LM Nguyễn Văn Lý Tuyệt Thực Cho Đến Ngày Ra Tòa CSVN

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tin Tức về Linh Mục Nguyễn Văn Lý

(Bản tin ngày 22-03-2007)

Lời kết tội chế độ CSVN do linh mục Nguyễn Văn Lý đưa ra ngày 20-3-2007 sau khi nghe đại diện Tòa án nhân dân Thừa Thiên Huế đọc lệnh triệu tập ra tòa 7g ngày 30-3-2007

Lúc 9g30 ngày 20-3-2007, linh mục Nguyễn Văn Lý đã bị áp giải đến nhà văn hóa Bến Củi để nghe hai đại diện tòa án nhân dân Thừa Thiên Huế đọc lệnh triệu tập ra tòa lúc 7g ngày 30-3-2007 trước sự hiện diện của 10 công an, hai quay phim, một người dân làm chứng. Linh mục Lý giữ im lặng, không ký, không nhận “lệnh triệu tập” này. Sau cùng Linh mục tuyên bố:

“Tôi đang tuyệt thực 5 ngày để phản đối Bản Cáo trạng hoàn toàn bất công về 5 người chúng tôi. Tôi lượng sức sẽ tuyệt thực đến 30 là 15 ngày trọn để ra tòa chứng minh cho công luận thấy thế nào là tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội lập đảng, dân chủ theo Công pháp quốc tế và thực trạng rất thê thảm hoàn toàn lạc hậu của chế độ CSVN mà phiên tòa này là một bằng chứng hùng hồn không thể chối cãi!
“CSVN có thể lấy cớ tôi không đủ sức để khỏi đưa tôi ra tòa, vì sợ tôi lợi dụng phiên tòa tuy công khai nhưng gian trá đó như một diễn đàn thuận lợi để tiếp tục đấu tranh cho tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, lập đảng, dân chủ thực sự cho toàn dân VN. Tuy nhiên, muốn đưa tôi ra tòa phải áp tải cưỡng bức, vì tôi phản đối mọi hành động của CSVN trên tôi!
“Ra tòa, tôi sẽ mặc áo dòng đen, khoác áo trắng, quàng khăn trắng, đội mũ trắng. Đâu phải là bạo quyền thì muốn làm gì tôi cũng được, muốn xé hay lột áo linh mục của tôi cũng được! Tôi sẽ mời đại diện tòa Tổng Giám mục Huế đến chứng kiến cảnh CSVN xé áo linh mục của tôi. Sau đó, tôi sẽ ở trần ra tòa!!!
“Nhưng nếu vì bất cứ lý do gì mà tôi không hiện diện được tại tòa sáng 30-3 với tư cách một linh mục Công giáo hoặc không được tự do phát biểu công khai, thì đó là đúng như 4 câu đầu bài thơ 10 câu tôi đã làm hôm 15-03-2007, sau khi nghe đọc “Bản Cáo trạng” của CS:

“Tòa án CSVN.
Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười.
Quan tòa một lũ đười ươi,
Tay sai nô bộc xử người nào đây?”

Trên đây là sự việc xảy ra sáng ngày 20-3 vừa qua. Linh mục Nguyễn Văn Lý vẫn tiếp tục tuyệt thực và vẫn quyết tâm mặc áo linh mục ngày ra tòa. Nếu CS lột hay xé áo linh mục ngay từ Bến Củi rồi tròng cho áo khác, thì khi ra trước tòa án Tỉnh tại 15A Tôn Đức Thắng, thành phố Huế, linh mục sẽ cởi trần, bởi lẽ công an không thể còng tay để Lm Lý khỏi cởi áo giữa tòa được! Vụ này hứa hẹn nhiều gay cấn và vui nhộn! Kính mời bà con, đặc biệt các đồng bào hải ngoại và các phóng viên ngoại quốc có mặt lúc ấy tại Huế, đến tòa án tỉnh (sau lưng Nhà hát lớn thành phố) để chứng kiến và chụp những bức hình lịch sử!

Trước các hành vi đê hèn bỉ ổi của Cộng sản như cưỡng bức ý chí 4 bị can trẻ tuổi (Nguyễn Phong, Nguyễn Bình Thành, Hoàng Thị Anh Đào, Lê Thị Lệ Hằng), cướp bóc ngang nhiên tài sản của cả 5 người, lý luận ngụy biện và bịa đặt tội danh trong “Bản Cáo trạng”, dàn dựng phiên tòa phi pháp ngày 30-3 tới, linh mục Nguyễn Văn Lý cho biết sẽ quyết liệt tuyên bố tại phiên tòa như sau:

“Chính tòa án này, chính Viện kiểm sát này, chính Sở công an này, chính Chế độ CS này phải chịu tội trước lịch sử dân tộc Việt Nam, không thể thoát khỏi, là thay vì đào tạo nên một dân tộc sĩ khí anh hùng, thì đã dùng mọi thủ đoạn đàn áp, để tạo nên một dân tộc hèn nhát, sợ hãi, rồi cho đó là thắng lợi, thành công.
“Hội đồng xét xử này là đệ tử của ông Hồ Chí Minh, một kẻ lưu manh đại gian ác, là tay sai nô bộc của đảng CSVN, một đảng gây ra bao tội ác với dân tộc Việt Nam, thì làm sao đủ tư cách để xét xử các Chiến sĩ dân chủ hòa bình chúng tôi. Chúng tôi đòi hỏi được xét xử bởi một tòa án quốc tế của Liên Hiệp Quốc, căn cứ trên Công pháp văn minh của Quốc tế, chứ không dựa trên pháp luật lạc hậu của CSVN đáng bị lịch sử vứt vào sọt rác từ lâu rồi.
“Nhân quyền, tự do, dân chủ không chỉ là các quyền cơ bản của một Dân tộc mà thôi, nhưng trước hết và trên hết, các Nhân quyền và Dân quyền này phản ảnh, diễn đạt và chứng minh hùng hồn phẩm giá của một Dân tộc. Vì thế, một nước dù GDP tăng trưởng đều hàng năm như Trung Quốc và Việt Nam, nhưng nếu thiếu các Nhân quyền và Dân quyền cơ bản như tự do tôn giáo, tự do ngôn luận, tự do lập hội, lập đảng… thì phẩm giá Dân tộc ấy đang bị chà đạp và xúc phạm rất nặng nề. Đảng CSVN phải chịu tội này trước Dân tộc VN, không thể chối cãi.
“Hỡi tất cả đồng bào VN thân yêu nhiệt tình trong và ngoài nước, hãy tham gia Khối 8406, tìm mọi cách tẩy chay bầu cử quốc hội dân chủ giả dối ngày 20-5. Hãy mặc áo trắng Dân chủ ngày 1 và 15 mỗi tháng, hãy hiệp thông tuyệt thực từ ngày 15 mỗi tháng để đòi tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, tự do lập hội lập đảng, dân chủ cho dân tộc VN!”.

Tưởng cũng nên nhắc tới một sự kiện liên hệ. Đó là từ hôm 19-3 tới nay, tại giáo xứ Nguyệt Biều (nơi linh mục Lý đã phát động cuộc đấu tranh toàn diện từ tháng 12-2000), sáu giáo dân có tên Hoàng Trọng Dẻo, Lê Xuân (lớn tuổi), Hoàng Thị Hà, Trần Thị Hồng, Hoàng Trọng Sang và Lâm (trẻ tuổi) đã bị công an thành phố Huế triệu tập. Họ bị thẩm vấn về Khối 8406 và về đảng Thăng Tiến mà một số trong họ là thành viên. Hầu hết đã kiên trì không “nhận tội” (tức tham gia Khối 8406 và đảng Thăng Tiến là sai trái). Có giáo dân còn tuyệt thực để phản đối. Theo dự đoán, có lẽ công an sẽ chơi trò dùng một số người dân trùng tên (thuê tiền hoặc cưỡng bức), đưa họ tới tòa án để tố cáo rằng Lm Lý đã tự ý ghi tên họ vào Khối 8406.

Để kết thúc, linh mục Lý xin gởi tặng đồng bào bài thơ đã làm sau khi nghe đọc “Bản Cáo trạng” quái đản của CS, nhan đề “Tòa án Cộng sản Việt Nam”:

“Tòa án Cộng sản Việt Nam.
Trò hề bỉ ổi ngàn năm chê cười.
Quan tòa một lũ đười ươi,
Tay sai nô bộc xử người nào đây?
Dù thân biệt xứ tù đày
Mười lăm mỗi tháng nhớ ngày đấu tranh.
Tự do ngôn luận quyết giành
Cho bằng Karl Marx nước Anh một thời.
Tuyệt thực tâm huyết trọn đời
Kính mời bạn hữu người người hiệp thông!”

Phóng viên FNA ghi lại nguyên văn và tường trình từ Huế ngày 22-03-2007, lúc 22 giờ

Word - 311.5 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.