Na Uy Xuống Đường Nhân Ngày Quốc Tế Nhân Quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 105 kb

Buổi xuống đường thắp nến để đòi hỏi trả tự do cho các nhà dân chủ tại Việt Nam, được cơ sở đảng Việt Tân tại Na Uy tổ chức trước công viên Quốc Hội, vào thứ Bảy ngày 8 tháng 12 năm 2007. Với đường phố đông nghẹt người trong mùa Vọng, qua không khí nô nức mua sắm cho lễ Giáng Sinh của người dân bản xứ. Nhưng trong dòng người đông đúc này, có lưa thưa từng tốp, từng tốp, những khuôn mặt nhỏ nhắn tóc đen da vàng, họ không chạy theo cơn lũ quà cáp thường hằng, mà họ chia nhau án ngữ tại các đường phố, để phân phát từng tờ truyền đơn, giải thích cặn kẽ về công việc họ đang làm, tờ truyền đơn với nội dung: “chữ ký của các bạn, sẽ giúp cho người anh em chúng tôi sớm được trả tự do”; hoặc: “hiện nay những người anh em chúng tôi đang bị cầm tù một cách vô cớ tại VN, khi họ cỗ võ cho tự do và dân chủ một cách ôn hòa”. Mà trong truyền đơn cũng nêu rõ danh tánh và hình ảnh các nhà dân chủ bị nhà cầm quyền CSVN vây bắt, vào ngày 17/11/2007, như: nhà báo Nguyễn Thị Thanh Vân, quốc tịch Pháp; tiến sĩ Nguyễn Quốc Quân và ông Trương Văn Ba, quốc tịch Hoa Kỳ; ông Somsak Khunmi, quốc tịch Thái Lan; cùng 2 người Việt Nam là 2 thanh niên: Nguyễn Thế Vũ và Nguyễn Thế Trung. Đặc biệt, khi trưng dẫn những hình ảnh và nói rõ nguyên do nào các nhà dân chủ này bị bắt, có người khách qua đường tỏ vẻ ngạc nhiên, và thốt lên rằng: “…. thế tại sao lại bắt người ta? Vậy nhà nước Việt Nam cũng cho ông Thánh Gandhi là khủng bố luôn chắc? Vô lý thật!”

JPEG - 147.9 kb

JPEG - 132.2 kb

Công tác xin chữ ký được khởi sự vào lúc 1 giờ trưa. Đến 4 giờ chiều tất cả đều tề tựu về trước công viên Quốc Hội. Và tại đây, buổi thắp nến nhân ngày Quốc Tế Nhân Quyền bắt đầu.

Sau khi ông Nguyễn Đức Thọ, đại diện cơ sở đảng Việt Tân tại Na Uy ngỏ lời cám ơn người tham dự là nghi thức chào quốc kỳ và phút mặc niệm khởi đầu với bài Quốc ca, vang lên giữa không gian vắng lặng, trước bối cảnh một nhà tù lộ thiên được Ban Tổ chức dựng lên, biểu tượng cho một nhà tù lớn đang giam giữ các nhà dân chủ tại Việt Nam. Kế đó, ông Nguyễn Đức Thọ đọc Kiến Nghị Thư, mà nguyên bản sẽ được gửi đến Thủ tướng Na Uy, Jens Stoltenberg; Ngoại trưởng Na Uy, Jonas Gahr Stụre, và Uỷ ban Ngoại giao Quốc Hội Na Uy.

Mở đầu, Kiến Nghị Thư viết: “Quyền tự do suy nghĩ, tự do hành đạo, là những quyền căn bản, mà các quốc gia dân chủ thời đại xây dựng trên đó. Đây được coi là một trong những quyền căn bản nhất trong các quyền của con người….”; Kiến Nghị Thư nói tiếp: “Trong khi Việt Nam ngày càng được thế giới tự do dang tay đón nhận, thì nhà cầm quyền CSVN lại gia tăng các biện pháp, nhằm tiêu diệt phong trào dân chủ càng lớn mạnh tại Việt Nam. CSVN đã xử dụng mọi phương tiện có trong tay, kể cả những hành động du côn phi pháp, để dập tắt tiếng nói đòi tự do, nhân quyền cho VN”. Và kế đó Kiến Nghị Thư cũng có nêu ra các trường hợp các nhà dân chủ bị bắt bờ, trù dập.

Cuối bản Kiến Nghị Thư, ông Nguyễn Đức Thọ nhấn mạnh: “Lâu nay, chúng tôi vẫn nhận thấy rằng, nhà cầm quyền VN sẽ gia tăng các đợt đàn áp các nhà dân chủ trong nước, nếu như áp lực quốc tế về Nhân quyền cho VN thuyên giảm. Do đó, chúng tôi thỉnh cầu Quốc Hội và chính phủ Na Uy, hãy tạo áp lực lên nhà cầm quyền CSVN, để các nhà dân chủ: Nguyễn Thị Thanh Vân, Nguyễn Quốc Quân, Trương Văn Ba, Nguyễn Thế Vũ, Nguyễn Viết Trung phải được trả tự do ngay tức khắc. Và Linh mục Nguyễn Văn Lý, Luật sư Lê Thị Công Nhân, Luật sư Nguyễn Văn Đài và các tù nhân chính trị và lương tâm khác, phải được trả tự do vô điều kiện. Đồng thời các cuộc trù dập và đàn áp các nhà dân chủ, và những người bất đồng chính kiến, phải được chấm dứt ngay. Và quyền tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận được ghi trong hiến pháp VN, phải được nhà cầm quyền VN tôn trọng”. Sau đó, ông Micheal Tetzcher, Bí thư thành ủy Oslo, được sự uỷ quyền của bà Erna Solberg, Chủ tịch đảng Khuynh Hữu, kiêm thành viên Ủy ban Ngoại Giao Quốc Hội Na Uy, ra tiếp nhận Kiến Nghị Thư.

JPEG - 72.5 kb
Ông Nguyễn Đức Thọ trao kiến nghị thư cho ông Micheal Tetzcher.

Để bày tỏ mối quan tâm này, ông Micheal Tetzcher nói: “Trước hết tôi xin được gửi lời cám ơn đến các bạn, đã dành cho tôi cơ hội được nói chuyện cùng các bạn hôm nay. Và tôi cũng không quên cám ơn các bạn, ngày hôm nay, đứng tại nơi này, để nhắc lại một vấn đề được cho rất là quan trọng, đó là vấn đề Nhân Quyền….”. Cuối lời phát biểu ông Micheal Tetzcher khẳng định: “Công việc của các bạn làm ngày hôm nay lại cũng không kém phần quan trọng, và đảng Khuynh Hữu của chúng tôi, sẽ luôn sát cánh cùng các bạn, trong vai trò hỗ trợ đấu tranh cho Nhân Quyền tại VN…”.

Buổi xuống đường xin chữ ký và thắp nến trước công viên Quốc Hội, với sự tham dự của đại diện các hội đoàn, cùng đồng hương tại Oslo và các vùng phụ cận. Và tổng số người được vận động ký tên để hỗ trợ cho các nhà dân chủ bị cầm tù trong nước, được gửi kèm trong Kiến Nghị Thư, lên đến 1.017 chữ ký. Buổi xuống đường xin chữ ký và thắp nến được kết thúc vào lúc 17 giờ cùng ngày.

JPEG - 79.7 kb

JPEG - 140.6 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.

Việt Nam sẽ trải qua cuộc chính biến trong thời gian tới?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ sẽ từ chức hay không sau khi trợ lý thân tín Phạm Thái Hà bị bắt? Tình hình chính trị Việt Nam sẽ ra sao trong thời gian tới khi thượng tầng chính trị đang rối loạn? Liệu cuộc sát phạt giữa hai phe trong đảng Cộng Sản Việt Nam sẽ khiến nền kinh tế, chính trị trong nước bất ổn? Và làm sao để có được nền tự do dân chủ cho Việt Nam…

Đó là những vấn đề được phân tích sâu hơn trong hội luận của RFA, mời quý vị cùng theo dõi: Ông Lý Thái Hùng – Chủ tịch Đảng Việt Tân và Luật sư Vũ Đức Khanh – Tổng Thư ký Liên minh Dân tộc Việt Nam.

Tại sao Tập và Biden chọn gửi thông điệp về Đài Loan vào cùng một ngày?

Gần chín năm sau hội nghị thượng đỉnh lịch sử vào năm 2015, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và cựu Tổng thống Đài Loan Mã Anh Cửu đã bắt tay nhau một lần nữa tại Bắc Kinh hồi tuần trước.

Hôm đó là ngày 10/04/2024, và trong cùng ngày tại Washington, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đón tiếp Thủ tướng Nhật Fumio Kishida tại Nhà Trắng.

Phải chăng chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên khi các cuộc thảo luận chính trị này được tổ chức trong cùng một ngày ở hai bên bờ Thái Bình Dương?