều, khó hiểu và trong cuốn sách này tác giả giúp chúng ta hiểu dễ hơn, tốt hơn về quyền lực, về tầm quan trọng của quyền lực và vì sao cần kiểm soát quyền lực trong xã hội, cũng như nhiều cách để kiểm soát quyền lực.” (TS Nguyễn Quang A)

Giá tính thuế tài nguyên

Tít bài báo trên nên đổi lại: “UBND tỉnh tăng giá tính thuế tài nguyên, doanh nghiệp xin trả lại mỏ cát.”

Doanh nghiệp đấu giá mỏ cát năm 2023, lúc mà giá tính thuế là 150 ngàn đồng/khối. Cuối 2023, UBND tỉnh Quảng Ngãi tăng giá tính thuế lên 230 ngàn đồng/khối. Doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm 13,9 tỷ đồng nếu tiếp tục khai thác. Họ đã quyết định xin trả lại mỏ.

Ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở hôm 1/7/2024 - Bộ máy phình to, chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh. Ảnh: FB Kim Van Chinh

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách nhà nước tăng mạnh

Bộ máy ăn lương ngân sách nhà nước ở cấp xã, thôn phình to có nguy cơ tăng chi NSNN là tất yếu.

Gần đây ngành công an lại triển khai cán bộ công an chuyên trách xuống các xã. Tổng cộng có gần 10.000 xã, mỗi xã có 3 cán bộ công an thành ra tăng 30.000 biên chế công an ăn lương.

Chưa hết, mới đây nhất (1/7/2024), các địa phương (theo chỉ đạo chung) chính thức ra mắt Lực lượng bảo vệ an ninh trật tự cơ sở (thường gọi là dân phòng). Theo con số chưa chính thức… cả nước sẽ có khoảng 300.000 dân phòng chính thức được ăn phụ cấp.

Một căn cứ cưỡng bức lao động lừa đảo qua mạng tại Cambodia năm 2022. Ảnh: Reuters

Đường dây lừa đảo trực tuyến liên quan Trung Quốc gia tăng hoạt động tại Việt Nam

Việt Nam là quốc gia có số người dùng mạng xã hội thuộc hàng đầu trên thế giới và đang dần trở thành một trung tâm lớn về tin giả và lừa đảo tuyển dụng qua không gian mạng.

Đây là nội dung được nêu ra trong buổi hội thảo trực tuyến về nội dung “Lừa đảo qua mạng và buôn người ở Campuchia và Việt Nam,” do Viện Hòa Bình (USIP), có trụ sở tại Hoa Kỳ, tổ chức hôm 2/7/2024.