LS Đặng Đình Mạnh: Ăn hối lộ ‘không vụ lợi’ là ngụy biện của tư pháp Việt Nam

Luật sư Đặng Đình Mạnh (phải) và LS Nguyễn Văn Miếng (trái) vượt thoát đến Hoa Kỳ ngày 16/6/2023. Ảnh: RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

LTS: Luật Sư Đặng Đình Mạnh là một trong những luật sư nhân quyền nổi tiếng tại Việt Nam. Ông và hai luật sư Nguyễn Văn Miếng và Đào Kim Lân trong nhóm các luật sư bảo vệ pháp lý cho Tịnh Thất Bồng Lai. Khi thấy dấu hiệu có thể bị bắt qua những lời phát biểu vạch trần những sai trái của vụ án này trên Facebook, họ đã vượt thoát ra khỏi Việt Nam và đến Hoa Kỳ tị nạn chính trị vào Tháng Sáu vừa qua.

Trong 27 năm hành nghề tại Việt Nam, ông Mạnh đã tham gia bào chữa khoảng 10 năm cho hơn 50 vụ án chính trị gồm gần 100 người đấu tranh nhân quyền, dân oan tại Việt Nam. Nhân dịp bảy quan chức thanh tra của Ngân Hàng Nhà Nước CSVN không bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì được cho là “không vụ lợi” dù đã nhận tiền hối lộ từ Ngân hàng SCB, nhật báo Người Việt phỏng vấn Luật Sư Mạnh về vụ này.

***

Người Việt: Thưa luật sư, có bao giờ một quan chức nhà nước ăn hối lộ mà lại “không vụ lợi” không?

LS Đặng Đình Mạnh: Quan hệ giữa người đưa hối lộ và người nhận hối lộ luôn luôn là mối quan hệ với mục đích vụ lợi. Trong đó, người đưa hối lộ mong muốn công việc phi pháp hoặc hợp pháp của mình được giải quyết (làm hoặc không làm), do đó, họ hối lộ để đạt được mục đích. Mặt khác, người nhận hối lộ đã thực hiện công việc (làm hoặc không làm) để thỏa mãn mong muốn của người đưa hối lộ cũng với mục đích được nhận số tiền hối lộ.

Cho nên, khái niệm “hối lộ nhưng không vụ lợi” chỉ là sự ngụy biện, cưỡng từ đoạt lý phát sinh một cách méo mó, tùy tiện trong nền tư pháp Việt Nam giai đoạn hiện nay mà thôi. Khái niệm đó không phải là chuẩn mực pháp lý.

Người Việt: Những số tiền hối lộ cho bảy ông bà thuộc các cơ quan thanh tra của chế độ rất nhỏ so với số tiền hơn $5 triệu mà bà cục trưởng Cục Thanh Tra Ngân Hàng Nhà Nước đã cầm, theo ông, lời khai của họ về số tiền thấy được thuật lại trên báo chí ở Việt Nam có đáng tin cậy không?

LS Đặng Đình Mạnh: Thông thường, số tiền được thông tin từ kết quả điều tra là số liệu đáng tin cậy, vì lẽ, nó đã được thẩm tra, đối chiếu từ nhiều nguồn, nguồn từ người đưa hối lộ và nguồn từ người nhận hối lộ… Tuy nhiên, điều đó chỉ đúng với một cuộc điều tra hình sự minh bạch, bảo đảm các quy định tố tụng. Dưới thể chế hiện nay, không có gì, kể cả pháp luật có thể bảo đảm có những cuộc điều tra hình sự như thế.

Người Việt: Theo nhận định của ông, nguyên nhân tiềm ẩn nào khiến nhà cầm quyền CSVN lại lý luận là bảy quan thanh tra đã ăn hối lộ nhưng “không vụ lợi” khi họ đã rõ ràng phạm tội?

LS Đặng Đình Mạnh: Thật ra, chủ trương “cứu” các quan chức vi phạm pháp luật không hề có nguyên nhân tiềm ẩn mà đều đã được thông tin đầy đủ nhiều lần trên hệ thống truyền thông trong nước. Vì chế độ đang phải đối diện với thực tế không thể nào tệ hơn: Quan chức phạm tội trở nên quá phổ biến, đến mức độ, nếu cứ xử lý kỷ luật hoặc khởi tố hình sự, thì sẽ không còn người làm việc. Cho nên, họ đã phân hóa, để xử lý những quan chức vi phạm pháp luật nặng nề nhất, số còn lại đành “tha” để “cứu” họ.

Để thực hiện chủ trương đó, chế độ phải tự vẽ vời ra các khái niệm trái khuấy như chúng ta đang chứng kiến, như “hối lộ nhưng không vụ lợi.”

Việc dung túng, chứa chấp cho các quan chức phạm tội đã biến chế độ hiện nay thành một bộ máy tội phạm khổng lồ phá tan hoang đất nước, không chỉ những giá trị vật chất mà gồm cả những giá trị tinh thần… khiến sự phục hồi sau này sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian.

Người Việt: Theo ông, có phải những người này chỉ có thể thoát tội nếu họ hoặc từ chối số tiền được hối lộ ngay từ đầu? Hoặc phải nộp và thông báo ngay cho các cơ quan hữu quan vụ hối lộ đó? Khi nghe tin cuộc điều tra đang tiến hành rồi mới nộp số tiền đã được hối lộ thì có thể vẫn là tội hình sự dù mức độ nhẹ hơn?

LS Đặng Đình Mạnh: Nhận xét này là hoàn toàn chính xác, đúng đắn và đầy đủ theo quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam.

Người Việt: Liên tưởng tới vụ bốn nữ tiếp viên hàng không mang một lượng rất lớn ma túy từ Pháp về Việt Nam ngày 16 Tháng Ba, 2023, bị bắt quả tang ở phi trường Tân Sơn Nhất rồi cũng được thả ra, không bị truy tố hình sự. Vụ này có vẻ cũng bất thường?

LS Đặng Đình Mạnh: Như đã phân tích trên, khái niệm “hối lộ nhưng không vụ lợi” chỉ là sự cưỡng từ đoạt lý phát sinh một cách tùy tiện trong nền tư pháp Việt Nam mà thôi. Điều đó, không chỉ không phải là chuẩn mực pháp lý mà còn không chính đáng. Chính sự không chính đáng đã làm cho công chúng dễ dàng phát hiện ra sự sai trái của khái niệm này cho dù họ không cần có sự hiểu biết chuyên môn như một luật sư.

Người Việt: Xin cảm ơn luật sư. (TN)

Nguồn: Người Việt

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.