Mục Sư Nguyễn Công Chính Tiếp Tục Bị Công An Sách Nhiễu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mục sư Nguyễn Công Chính tiếp tục bị công an sách nhiễu trầm trọng, phá sóng điện thoại, canh gác, cô lập

Kính gởi đến đồng bào VN và thân hữu quốc tế bản tin cập nhật về việc công an Pleiku quyết tâm hành hạ triệt để Mục sư Nguyễn Công Chính và gia đình. Xin vui lòng phổ biến rộng rãi và dịch sang Anh ngữ để tố cáo trước quốc tế về thành tích “Đối thoại nhân quyền” của CSVN.

JPEG - 7 kb
Mục sư Nguyễn Công Chính

Tin Pleiku (4/6/2008) – Như các bản tin đã loan, kể từ ngày 8/5 đến nay, mục sư Nguyễn Công Chính đã bị công an Gia Lai liên tục cưỡng ép đi thẩm vấn tại trụ sở công an phường Hoa Lư. Vào 9g00 sáng ngày 29/5, có khoảng 50 công an đã đến nhà Ms Chính khám xét nhà cách kỹ lưỡng và tỉ mỉ. Đặc biệt họ đã tịch thu một ổ cứng tháo từ máy vi tính của mục sư ra. Mục sư cho biết ông đã format lại ổ cứng, nên đó chỉ là một ổ cứng trống rỗng, không còn dữ liệu.

Sau khi đọc văn bản khám xét nhà, tịch thu ổ cứng và các hồ sơ sinh hoạt của Hội thánh, công an không hề giao cho mục sư một biên bản hay một loại giấy tờ nào liên quan đến việc họ khám xét nhà của mục sư.

Sau đó, họ yêu cầu mục sư đến trụ sở công an phường Hoa Lư làm việc liên tục nhiều ngày về những tài liệu mà họ nói là đã phục hồi từ ổ cứng ấy. Họ đã dùng một phần mềm đặc biệt để phục hồi lại (undelete) toàn bộ những dữ liệu đã từng chứa đựng trong đó, và in ra giấy yêu cầu mục sư ký nhận từng tờ một. Họ đã soạn thảo một biên bản về việc phục hồi ổ cứng và in ra 2 bản có nội dung giống nhau bắt mục sư ký. Cùng ký trong văn bản này có đại diện công an phường Hoa lư, công an thành phố Pleiku, công an tỉnh Gia lai, tổ trưởng khối phố 10. Trước khi ký vào các văn bản, mục sư đã yêu cầu họ phải đóng dấu vào và giao cho ông một bản, nếu không ông sẽ không ký. Họ đồng ý. Khi họ ký xong thì mục sư mới ký vào văn bản. Nhưng khi mục sư đã ký rồi thì họ lại đổi ý, không đóng dấu vào biên bản. Họ đưa cho mục sư văn bản không đóng dấu ấy. Khi mục sư nhận biên bản gấp lại để cho vào túi, thì Thượng tá Nguyễn Văn Đông ra lệnh lấy biên bản bản lại. Mục sư cương quyết không đưa thì hai công an tên Dương và tên Cường đến định giở trò vũ lực để lấy lại biên bản (2 tên này đã từng đánh mục sư nhiều lần). Để tránh bị đòn cách vô ích, ông đã giao trả lại biên bản ấy cho họ. Thế là họ đã trắng trợn vi phạm pháp luật, vì trong pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính có quy định: Căn cứ điều 46, khi tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính thì văn bản phải được lập làm 2 bản, bên vi phạm phải được giữ một bản.

Theo bản thống kê của công an, số các hồ sơ mà họ nói đã phục hồi được từ ổ cứng của mục sư là gần 21.000 file. Trong đó có một số thông tin và hình ảnh đồi trụy mà mục sư nói rằng ông không hề biết tới. Nói chung, nội dung các hồ sơ mà họ nói phục hồi được chủ yếu gồm:

1) Hình ảnh sinh hoạt các Hội thánh 54 dân tộc Việt nam,
2) Ảnh và hồ sơ thương phế binh VNCH,
3) Hồ sơ và hình ảnh dân oan các tỉnh,
4) Danh sách và hình ảnh các tù nhân lương tâm, tôn giáo, chính trị,
5) Các số báo Tự Do Ngôn Luận và rất nhiều các bài viết trên mạng,
6) Địa chỉ email các tổ chức, hội đoàn, cá nhân, và các chính phủ,
7) Các file audio ghi âm thanh và video ghi hình ảnh các bằng chứng vi phạm nhân quyền và tự do tôn giáo của nhà cầm quyền Cộng sản Việt Nam, đặc biệt của công an Gia lai,
8) Các bản tường trình của cá nhân các tín đồ Tin Lành thuộc 54 sắc tộc bị đàn áp, bị bắt, bị ép buộc bỏ đạo, hoặc các lời cam kết bỏ đạo,
9) Hồ sơ liên quan đến gia đình, khổ nạn của gia đình mục sư do nhà cầm quyền CSVN gây ra trong gần 20 năm qua,
10) Hồ sơ về nhà nguyện Kontum của mục sư bị ủi sập,
11) Một số phim lịch sử trong khoảng từ 1945 đến 1975.

Số công an làm việc với mục sư gồm 21 người, người phụ trách thẩm vấn, người quay phim, người in các hồ sơ từ ổ cứng ra, người thống kê các văn bản hồ sơ, người niêm phong, người canh gác, người bắt mục sư ký vào các văn bản và hồ sơ in ra… 21 công an làm việc với mục sư gồm có:

1) Thượng tá Nguyễn Trường Đông (Trưởng phòng PA38, công an tỉnh Gia lai)
2) Trung tá Đỗ Văn Tiên (Phó trưởng phòng PA38, công an tỉnh Gia lai)
3) Trung tá Nguyễn Trường Chinh (Phó trưởng phòng điều tra công an Gia lai)
4) Đại úy Trần Sơn Đại Huynh (Đội trưởng PA38 công an tỉnh Gia lai)
5) Thượng úy Phan Thanh Sơn (Phòng công an điều tra công an Gia lai)
6) Đại úy Lê Công Thành (Đội phó PA38 công an Gia lai)
7) Đại úy Nguyễn Thị Liên (PA38 công an Gia lai, người đánh đập vợ Ms ngày 28/5/08)
8) Trung tá Phan Ngọc Đoan (Trưởng công an phường Hoa lư)
9) Thai (Công an mạng phục hồi in các văn bản từ ổ cứng ra)
10) Hải (Công an văn hóa quây phim)
11) Thiếu tá Đinh Thị Thường (an ninh Tp Pleiku, người đã đánh đập vợ Ms 28-5-08)
12) Dương (Công an PA38 Gia lai, người thường canh gác và đã đánh mục sư nhiều lần)
13) Cường (công an PA38 Gia lai, con rể ông Ksonhin, Bí thư tỉnh Gia lai)
14) Y – Mưn (công an PA38 Gia lai, người thường canh gác và theo dõi mục sư)
15) Quí (Công an thành phố Pleiku, người thường canh gác và theo dõi mục sư)
16) Nguyễn Trung Hiếu (kỷ thuật viên vi tính)
17) Đại úy Mạnh (công an PA38 Tỉnh Gia lai)
18) Một người đàn ông đại úy công an Gia lai (không biết tên)
19) Ông Bằng (tổ trưởng dân phố 10, phường Hoa Lư)
20) Trung tá Hà Văn Hùng (Phó trưởng công an phường Hoa Lư)
21) Đại úy Lê Thanh Sơn (Phó trưởng công an phường Hoa Lư)

Kể từ khi công an tịch thu ổ cứng lúc 9g30 sáng ngày 28/5/2008 cho đến ngày 1/6/2008 họ bắt mục sư làm việc về tài liệu họ phục hồi từ ổ cứng, thì họ đã giữ ổ cứng đó trong 114 tiếng đồng hồ. Vì thế, mục sư lo ngại rằng sau khi đem ổ cứng về trụ sở công an, trong suốt 114 giờ ấy, không biết họ có cài đặt hoặc đưa thêm các loại tài liệu nào vào ổ cứng đó để vu khống chụp mũ kết tội cho mục sư hay không, vì cho tới khi tin này được người viết biết được thì những dữ liệu trong ổ cứng chưa in ra hết. Vả lại, trong khi phục hồi ổ cứng để in các loại văn bản, hồ sơ ra, thì họ đã sử dụng một đầu máy vi tính có sẵn một ổ cứng cố định trong đó. Các loại văn bản và hồ sơ họ in ra đều nằm trong sự sắp đặt của họ, nên có nhiều văn bản và hình ảnh, mục sư nói, ông không hề biết. Rất có thể họ đã cài đặt hoặc đưa các thông tin đồi trụy vào ổ cứng của mục sư để có chứng cứ buộc tội.

Suốt mấy tuần nay, công an canh gác trước cổng nhà mục sư rất chặt chẽ cả ngày lẫn đêm, không cho ai đến thăm viếng hoặc cho người bên trong ra khỏi nhà. Hiện nay có khoảng 20 công an đang làm công tác canh gác này. Một nguồn tin từ Pleiku cho biết: vào lúc 7g00 tối 4-6-2008, công an Gia Lai đã đem một máy phá sóng điện thoại đặt tại nhà bà Nguyễn Thị Dũng, là hàng xóm của mục sư. Vì thế, không ai gọi điện thoại cho ông được và ông cũng không gọi được cho ai. Gia đình của mục sư kể như hoàn toàn bị cô lập.

Xin các cơ quan nhân quyền, truyền thông lên tiếng bênh vực cho trường hợp bị đàn áp và sách nhiễu này của mục sư.

Nhóm Phóng viên FNA từ Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.

Bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ (trái), phát biểu trong kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Mỹ, Anh kêu gọi Việt Nam sửa đổi Điều 117, 331 Bộ Luật Hình sự

Chính phủ Hoa Kỳ, Anh bày tỏ sự quan ngại về các hình phạt hình sự đối với việc thực hiện quyền tự do ngôn luận và lập hội tại Việt Nam, đồng thời khuyến nghị Hà Nội sửa đổi các điều luật 117, 331 của Bộ Luật Hình sự.

Phát biểu tại kỳ Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam tại trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Geneva, Thụy Sĩ, hôm 7/5, bà Kelly Billingsley, Phó Đại diện thường trú tại LHQ của Phái bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, bày tỏ sự quan ngại về việc chính quyền Việt Nam sử dụng các điều luật hình sự đối những người bày tỏ quan điểm ôn hòa.