Nga tổ chức ‘trưng cầu dân ý’ vùng đất chiếm của Ukraine, Mỹ khó xử

Một tòa nhà bị phá hủy ở Kramatorsk, thuộc vùng Donetsk hôm 18/8/2022, trong bối cảnh Nga xâm lược Ukraine. Vùng Donetsk sẽ bị Nga sáp nhập vào lãnh thổ Nga. Ảnh: Juan Barreto/AFP via Getty Images
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vài hôm trước, những người theo dõi chiến cuộc ở Ukraine đều tự hỏi: Tổng Thống Vladimir Putin của Nga sẽ làm gì khi bị dồn vào chân tường? Câu trả lời đã xuất hiện: Trưng cầu dân ý và sáp nhập vào Nga các vùng lãnh thổ Ukraine đang bị chiếm đóng.

Chiến thắng giòn giã của quân Ukraine trong cuộc phản công chiếm lại vùng Đông Bắc chung quanh Kharkiv, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, mầm mống phản chiến nảy nở trong giới thượng lưu Nga, và thái độ lạnh nhạt của cả Trung Quốc và Ấn Độ tại hội nghị Tổ Chức Hợp Tác Thượng Hải ở Uzbekistan cuối tuần trước chứng tỏ ông Putin đã thất bại hoàn toàn cả về quân sự, nội trị và ngoại giao. Trong thế “chó cùng cắn giậu,” chắc chắn ông chủ điện Kremlin sẽ vùng vẫy, nhưng ông ta vẫy như thế nào thì chưa biết.

Sang Thứ Ba, 20 Tháng Chín, câu trả lời đã xuất hiện: Putin sẽ nhanh chóng sáp nhập vào lãnh thổ Nga bốn khu vực của Ukraine mà quân Nga đang chiếm đóng toàn bộ hoặc một phần, gồm hai tỉnh Donetsk và Luhansk – hợp thành vùng Donbass – cùng với thành phố Kherson và tỉnh Zaporizhzhia.

Một kế hoạch thâu tóm lãnh thổ được dàn dựng chi tiết đã được truyền thông Nga cổ xúy, theo đó các chính quyền bù nhìn do Nga dựng lên ở bốn khu vực này sẽ thực hiện “trưng cầu dân ý” về sáp nhập khu vực của họ vào Nga. Các cuộc “trưng cầu dân ý” sẽ bắt đầu ngay từ Thứ Sáu tuần này và kéo dài năm ngày. Bốn khu vực mà Nga thâu tóm nằm ở phía Đông và Đông Nam Ukraine, giáp biên giới Nga và biển Azov, chiếm khoảng 15% tổng diện tích của Ukraine, tương đương lãnh thổ Hungary.

Trước đây các quan chức tay sai của Nga tại các khu vực trên đã lập kế hoạch “trưng cầu dân ý” giả mạo như vậy nhưng không thực hiện được do sự phản đối của người dân và chiến sự. Lần này thì họ sẽ làm gấp dưới sự điều khiển của Điện Kremlin.

Thủ đoạn này không mới, chỉ lặp lại kịch bản Nga chiếm đóng, trưng cầu dân ý và sáp nhập bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014. Khi đó, Tây phương phản ứng khá dè dặt, dù không công nhận Crimea thuộc về Nga nhưng cũng không có biện pháp trừng phạt mạnh nào đối với Kremlin.

Lần này, ông Putin “bổn cũ soạn lại” nhưng không chỉ chiếm đất mà còn leo thang chiến tranh một bước mới. Những người thân Nga coi các cuộc trưng cầu dân ý này như một tối hậu thư, buộc Tây phương phải chấp nhận việc chiếm đất của Nga hoặc đối mặt với một cuộc chiến tranh tổng lực với một cường quốc nguyên tử. Sau khi thâu tóm, Moscow sẽ tuyên bố những cuộc tấn công vào bốn khu vực này là tấn công nước Nga, sẽ tổng động viên dân Nga hoặc có một hành động trả đũa nguy hiểm nào đó như sử dụng vũ khí hạt nhân chẳng hạn.

Nhà báo Margarita Simonyan, chủ biên đài truyền hình RT-TV thân Kremlin, tóm tắt sự việc một cách đơn giản: “Hôm nay trưng cầu dân ý, ngày mai công nhận [bốn khu vực] là một phần Nga, ngày mốt tấn công vào lãnh thổ Nga là chiến tranh toàn diện giữa Ukraine, NATO và Nga.”

Ông Dmitry Medvedev, người từng là tổng thống, thủ tướng và bây giờ là phó chủ tịch Hội Đồng An Ninh Nga dưới quyền ông Putin, nói việc sáp nhập bốn vùng lãnh thổ của Ukraine vào Nga sẽ cho phép Moscow sử dụng mọi phương tiện để bảo vệ lãnh thổ và sẽ “thay đổi hoàn toàn” tương lai của nước Nga. “Sau trưng cầu dân ý và các lãnh thổ mới được nhập vào Nga, sự chuyển dịch về địa chính trị của thế giới sẽ trở nên không thể đảo ngược được. Một sự xâm phạm lãnh thổ Nga sẽ là hành động mà chúng ta sẽ dùng mọi biện pháp để tự vệ,” ông Medvedev nói.

***

Ông Medvedev nhận định Ukraine và Tây phương lo sợ các cuộc trưng cầu dân ý ở các vùng tạm chiếm và đó là lý do Nga cần phải thực hiện kế hoạch này. Nhưng Bộ Trưởng Ngoại Giao Dmytro Kuleba của Ukraine có cách nhìn khác. “Nga đã và đang tiếp tục là kẻ xâm lược chiếm đóng bất hợp pháp đất đai của chúng tôi. Ukraine có quyền giải phóng các vùng lãnh thổ của mình và đang phản công tái chiếm chúng bất chấp Nga nói gì,” ông Kuleba nói.

Nhà phân tích chính trị Volodymyr Fesenko, đứng đầu viện nghiên cứu độc lập Penta Center ở Kyiv, cho rằng kế hoạch của Moscow “thể hiện sự yếu kém chứ không phải sức mạnh của Kremlin” khi ông Putin tìm mọi cách xoay chuyển một tình huống đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của ông ta. Ông Fesenko nhận xét Kremlin hy vọng các cuộc bỏ phiếu và leo thang quân sự của Nga sẽ gia tăng sức ép lên các chính phủ Tây phương và họ sẽ buộc Tổng Thống Volodymyr Zelensky của Ukraine phải đàm phán với Moscow.

Ông Mykhailo Podolyak, cố vấn cao cấp của Tổng Thống Zelensky, nói chuyện sáp nhập chỉ là để trấn an dân Nga và che giấu những tổn thất của Nga trên chiến trường. Ông cho rằng trưng cầu dân ý cũng không ngăn được “HIMARS và lực lượng vũ trang Ukraine tiêu diệt những kẻ xâm lược đang chiếm đất của chúng tôi.” HIMARS là loại pháo hỏa tiễn bắn hàng loạt do Mỹ viện trợ cho Ukraine, rất hiệu quả trên chiến trường.

***

Khác với vụ Crimea năm 2014, lần này Tây phương phản ứng khá nhanh chóng và dứt khoát. Ông Jake Sullivan, cố vấn an ninh quốc gia Hoa Kỳ, tuyên bố ngay: “Hoa Kỳ sẽ không bao giờ công nhận yêu sách của Nga tại bất kỳ vùng lãnh thổ nào họ thâu tóm của Ukraine.”

Ông thêm rằng, vụ sáp nhập phản ánh thất bại quân sự thê thảm của Nga.

Bên lề hội nghị thường niên Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc tại New York, Thủ Tướng Olaf Scholz của Đức nói những vụ trưng cầu dân ý này “rõ ràng, rất rõ ràng là giả tạo và không chấp nhận được.” Cả hai tổng thống, Emmanuel Macron của Pháp và Gitanas Nauseda của Lithuania, đều gọi đây là “trò hề” rẻ tiền: “Nga gây chiến tranh, xâm lược, ném bom thường dân, buộc mọi người chạy trốn rồi bây giờ nói những khu vực này sẽ tổ chức trưng cầu dân ý!”

Ngay đến Tổng Thống Recep Tayyip Erdogan của Thổ Nhĩ Kỳ, người đang làm trung gian giữa Nga và Ukraine, cũng phản đối. Trả lời phỏng vấn đài PBS tại New York, ông Erdogan nói để có hòa bình ở Ukraine, điều rất quan trọng là Nga phải trả lại những vùng đất đã xâm chiếm. Ông cũng nhắc lại lập trường từ trước đến nay của Thổ Nhĩ Kỳ là bán đảo Crimea bị Nga thâu tóm năm 2014 phải được trả lại cho Ukraine. “Từ năm 2014 chúng tôi đã nói với ông bạn thân Putin như vậy và đó là điều mà hiện chúng tôi vẫn yêu cầu ông thực hiện,” ông Erdogan nói.

***

Sự phản đối của Tây phương chắc chắn không làm ông Putin thay đổi kế hoạch thâu tóm các vùng lãnh thổ chiếm được của Ukraine. Ông Putin vốn không đếm xỉa gì tới công luận bên ngoài và sẵn sàng chà đạp thô bạo luật pháp quốc tế nên chắc chắn ông vẫn sẽ hành động bất chấp hậu quả.

Trong khi đó, Ukraine khước từ mọi cuộc đàm phán hòa bình trước khi các vùng lãnh thổ bị Nga xâm chiếm, kể cả bán đảo Crimea, được trả lại cho Kiev. “Giải quyết xung đột cực kỳ đơn giản: Nga phải rút quân ngay lập tức khỏi toàn bộ lãnh thổ Ukraine,” ông Podolyak khẳng định.

Hoa Kỳ – nước viện trợ nhiều nhất và hiệu quả nhất cho cuộc kháng chiến của quân dân Ukraine – cho tới nay vẫn đứng trước một nan đề: Giúp Ukraine tự vệ và giành lại những vùng đất bị chiếm đóng nhưng không muốn chiến tranh lan rộng, dẫn tới một Thế Chiến Thứ Ba mà hậu quả khốc liệt chưa hình dung được. Tổng Thống Joe Biden đã nhiều lần từ chối cung cấp cho Ukraine các loại vũ khí tân tiến hơn nữa như hệ thống hỏa tiễn chiến thuật bộ binh ATACMs (Army Tactical Missile System) có tầm bắn tới 185 dặm (300 km) vì lo ngại Ukraine sẽ tấn công các mục tiêu bên trong nước Nga làm xung đột lan rộng, bất chấp những yêu cầu thống thiết và cam kết của Tổng Thống Zelensky.

Hành động gây hấn mới nhất của ông Putin chắc chắn làm cho ông Biden khó xử. Nếu ông Putin sử dụng vũ khí hạt nhân hoặc tấn công một quốc gia NATO đang viện trợ cho Ukraine thì Hoa Kỳ không thể đứng ngoài. Tham gia một cuộc chiến tranh nữa không chỉ làm hao người tốn của mà còn gây gián đoạn công cuộc phục hồi kinh tế của Mỹ sau đại dịch COVID-19, phá hỏng những nỗ lực “xây dựng lại tốt hơn” [Build Back Better] – cốt lõi trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Biden và của đảng Dân Chủ.

Hiếu Chân

Nguồn: Người Việt

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

TBT Nguyễn Phú Trọng phát biểu tại buổi họp báo sau lễ bế mạc đại hội 13 của ĐCSVN tại Hà Nội ngày 1/2/2021. Ảnh: Manan Vatsyayana/ AFP

Ông Trọng để lại ĐCSVN ở thế chín muồi cho sự cai trị độc tài

Lãnh đạo đảng từ năm 2011, ông Trọng đã cố gắng làm sống lại một thế chế, đang sa lầy trong các cuộc tranh đoạt cá nhân, tìm kiếm lợi ích và tiến thân trong giai đoạn đầu những năm 2010.

Tham nhũng tràn lan đến mức công chúng không còn ‘tâm phục, khẩu phục.” Tư tưởng và đạo đức đã đã không còn được xem trọng. Các phong trào dân chủ đe dọa sự độc quyền về quyền lực của đảng. Khu vực tư nhân không chỉ giàu có mà còn mong muốn có nhiều quyền lực chính trị hơn.

Nhưng cái thể chế mà ông Trọng nỗ lực chữa trị đã được để lại với hiện trạng như thế nào?

Ảnh minh họa - Công nhân làm việc tại Xí nghiệp may Hà Quảng, Quảng Bình (trang mạng Nhiếp ảnh và Đời sống)

Reuters: Mỹ hoãn quyết định nhạy cảm về ‘nền kinh tế thị trường’ của Việt Nam đến tháng 8

Bộ Thương mại Mỹ cho biết hôm thứ Tư rằng họ đã trì hoãn một quyết định khó khăn về việc có nên nâng cấp tình trạng kinh tế thị trường của Việt Nam thêm khoảng một tuần cho đến đầu tháng 8, với lý do “lỗi phần mềm CrowdStrike.”

Một quyết định về việc nâng cấp mà Hà Nội đã tìm kiếm từ lâu đã đến hạn vào thứ Sáu 26/7. Việc nâng cấp này bị các nhà sản xuất thép Mỹ, tôm vùng Vịnh và nông dân mật ong phản đối, nhưng được hỗ trợ bởi các nhà bán lẻ và một số nhóm kinh doanh khác.

Việc nâng cấp trên sẽ làm giảm các khoản thuế chống bán phá giá đối với [hàng] nhập khẩu Việt Nam do tình trạng hiện tại của Việt Nam đang được Mỹ coi là nền kinh tế phi thị trường.

Chủ tịch nước Tô Lâm đón tiếp Tổng thống Nga Vladimir Putin tại Hà Nội ngày 20/6/2024. Ảnh: Reuters

Sau quốc tang là điều gì cho Tô Lâm?

Là một quốc gia ảnh hưởng của Nho giáo, vấn đề tang chế của bậc đế vương luôn thu hút sự quan tâm của “bàn dân thiên hạ.” Việc ai chủ trì lễ tang, ai đọc điếu văn sẽ là một dấu hiệu cực kỳ quan trọng chuyển tải thông điệp về việc người kế nhiệm.

Câu chuyện phe phái tranh giành quyền lực đã được bàn tán nhiều năm, lại tiếp tục được hâm nóng ngay từ bây giờ, khi người quan trọng nhất đang nằm trong nhà tang lễ và các thủ tục cho chuẩn bị một lễ quốc tang đang được tiến hành.

Trong những ngày này, người dân dán mắt vào từng động thái xoay quanh đám tang để “dò đoán” thái độ của từng nhân vật cấp cao.

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.