Mỹ phải thách thức Trung Quốc ở Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

US Must Challenge China in South China Sea (The Diplomat 10-6-15)

Yêu cầu của Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter tới Trung Quốc và các quốc gia xung quanh Biển Đông để kết thúc xây dựng cơ sở đảo sẽ như nói với kẻ điếc vì hai lý do. Đầu tiên, vì lợi ích của mình Trung Quốc tạo ra sự đã rồi trên biển để thiết lập tuyên bố chủ quyền, và thứ hai, bởi vì không ai có thể ngăn chặn chúng. Hoa Kỳ tuyên bố một cách rõ ràng rằng họ không đứng về bên nào trong các hoạt động có liên quan đến tuyên bố chủ quyền; Washington chỉ đơn giản là muốn đảm bảo thuyền bè và máy bay được tự do di chuyển ở vùng biển và vùng trời quốc tế.

Thật không may cho Washington và Bắc Kinh là hai điều này – tự do hàng hải và xây dựng căn cứ trên biển – đang đụng nhau. Sớm hay muộn sẽ có đối đầu. Va chạm nhỏ sẽ nảy sinh các đụng độ tiếp theo. Bộ máy tuyên truyền của Bắc Kinh đã đòi Hoa Kỳ rút lui trước khi quá muộn, rằng Trung Quốc có sứ mệnh hiện diện ở Tây Thái Bình Dương và việc họ chiếm ưu thế là không thể tránh khỏi.

Mỹ nên đáp lại thách thức của Trung Quốc càng sớm càng tốt. Nếu Trung Quốc thực sự tìm cách thống trị Tây Thái Bình Dương, thì Hoa Kỳ nên đấu tranh với các tuyên bố của Bắc Kinh ngay bây giờ trong khi Trung Quốc khá yếu về hải quân và Hoa Kỳ có lợi thế tương đối. Hoa Kỳ cần phải sử dụng một biến thể của các “chiến lược biển” được sử dụng chống lại Liên Xô trong thập niên tám mươi để chống lại Trung Quốc ngày nay. Khi đó, tàu của Hải quân Mỹ đã đi vào cái gọi là vị trí cố thủ của hải quân Xô Viết ngoài Murmansk và Biển Okhotsk để đáp trả hải quân Xô Viết nếu có xung đột. Đó là những gì Hải quân Mỹ phải làm hôm nay đối với Trung Quốc. Rõ ràng là các căn cứ trên biển của Trung Quốc không có lợi thế gì trong xung đột. Chúng chỉ hữu dụng để biểu dương hỏa lực nhằm chiếm các đảo san hô vô chủ không có người ở. Có lẽ chúng nên được đáp trả bằng biểu dương hỏa lực của tên lửa từ tàu chiến. Mục tiêu là làm cho công chúng rõ những yếu kém mà Trung Quốc tìm cách che giấu bằng những tuyên truyền ồn ào.

Đồng thời phải chứng minh rằng các tuyên bố chính trị của Trung Quốc ở Biển Đông và Biển Hoa Đông không có cơ sở lịch sử. Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa đưa ra những chứng minh này và điều đó tạo ấn tượng rằng tuyên bố của Trung Quốc là đúng nhưng sự thật không phải vậy. Không một tuyên bố chủ quyền nào của Trung Quốc là đúng cả. Bắc Kinh tuyên bố rằng Đài Loan là lãnh thổ của Trung Quốc nhưng sự thật không phải vậy. Nếu chủ quyền được định nghĩa là chinh phục, cai trị, và kiểm soát, thì trong lịch sử năm ngàn năm của mình, Trung Quốc đại lục chưa bao giờ thoả mãn được các điều kiện chủ quyền về Đài Loan. Thật vậy, bản thân Trung Quốc được cai trị bởi một loạt các dân tộc ngoại Hán trong hầu hết lịch sử của nó và chỉ đạt được chủ quyền không chính thức với Đài Loan dưới thời nhà Thanh, một triều đại của người Mãn Châu chứ không phải người Hán. Nhà Thanh tuyên bố Đài Loan là một khu vực hành chính, nhưng không bao giờ kiểm soát hòn đảo này. Thời gian tuyên bố của nhà Thanh cũng chỉ kéo dài mười năm, 1885-1895, cho đến khi Nhật chiếm hữu hòn đảo này như là một phần trong việc giải quyết hậu quả cuộc chiến Trung-Nhật. Nhật Bản chinh phục, xâm chiếm và kiểm soát Đài Loan và cai trị xứ này với đa số dân không thuộc sắc tộc Hán trong năm mươi năm tiếp theo cho đến khi kết thúc Thế chiến II.

Bắc Kinh tuyên bố rằng quần đảo Senkaku là của Trung Quốc nhưng sự thực không phải vậy. Quần đảo Senkaku, mà Bắc Kinh gọi là Điếu Ngư Đài, thuộc về vương quốc Lưu Cầu, trong đó bao gồm các nhóm đảo nhiều trải dài từ Senakakus đến Okinawa. Vương quốc này tồn tại từ thế kỷ mười bốn đến thế kỷ mười chín trước khi bị sát nhập bởi gia tộc Satsuma ở miền nam Nhật Bản. Đồng thời, Lưu Cầu khi đó còn là chư hầu của nhà Minh. Vì vậy, như một nước chư hầu kép, mỗi năm người Lưu Cầu cử hàng trăm đoàn thương mại và triều cống đến cả Trung Hoa và Nhật Bản, đi qua các quần đảo Senkaku trên đường đến Trung Quốc. Thật vậy, Vương quốc Lưu Cầu từng là một trung chuyển thương mại giữa Nhật Bản và Trung Quốc (Nhà Ming cấm giao thương trực tiếp với Nhật Bản). Nhật Bản chiếm quyền kiểm soát quần đảo Senkaku sau khi cuộc chiến tranh Trung-Nhật nhưng việc này không liên quan đến cuộc xung đột đó.

Trên thực tế Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa đã thừa nhận rằng quần đảo Senkaku là của Nhật Bản cho đến gần đây. Sau Thế chiến II Hoa Kỳ quản lý các quần đảo Senkaku, Okinawa và các đảo khác trước đây Nhật Bản kiểm soát như là một phần của hiệp ước hòa bình với Nhật Bản. Chỉ đến năm 1968, khi Hoa Kỳ bắt đầu thảo luận với Nhật Bản để đưa các đảo này trở về Nhật Bản thì Bắc Kinh mới thấy đây là một cơ hội yêu cầu chủ quyền. Sự thật là động thái này của Trung Quốc đưa ra để thách thức sự hiện diện của Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, vì các đảo này vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, trong đó Washington cam kết bảo vệ lãnh thổ của Nhật Bản.

Quần đảo Hoàng Sa ngoài khơi bờ biển Việt Nam là một trường hợp nguồn gốc không chắc chắn và Trung Quốc cũng không hề có chủ quyền. Người Pháp đã chiếm và nhập các đảo này vào Việt Nam như một phần trong thuộc địa Đông Dương của họ và người Nhật đã tiếp nhận chúng từ Pháp trong Thế chiến II. Trung Quốc là kẻ đến muộn, Cộng sản Trung Quốc chỉ chiếm đảo lớn nhất của Hoàng Sa, đảo Phú Lâm, vào năm 1950 và chiếm phần còn lại trong tháng một năm 1974 khi Việt Nam bị chia cắt bởi chiến tranh và không thể chống lại.

Quần đảo Hoàng Sa nằm tương đối gần với đảo Hải Nam và do đó tranh chấp của Trung Quốc với Việt Nam là điều dễ hiểu, mặc dù là tranh chấp phi pháp. Nhưng quần đảo Trường Sa là một khối vô số đảo nhỏ với các bãi đá và cát ngầm nằm cách lãnh thổ Trung Quốc những trên một ngàn dặm. Hành động của Trung Quốc ở đây là chiếm đoạt lãnh thổ trắng trợn và hành động này là không chấp nhận được. Nếu Trung Quốc được phép giữ vùng lãnh thổ cách nước họ hơn một ngàn dặm thì nước nào sẽ an toàn trước họa xâm lăng?

Trung Quốc hành động ngang ngược như vậy vì nước duy nhất đủ mạnh để có thể ngăn chặn những hành động đó là Hoa Kỳ đã không làm gì. Washington nên đáp trả các tuyên bố của Trung Quốc, cả trên thực tế và lịch sử. Ít nhất, Washington nên thách thức cơ sở lịch sử cho vô số các tuyên bố của Trung Quốc và chứng minh rằng, theo như sử sách thì Trung Quốc chỉ là một con hổ giấy.

Richard C. Thornton là giáo sư Lịch sử và hệ quốc tế tại Đại học George Washington

*Đính chính: bản trước của bài viết này cho rằng nhà Minh không phải gốc Trung Quốc, điều này là không chính xác và các tài liệu tham khảo này đã được gỡ bỏ.

Nguồn: http://viet-studies.info/

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.