Mất Trâu Mới Lo Làm Chuồng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Hôm 27 tháng 10 năm 2004, Thủ tướng nhà nước cộng sản Việt Nam, ông Phan văn Khải, đã tuyên bố trong một buổi họp tại Quốc Hội rằng: “Sẽ hình thành một cơ quan thống nhất chỉ đạo phòng chống tham nhũng” và theo ông, đây cũng nhằm đáp ứng nguyện vọng của dân chúng đã gửi tới Quốc Hội. Câu hỏi “thành lập hay không” đang là một đề tài chính giữa các tổ thảo luận tại kỳ họp lần thứ 6 của Quốc Hội, đã khai mạc hôm 25 tháng 10 vừa qua. Theo một đại biểu đã đưa ra ý kiến là nên thành lập thành một ủy ban chỉ đạo chống tham nhũng và do Tổng Bí Thư đứng đầu; nhưng ý kiến này đã bị Phó Thủ Tướng Vũ Khoan bác bỏ ngay, và cho đó chỉ là ý kiến cá nhân. Tuy vậy, Vũ Khoan cũng quan niệm là cần có một cơ quan giữ vai trò điều hòa, chỉ đạo trong công tác phòng chống tham nhũng, và cần chờ Quốc Hội biểu quyết. Hiện nay trong nội bộ của các đại biểu quốc hội có hai khuynh hướng về việc nên hay không thành lập Ủy ban chống tham nhũng thống nhất.

Khuynh hướng thứ nhất là gồm những người có quan điểm chống lại việc thành lập ủy ban thống nhất vì thấy không cần thiết. Ông Thảo Xuân Sủng, Bí thư Tỉnh Ủy Sơn La cho rằng, việc chỉ đạo và phòng chống tham nhũng trước hết thuộc trách nhiệm của các tổ chức Đảng, chính quyền. Ông Sủng cho rằng với bộ máy chính quyền hiện nay, chính phủ đủ sức để ngăn chặn tham nhũng, vấn đề cần xác định chức năng, nhiệm vụ, cơ chế rõ ràng và cụ thể hơn để cuộc đấu tranh đẩy lùi quốc nạn được hiệu qủa.

Khuynh hướng thứ hai thì cho là rất cấn thiết để loại trừ tham nhũng theo một kế hoạch quy mô chung từ trên xuống và thống nhất mọi ban ngành. Ông Trương Hòa Bình thuộc thành phố Sài gòn cho rằng: hiện nay có qúa nhiều đầu mối phòng chống tham nhũng, nhưng không có một sự phối hợp chặt chẽ, cho nên, cần phải có một cơ quan giữ vai trò điều hợp và thúc đẩy. Cũng theo ông Bình, cơ quan này cũng có thể tiếp nhận những đơn tố cáo tham nhũng, và một khi phát hiện những dấu hiện tham nhũng, thì cơ quan này sẽ tùy từng trường hợp, sẽ giao cho các cơ quan thanh tra, công an, viện kiểm sát.

Bên cạnh hai khuynh hướng này, có một số đại biểu nghi ngờ về khả năng làm việc của Ủy ban và các nhân sự liên hệ. Bà Huỳnh Thị Hường, dân biểu thuộc tỉnh Quảng Nam đã phát biểu rằng chỉ có những người có chức, có quyền mới có cơ hội tham nhũng, cho nên vấn đề chọn người vào trong cơ quan chỉ đạo chống tham nhũng là một vấn đề rất quan trọng và cần phải làm rõ việc chọn thành phần này. Rõ ràng là các đại biểu không quan tâm đến cơ chế mà là yếu tố nhân sự. Lý do là khi những nhân viên được chọn để đưa đi thực hiện một nhiệm vụ rất tế nhị và nhiều cám dỗ trong môi trường đầy dẫy tham ô nhũng lạm, liệu có giữ vững sự trong sạch để mà không dính đến tham nhũng. Chính vì thế mà vấn đề thành lập hay không một ủy ban chống tham nhũng vẫn là một đề tài đang được chính phủ và Quốc Hội Cộng sản Việt Nam thảo luận, nhưng chưa tìm ra lời giải.

Trong khi đó, theo báo cáo của Ngân Hàng Phát Triển Thế Giới năm 2005 đã cho rằng Việt Nam là một quốc gia bị tụt hạng vì vấn nạn tham nhũng. Theo bản báo cáo này, nạn tham nhũng là sự kết hợp của ba yếu tố cơ bản: quyền lực độc quyền, quyền hạn tùy tiện và mức độ trách nhiệm không thỏa đáng khi thực hiện quyền hạn. Do đó, vấn đề thành lập một cơ quan thống nhất chống tham nhũng tại Việt Nam không phải là câu hỏi được đặt ra, mà câu hỏi chính là sự điều hành và sự độc lập của cơ quan này. Tham nhũng là do các bộ phận trực thuộc các cơ quan hành chánh của chính phủ, nếu giao trách nhiệm kiểm soát do Hành pháp, mà Thủ Tướng là người đại diện để thi hành.. thì hình ảnh: “vừa đá bóng, vừa thổi còi..” lại tiếp tục diễn ra.

Trong một quốc gia dân chủ, quyền lực chính trị được chia đều trên ba cơ chế gồm: Hành Pháp, Lập Pháp và Tư Pháp. Trong ba cơ chế này, bộ máy tư pháp, với Viện giám sát là cơ quan cao cấp nhất để thi hành việc kiểm soát tệ nạn tham nhũng, từ cấp thấp nhất, đến cấp cao nhất trong cơ cấu kiến trúc của quốc gia. Viện Giám Sát bao gồm 1/3 đại diện cho Hành Pháp chọn lựa, 1/3 do Lập Pháp tức Quốc Hội chọn lưa, và 1/3 đại diện bên Tư pháp do Tối Cao Pháp Viện chọn lựa. Nếu Viện giám sát được độc lập thi hành việc điều tra và truy tố một cách nghiêm minh, vấn đề tham ô, nhũng lạm sẽ bị ngăn chận rất nhiều. Đó là ưu điểm của thể chế tự do dân chủ.

Chế độ chính trị tại Việt Nam không do người dân tuyển chọn ra mà hoàn toàn do sự áp đặt của đảng Cộng sản Việt Nam. Mọi sự vận hành của guồng máy công quyền và của cả xã hội đều đặt dưới sự lèo lái của bộ máy đảng. Không những thế, đảng Cộng sản còn kiểm soát cả hệ thống thông tin báo chí nên những tiêu cực của xã hội đã bị che dấu hay bị bóp méo theo quan điểm của đảng. Do đó, khi quyền lực tập trung vào một thiểu số quyền lực, chắc chắn tham nhũng, lộng quyền sẽ xảy ra và dù có lập hàng chục, hàng trăm ủy ban phòng chống tham nhũng đi chăng nữa cũng không giải quyết vấn đề vì không lẽ người tham nhũng lại đi truy lùng kẻ tham nhũng. Để giải quyết vấn đề tham nhũng một cách rốt ráo và hiệu quả, đảng Cộng sản Việt Nam nên tiến hành hai nỗ lực chính yếu như sau:

Thứ nhất là phải tôn trọng quyền tự do báo chí, tư tưởng của người dân. Nghĩa là phải để cho người dân và các đoàn thể có quyền viết và phát hành báo, truyền thanh, truyền hình một cách tự do. Đây chính là vũ khí sắc bén nhất để chống và tiêu diệt tham nhũng vì mọi hành vi của kẻ gian sẽ bị phơi bày trên mặt báo qua những phóng sự điều tra của các tờ báo hay các phương tiện truyền thông. Hơn thế nũa, trong thời đại tin học này, người dân không chỉ thông tin mà còn điều hướng dư luận để góp phần giải quyết các nan đề xã hội một cách nhanh chóng hơn.

Thứ hai là thực thi dân chủ đích thực trong mọi cơ chế chính trị – xã hội, có như vậy mới tạo được sự phân quyền rõ ràng hầu ngăn chận tình trạng “cộng sinh” giữa các cơ chế, dễ gây ra nạn chuyên quyền và tham nhũng.

Nếu đảng Cộng sản Việt Nam không giải quyết hai nỗ lực nói trên, vấn đề chống tham nhũng sẽ không có kết quả và tiếp tục loay hoay với điều mà người ta hay nói là “mất trâu mới lo làm chuồng”.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh minh họa: VNTB

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập

Tăng lương cơ bản chỉ dành cho công nhân viên nhà nước và sẽ đem đến niềm vui cho một nửa đồng bào cả nước nhưng cũng [sẽ] làm cho một nửa đồng bào cả nước trong khu vực tư nhân và lao động tự do méo mặt. Lương tăng nhưng lạm phát cũng sẽ không đứng im hay chỉ trong tầm mục tiêu.

Vietnam Airline "cân nhắc" việc mua máy bay C919 Trung Quốc. Ảnh chụp trang nguoiquansat.vn

Tính mạng người dân Việt Nam không phải thứ để đem ra gỡ khó cho Vietnam Airlines

Theo thông tin từ nguoiquansat.vn đưa tin, do thiếu máy bay nghiêm trọng, Vietnam Airlines cân nhắc mua tàu bay từ Trung Quốc. Cụ thể ở đây là máy bay thân hẹp 919 mà Trung Quốc vừa ra mắt.

Theo tôi được biết, hiện C919 của Trung Quốc chưa được EU và Mỹ cũng như các quốc gia phát triển cấp phép bay và cấp chứng nhận an toàn hàng không. Theo các chuyên gia, có thể mất ít nhất vài năm nữa. Vậy nếu Vietnam Airlines mua thì chỉ bay nội địa sao? Và liệu tính mạng của người dân Việt Nam có được đảm bảo an toàn, hay chỉ đáng giá giải quyết khó khăn cho Vietnam Airlines.

Tình trạng đáng báo động, cán bộ nhà nước ngày càng giàu có, sống xa hoa bất thường so với mức lương nhận lãnh. Ảnh minh họa: FB Manh Dang

Có cần quan tâm đến thời cuộc hay không?

– Nếu bạn vẫn ung dung trả 100.000 đồng để mua xăng dù vẫn biết trong đấy chỉ có 45.000 đồng là giá xăng, nhưng có đến 55.000 đồng là thuế phí các loại, chưa kể đến yếu tố chúng ta là một quốc gia xuất khẩu dầu hỏa,

– Nếu bạn chấp nhận như lẽ đương nhiên khi con cái bạn rời ghế nhà trường mà không thể kiếm được việc làm, hoặc đi làm nhưng không thích ứng được với công việc vì sự đào tạo kém cỏi của hệ thống giáo dục,

-…

Ảnh minh họa: Foreign Affairs

Những bài học lịch sử về Nga của Tập Cận Bình

Là con trai của một người có liên quan nhiều đến quan hệ giữa đất nước mình với Moscow, Tập Cận Bình hiểu rõ lịch sử. Lịch sử đã dạy cho ông bài học về những nguy hiểm của việc vội vàng liên kết lẫn việc thù địch toàn diện. Giờ đây, Tập muốn được hưởng lợi từ chiếc bánh – tiến đủ gần đến Nga để gây rắc rối cho phương Tây, nhưng không quá gần đến mức buộc Trung Quốc phải phân tách hoàn toàn.