“Ngạo nghễ” trên đói nghèo và nô dịch

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Trái với thực trạng thê thảm của nền kinh tế, giới chức CSVN mới đây công bố một bản “thành tích” về kinh tế vĩ mô đẹp nhất Đông Nam Á với mức tăng trưởng GDP 8,02%, xuất nhập khẩu đạt 735 tỷ USD với thặng dư thương mại là 11 tỷ USD, thu ngân sách đạt 1,7 triệu tỷ đồng vượt gần 20% so với chỉ tiêu… Như thường lệ, giới lãnh đạo CSVN lại đăng đàn khoe khoang… những con số tăng trưởng hoành tráng.

Trong khi đó, 14 tỉnh thành phải đề nghị trung ương cấp 14.500 tấn gạo cứu đói vào dịp Tết Nguyên đán Quí Mão với những cái tên quen thuộc trong danh sách “đến hẹn lại lên” như Ninh Thuận, Sóc Trăng, Cao Bằng, Nghệ An, Trà Vinh, Tuyên Quang, Đắk Nông, Đắk Lắk, Quảng Bình, Bạc Liêu, Gia Lai, Bắc Kạn, Bình Phước, Quảng Ngãi. Trong đó, có những tỉnh như Đắk Nông mới đây khánh thành tượng đài N’Trang Lơng hơn 167 tỷ đồng là tỉnh thường xuyên phải xin cứu đói.

Với một lượng lao động thất nghiệp, mất việc tăng vọt trong những tháng cuối năm, một cái Tết buồn thảm với người dân mới chỉ bắt đầu cho tương lai đầy bất trắc và khó khăn cùng cực phía trước, khi mà nền kinh tế đang lún sâu những cuộc khủng hoảng về kinh tế, xã hội, dân sinh.

Khủng hoảng về dân sinh, xã hội

Mặc dù không phải là thời gian dịch bệnh như cách đây 1 năm nhưng số người thất nghiệp tăng vọt trong những tháng cuối năm 2022. Khoảng 12,8 triệu lao động bị ảnh hưởng tới nguồn thu nhập, bị nghỉ việc không lương, giảm giờ làm, cắt thưởng và lương tháng 13 cuối năm. Hơn nửa triệu người bị thất nghiệp hoàn toàn chỉ riêng trong quí 4.

Bảo hiểm Xã hội (BHXH) Việt Nam mới đây cho biết trong năm 2021, số người lao động làm thủ tục rút BHXH một lần tăng vọt với 1,06 triệu người. Con số này năm 2022 ước đoán tăng thêm 15%. Và, cơ quan BHXH Việt Nam đang tìm mọi cách gây khó dễ cho người lao động để ngăn cản làn sóng ồ ạt rút tiền bảo hiểm bằng nhiều qui định bất nhân như việc đưa ra dự thảo Luật BHXH sửa đổi mới, trong đó giới hạn người lao động chưa đến tuổi hưu chỉ được phép rút 8% trong số 22% thu nhập đã đóng cho quĩ này! Thực chất là một qui định ăn cướp bát gạo cuối cùng của người lao động. Dự thảo này gặp nhiều phản ứng ngay ở trong nội bộ giới chức cầm quyền bởi sự vô đạo đức

Mức cầu ở các thị trường xuất khẩu chủ lực như Mỹ và EU suy giảm và không có dấu hiệu phục hồi trong ngắn hạn, trong khi chi phí đầu vào doanh nghiệp thì tăng phi mã bởi lạm phát khiến cho lực lượng doanh nghiệp kiệt quệ, buộc phải sa thải công nhân lành nghề, đóng cửa nhà máy.

Nhiều doanh nghiệp đã gắng gượng vượt qua thời điểm dịch bệnh khó khăn nhưng cũng không chèo chống nổi trước khó khăn kéo dài thời hậu Covid-19.

Tình trạng doanh nghiệp nợ tiền BHXH đang là phổ biến ở khu vực phía Nam với 59. Tờ VnExpress.vn vào trung tuần tháng 12/2022, dẫn lời trưởng ban chính pháp Liên đoàn Lao động TP.HCM cho biết:

“… 108.000 công nhân trên địa bàn đang bị mất việc, trong đó 40.000 người trên 35 tuổi và 8.000 người đang mang thai, nuôi con nhỏ. Công đoàn thành phố lo ngại doanh nghiệp ồ ạt thải lao động trên 35 tuổi. Nhóm này rất khó quay lại thị trường bởi tuổi cao. Ngoài ra, 59% doanh nghiệp trên địa bàn có nợ bảo hiểm xã hội.”

Công nhân thất nghiệp xếp hàng dài chờ rút bảo hiểm xã hội một lần, trước cơ quan BHXH thành phố Thủ Đức trong những ngày cuối năm, 7/12/2022. Ảnh chụp từ VnExpressCông nhân thất nghiệp xếp hàng dài chờ rút bảo hiểm xã hội một lần, trước cơ quan BHXH thành phố Thủ Đức trong những ngày qua, 7/12/2022. Ảnh chụp từ VnExpress
Công nhân thất nghiệp xếp hàng dài chờ rút bảo hiểm xã hội một lần, trước cơ quan BHXH thành phố Thủ Đức trong những ngày cuối năm, 7/12/2022. Ảnh chụp từ VnExpress

 

Khu vực kinh tế trọng điểm và năng động nhất đất nước là tam giác TP.HCM – Đồng Nai – Bình Dương chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đà suy giảm kinh tế khi hàng ngàn doanh nghiệp sản xuất thiếu đơn hàng từ đầu quí 4. Thật khó tin khi tận mắt chứng kiến những khu công nghiệp mênh mông thưa vắng lao động ngay ở thời điểm sát Tết và đám đông người lao động thất nghiệp chen chúc trước trụ sở cơ quan BHXH các tỉnh thành phía Nam từ 2, 3h sáng, xếp lượt để làm thủ tục rút BHXH một lần hay xin nhận trợ cấp!

Tình trạng doanh nghiệp sản xuất thiếu đơn hàng, sa thải công nhân sẽ tiếp tục gia tăng được dự báo sẽ kéo dài suốt năm 2023. Nguyên nhân vì mức cầu tại những thị trường xuất khẩu chủ lực như EU và Hoa Kỳ sẽ suy giảm bởi lạm phát và chiến tranh Ukraine. Trong khi đó, đời sống của tuyệt đại đa số người lao động Việt Nam luôn trong tình trạng thiếu hụt, vay nợ và không đủ chi trả cho các nhu cầu tối thiểu của gia đình. Với một hệ thống an sinh xã hội tồi tệ với muôn vàn tệ nạn tham nhũng và quan liêu, hàng triệu người lao động và gia đình họ đứng trước một thảm cảnh.

Vào đầu tháng 12, Viện Công nhân Công đoàn công bố một khảo sát vào tháng Mười Một trên 6.200 công nhân ở cả ba miền với tình huống đặt ra, nếu họ bị mất việc thì khả năng họ có thể cầm cự duy trì cuộc sống được bao lâu?

Kết quả là 11,7% có tích lũy cầm cự được dưới một tháng; 16,7% duy trì được 1-3 tháng và 12,7% được trên ba tháng. Trong khi đó, 38% công nhân tham gia khảo sát cho biết đang nợ nần và 14% trong số đó khó trả nợ đúng hạn, dễ sa vào tín dụng đen. Những công nhân cho biết thu nhập từ lương chỉ đáp ứng được hơn 80% nhu cầu tối thiểu như ăn uống và phòng trọ, xăng xe, tiền gửi con… Khoảng 60% công nhân không hề có một đồng dự trữ, tích lũy trong trường hợp mất việc.

Điều duy nhất hệ thống cai trị CSVN có thể làm được là những lời tuyên truyền dối trá khi ông thủ tướng xuất thân ngành công an ra công điện khẩn yêu cầu các doanh nghiệp phải thanh toán lương, thưởng Tết cho công nhân, báo chí mạng rêu rao các chính sách hỗ trợ cho người mất việc… Tất cả chỉ là những trò mèo không hơn. Trong khi dân sinh cùng kiệt, công ăn việc làm không có, thì mọi chi phí sinh hoạt, lương thực thực phẩm, điện, xăng, học phí, viện phí… tăng phi mã.

Mới đây, EVN công bố mức lỗ kỷ lục 31.000 tỷ đồng và chuẩn bị tăng giá điện để “bù lỗ” cho các khoản đầu tư ngoài ngành như bất động sản, resort, chứng khoán… TP.HCM đầu năm học mới 2022 cũng công bố mức tăng học phí gấp 5 lần từ bậc phổ thông cơ sở. Còn ở bậc đại học, cuộc đua tăng học phí trên qui mô toàn quốc đã nhanh chóng biến những trường đại học trở thành các doanh nghiệp kinh doanh bằng cấp thuần túy…

Chiến dịch “đốt lò” hậu Covid-19 đã khiến cho hệ thống y tế công – vốn trước nay được vận hành bởi những luật ngầm của những nhóm lợi ích – tê liệt. Và để phản đối công cuộc của “người đốt lò vĩ đại,” những nhóm lợi ích này tiến hành một cuộc đình công không chính thức, dừng việc mua sắm và đấu thầu trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc men cho các bệnh viên công… Ngoài ra, quĩ bảo hiểm y tế tại nhiều địa phương đã có dấu hiệu thâm hụt và không chi trả được cho người có quyền lợi bảo hiểm y tế. Thực trạng này đã kéo dài suốt năm 2022 và chưa có hồi kết, hiện đang gây ra một cuộc khủng hoảng về y tế khi hàng trăm ngàn người bệnh không được khám chữa bệnh, cấp thuốc kịp thời.

Tình trạng thiếu thuốc men đang diễn ra nghiêm trọng, 19/7/2022. Ảnh: Thanh Niên

 

Có thể thấy trước một cuộc khủng hoảng về dân sinh và xã hội sẽ xảy ra ngay từ nửa đầu năm 2023 khi tình trạng thất nghiệp gia tăng như hiện nay. Với một hệ thống an sinh xã hội tồi tệ bởi các vấn nạn quan liêu, tham nhũng, người dân Việt Nam đang phải đối mặt với một thảm trạng. Nhưng lãnh đạo vẫn tiếp tục ảo tưởng sức mạnh, ngạo nghễ phơi xác thịt phì nộn với những tấm áo choàng vô hình diễu phố không chút xấu hổ trên lầm than của triệu kiếp nhân dân.

Nghe nói, mục tiêu của đảng năm tới là đặt mục tiêu xuất khẩu được 500.000 công nhân sang xứ “tư bản giãy chết” để nhằm thu về hàng chục tỷ Mỹ kim. Sau 47 năm cai trị đất nước, đảng CSVN vẫn tiếp tục kiên định tiến lên XHCN bằng việc xuất bán tài nguyên và sức dân.

(Đón xem bài tiếp: Sự sụp đổ thị trường tài chính “cờ bạc bịp” và dấu chấm hết cho “giấc mơ hóa rồ” của giới tư bản Đỏ Việt Nam)

Tân Phong

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.