Miền Đông Ukraina: Vài điều cần biết về Donbass

Các binh lính lực lượng ly khai của nước cộng hòa tự xưng Donetsk đang chiến đấu với quân đội Ukraina trong vùng miền Đông, ngày 15/04/2022. Ảnh: AP/ Alexei Alexandrov
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nga đã mở cuộc tấn công lớn vào miền đông Ukraina, cùng lúc Matxcơva cho biết “kế hoạch giải phóng các nước Cộng hòa (tự xưng) Donetsk và Luhansk được triển khai.” Donbass là một vùng lãnh thổ nói tiếng Nga, trung tâm của các căng thẳng từ 2014 đang trong tầm ngắm của Kremlin.

Ngày 18/04, (Tổng thống) Volodymyr Zelensky thông báo Nga mở tấn công lớn vào miền đông Ukraina, nơi từ nhiều ngày qua vẫn diễn ra cuộc chiến đầy chết chóc. Tổng thống Ukraine cũng tuyên bố: “Bao nhiêu quân Nga được đưa đến đó không quan trọng, chúng ta sẽ chiến đấu, chúng ta sẽ tự vệ,” và “giai đoạn hai của cuộc chiến đã bắt đầu.”

Về phía Nga, Bộ trưởng Quốc Phòng Seguei Choigu cũng thông báo “kế hoạch giải phóng các nước Cộng hòa Nhân dân (tự xưng) Donetsk và Luhansk đã được triển khai,” theo đúng như quyết tâm của Kremlin. Cuộc tấn công lần này đã được dự báo từ khi quân đội Nga rút khỏi vùng Kyiv hôm 25/03 đồng thời cho biết sẽ  tập trung cuộc chiến vào miền Đông Ukraine.

Donbass cũng được nêu ra từ hôm 24/02, khi Tổng thống Nga Vladimir Putin lên truyền hình ra lệnh mở “chiến dịch quân sự đặc biệt” tại Ukraine, theo đề nghị chính thức của lãnh đạo hai “nước Cộng hòa” ly khai Luhansk và Donetsk. Trước đó hai hôm, Matxcơva công nhận độc lập 2 nước cộng hòa được lực lượng thân Nga tự tuyên bố từ năm 2014.

Đặt mục tiêu “giải trừ quân sự và phi phát xít hóa Ukraine” Vladimir Putin nói muốn “bảo vệ” dân cư ủng hộ Nga trong vùng Donbass, theo ông và hệ thống tuyên truyền Nga thì họ đang là nạn nhân của một cuộc “diệt chủng.”

Vị trí địa lý và tầm quan trọng của Donbass

Donbass là vùng lãnh thổ của Ukraine bao gồm các tỉnh Donetsk và Luhansk. Donbass được ghép từ tên con sông Don chảy qua vùng và bass có nghĩa là lưu vực. Vùng đất nói tiếng Nga này nằm ở phía đông Ukraine, có biên giới với Nga.

Đây là vùng đất mỏ rộng lớn của Ukraine và là trung tâm công nghiệp chính của đất nước (chủ yếu là luyện kim). Trước khi Ukraine trở thành quốc gia độc lập năm 1991, khu vực phía nam của Donbass nằm bên bờ biển Azov đã từng là khu vực công nghiệp chủ chốt của Liên Xô, trong khi phía tây của đất nước là vựa lúa mì.

Đến năm 2001, có khoảng 600 nghìn người Ukraine làm việc trong hơn 200 khu mỏ của Ukraine, chủ yếu tập trung trong vùng Donbass. Theo số liệu của AFP, trước khi cuộc xung đột nổ ra năm 2014, vùng Donbass có 7,3 triệu dân trên tổng số 45,5 triệu người Ukraine và chiếm 16% GDP của cả nước. Donetsk, thành phố lớn nhất vùng hạ lưu sông, tập trung nhiều mỏ quặng và chỉ có một triệu dân.

Tại sao Donbass là vùng nói tiếng Nga?

Hiện nay, một phần lớn dân Donbass là những người gốc Nga. Nhiều người Ukraine và Nga ở hai bên biên giới vẫn có những mối quan hệ gia đình. Dân cư này chủ yếu bắt nguồn từ những lao động được chính quyền Liên Xô đưa ồ ạt đến đây sau Chiến tranh thế giới thứ 2 để làm việc trong các khu mỏ của Ukraine.

Dù đây là vùng đất nói tiếng Nga từ nhiều thế hệ qua nhưng Donbass không hẳn thân Nga. Vùng này rõ ràng là của Ukraine bởi đại đa số dân đã bỏ phiếu ủng hộ Ukraine tách ra độc lập trong cuộc trưng cầu dân ý năm 1991.

Ở cuộc bầu cử tổng thống đầu tiên trong lịch sử của mình, các cử tri của Donbass đã bầu ông Leonid Kravchuk, một cựu Cộng sản cốt cán, chứ không bầu cho các ứng cử viên có tư tưởng dân tộc chủ nghĩa. Nhưng vị tổng thống này cũng nhanh chóng quay lưng lại với Matxcơva và áp đặt tiếng Ukraine là ngôn ngữ quốc gia. Nhiều năm sau đó, khi nảy sinh vấn đề Ukraine xích lại gần với Liên Hiệp Châu Âu, những người nói tiếng Nga ở Donbass đã có xu hướng quay về phía Nga hơn.

Nga bắt đầu nhúng tay vào Donbass

Tháng 11/2013 Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych, bất ngờ từ bỏ thỏa thuận liên kết với Liên Hiệp Châu Âu và chủ trương hợp tác chặt hơn với Matxcơva. Quyết định đó đã làm bùng lên làn sóng phản kháng của những người ủng hộ châu Âu ở Kiev với tâm điểm là cuộc biểu tình khổng lồ ở quảng trường Maidan.

Ngày 22/02/2014, Viktor Yanukovych bị Quốc hội phế truất và chạy sang Nga lưu vong. Vladimir Putin lên án cuộc đảo chính và cảnh báo ông có quyền dùng đến mọi giải pháp có trong tay, bao gồm cả lựa chọn cuối cùng là dùng đến sức mạnh. Tháng Ba 2014. Tổng thống Putin sáp nhập Crimea, trong khi đó cuộc nổi dậy của những người thân Nga được Matxcơva khuyến khích và cung cấp tiền, lan rộng trong vùng miền đông Ukraine có đa số dân nói tiếng Nga.

Ngày 7/04/2014, cuộc chiến tranh tại Donbass bắt đầu. Lực lượng  nổi dậy thân Nga, được quân đội Matxcơva yểm trợ đã chiếm các cơ quan chính quyền vùng Donetsk và tuyên bố thành lập “nước Cộng hòa có chủ quyền.” Cho đến khi đó về mặt chính thức Nga không can dự vào cuộc xung đột này.

Về phần mình, Kyiv mở chiến dịch “chống khủng bố” và triển khai quân đội tại Donetsk. Ngày 11/05, các lực lượng ly khai tự tuyên bố độc lập của các vùng Luhansk và Donetsk, sau khi cũng tổ chức một cuộc trưng cầu dân ý theo như kiểu ở Crimea, nhưng Kyiv cho là bất hợp pháp.

Một cuộc chiến tranh không hồi kết

Kể từ năm 2014, miền đông Ukraine chưa hề biết đến hòa bình. Donbass bị xé nát bởi cuộc chiến tranh đẫm máu giữa lực lượng ly khai và quân đội Ukraine, trong khi đó các Thỏa thuận Minsk ký năm 2014 và 2015 lẽ ra đã phải làm im tiếng súng và phi quân sự hóa vùng này, nhưng vô ích. Tháng 10/2019, các đại diện của Ukraine và Nga họp tại Minsk đạt được một thỏa thuận về tổ chức bầu cử trong các vùng ky khai của Ukraiea thuộc Donbass, và về trao quy chế đặc biệt cho các vùng này. Nỗ lực này một lần nữa lại vẫn vô ích.

Đắc cử tổng thống năm 2019, ông Volodymyr Zelensky bắt đầu bằng chính sách đối thoại với Matxcơva nhưng sau đó đều nhận thấy không thành công chấm dứt chiến tranh ở miền Đông. Tháng 4 năm 2021, ông tuyên bố rằng việc Ukraine gia nhập NATO là cách duy nhất để kết thúc chiến tranh ở Donbass. Gia nhập NATO là làn ranh đỏ với Kremlin. Matxcơva lên án người Ukraine không hề tôn trọng thỏa thuận Minsk. Trước khi hai nước Cộng hòa ly khai tự xưng Luhansk và Donetsk được Tổng thống Vladimir Putin đơn phương công nhận độc lập, cuộc xung đột trong vùng Donbass đã làm 14 nghìn người chết và 1,5 triệu người phải rời bỏ nhà cửa.

(Theo france24.com)

Anh Vũ

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.