Ngay Cả Hồn Ma Cũng Cảm Thấy Nhức Nhối Vì Lạm Phát Ở Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Seth Mydans 19/8/08,
Nguyễn Phương Nga lược dịch

HÀ NỘI: Năm nay ở Việt Nam, thậm chí các hồn ma cũng bị khổ sở vì nạn lạm phát.

JPEG - 79.7 kb
Một người bán đồ cúng ở Hà Nội. Tháng Tám là lúc mà theo truyền thống, Phật tử Việt Nam cúng kiến cho người chết, nhưng năm nay nhiều linh hồn phải bị đói khát. (Hình Justin Mott chụp cho báo The New York Times)

Tháng Tám là tháng mà các Phật tử cúng kiến cho các linh hồn đói khát những món ăn, rượu trà, thuốc lá và đồ vàng mã tượng trưng cho những thứ tốt đẹp ở trên đời như xe cộ, nhà cửa, xe gắn máy, dàn máy nghe nhạc, các bộ quần áo màu mè đắt tiền.

Nhưng cũng giống như mọi thứ khác ở Việt Nam, những đồ cúng đầy màu sắc rạng rỡ này đã bị tăng vọt giá cả và các chủ tiệm cho biết người ta mua đồ về để đốt cúng cho hồn người chết ít hơn bất cứ lúc nào trước đây.

Với lạm phát tăng lên đến 27 phần trăm hồi tháng trước –cao nhất Á Châu– và giá thực phẩm tăng lên đến 74 phần trăm cao hơn một năm trước đó, Việt Nam đang phải chịu đựng một sự suy sụp kinh tế nghiêm trọng lần đầu tiên kể từ khi đưa kinh tế tập trung chuyển sang kinh tế thị trường cách đây gần hai thập niên.

Hồi tháng trước, nhà nước đã cho tăng giá xăng lên 31 phần trăm, cao nhất từ trước tới nay, 19,000 đồng tức là 1.19 đô la một lít, hay 4.50 đô la một gallon. Dầu cặn và dầu hôi còn bị tăng cao hơn nữa.Thị trường chứng khoán non nớt của Việt Nam, cách nay một năm vẫn còn nhộn nhịp, hiện bị rơi xuống mất 95 phần trăm trị giá và hầu như là đang đứng yên.

Bị bóp chặt về mọi mặt, người ta đang giảm bớt việc ăn uống, ít đi lại, tìm thêm việc làm, tạm ngưng việc mua bán những thứ đắt tiền và chờ cho phí tổn cưới xin hạ thấp xuống trước khi lập gia đình.

JPEG - 74.5 kb

Một số phụ nữ từ làng quê lên Hà Nội để bán bánh kẹo do họ làm lấy cho lễ cúng cô hồn nói rằng năm nay họ không kiếm đủ tiền để trở về làng.

Vì sự suy xụp này, con cọp non trẻ nhất của kinh tế Á Châu trong suốt một thập niên qua với mức tăng trưởng đều đặn 8 phần trăm một năm, hiện đang giảm bớt các kế hoạch phát triển.

Hồi tháng trước, Ngân hàng Phát triển Á Châu tiên đoán rằng mức tăng trưởng sẽ chậm lại xuống còn 6.5 phần trăm cho năm nay. Vài chuyên gia kinh tế cho rằng ngay cả con số đó có lẽ vẫn còn quá cao.

Tâm trạng của mọi người ở Việt Nam, sau nhiều năm đi lên, thì rất căng thẳng, theo bà Kim Ninh, đại diện cho Việt Nam trong tổ chức Asia Foundation.

“Tôi nghĩ là mọi người đang rất bi quan”, bà nói. “Bạn có cảm giác về một khung cảnh khó khăn, giới hạn hơn, một khung cảnh bi quan hơn. Ðây là lúc đang rối loạn, theo tôi nghĩ”.

Mọi người đã mất hết tin tưởng vào khả năng quản lý kinh tế của nhà nước, theo nhiều người cho biết. Nhiều tin đồn về giá cả gia tăng gây ra sự hoảng loạn kéo nhau đi mua xăng dầu và gạo.

“Nhà nước dường như đang bối rối không biết làm sao để giải quyết khó khăn và hiện có nhiều sai lầm trong việc điều hành nền kinh tế”, theo một luật sư trẻ cho biết, với điều kiện là được dấu kín tên tuổi khi chỉ trích nhà nước.

Hàng trăm vụ đình công ở các hãng xưởng, đã từng là một động cơ cho sự tăng trưởng của Việt Nam, là những dấu hiệu rõ ràng nhất về sự bất mãn này.

Một số công nhân là những người đã đưa Việt Nam thoát ra khỏi cảnh nghèo đói, đang quay trở về quê quán vì không chịu đựng nổi cuộc sống ở thành thị với mức lương xí nghiệp, theo báo chí địa phương cho biết.

“Nhiều người từ đồng quê lên tìm việc ở các khu công nghiệp đã quyết định rằng, chẳng có đáng gì, cho nên họ quay về quê quán”, theo ông Ben Wilkinson, phó giám đốc chương trình Việt Nam của trường đại học John F. Kennedy School of Government thuộc viện đại học Havard.

Sau khi tỷ lệ nghèo đói được thuyên giảm mạnh mẽ từ 58 phần trăm dân số trong năm 1993, xuống còn 15 phần trăm hồi năm ngoái, thì nhiều người –mới vừa mua được chiếc xe gắn máy hoặc điện thoại di động lần đầu tiên– lại đang phải quay trở lại tình trạng nghèo đói.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng báo cáo cùng Quốc hội hồi tháng Năm rằng số gia đình lâm vào tình trạng nghèo đói đã tăng lên gấp đôi trong vòng một năm.

Ở Việt Nam bây giờ đi đến đâu, người ta cũng thấy giá cả gia tăng.

Một lần đánh giầy tăng từ 19 cents lên 25 cents; một lần hớt tóc đúng điệu tăng từ 1.25 lên 1.87 Mỹ kim; một ly trà nhỏ xíu trên đường phố tăng từ 3 cents lên 6 cents; một cái áo mưa xài một lần rồi bỏ tăng từ 12 cents lên 37 cents, mỗi lần tẩm quất tăng từ 4.37 lên 6.25 đô la. Bây giờ phải trả 12 cents để đậu xe gắn máy trên lề đường, và nếu xe bạn bị xì lốp, thì tốn 12 cents để bơm lên, gấp đôi cái giá chỉ cách đây có vài tháng.

Giá nhà cửa và vật liệu xây dựng đã tăng 24 phần trăm, khiến cho giá cả địa ốc và tiền thuê mướn cũng tăng theo. Xăng dầu quá cao khiến cho nhiều ngư dân phải neo tàu trong bến, và nhà nước đã can thiệp để trợ cấp cho họ.

Và đơn vị tiền tệ địa phương, đồng bạc VNÐ đang bị mất giá, nhiều người cho biết họ đang chuyển tiền vào các trương mục ngân hàng tính bằng đồng Mỹ kim.

Ông Nguyễn Minh Phong, một người phân tích về nạn lạm phát thuộc Viện nghiên cứu phát triển kinh tế xã hội, có đầu tư chút ít vào thị trường địa ốc, nói rằng điều phiền muộn cho cá nhân ông là 13 anh chị em của ông bị lỡ cơn sốt địa ốc và bây giờ đến ông để vay mượn.

Theo các nhà kinh tế thì một phần nào đó, Việt Nam đang phải chịu đựng khó khăn từ sự suy xụp kinh tế trên toàn thế giới và nạn lạm phát cao đang lan tràn khắp khu vực Ðông Nam Á.

Nhưng họ lại nói rằng các khó khăn kinh tế của Việt Nam cũng do chính Việt Nam tự gây ra, vì hậu quả của một nền kinh tế quá nóng khi Việt Nam cố vượt lên cho thật nhanh mà lại không có gì tương xứng để chống đỡ.

Quá nhiều nguồn vốn đổ vào, nhất là từ đầu tư nước ngoài, đã đụng phải sự tắc nghẽn vì thiếu cơ sở hạ tầng và khả năng hấp thụ.

Hệ thống giáo dục lại sản xuất ra quá ít công nhân có tay nghề cao lẫn trung bình để Việt Nam có thể tiến lên nhanh vào các ngành kỹ nghệ sản xuất phức tạp hơn.

Hầu hết các nhà kinh tế đều đồng ý rằng, về lâu dài thì Việt Nam sẽ tiếp tục sự chuyển đổi mà họ đã bắt đầu từ đầu thập niên 1990s, với một chính sách mới nhằm thay đổi lại kết cấu kinh tế gọi là “đổi mới”, được ban hành thành luật vào năm 1986.

Doanh nghiệp tư nhân được cho phép và khuyến khích, nông nghiệp được gỡ bỏ ra khỏi sự kiểm soát của nhà nước, nạn siêu lạm phát (hyperinflation) được chặn đứng và Việt Nam giống như Trung Quốc, trở thành một quốc gia phần lớn là tư bản nhưng nằm dưới sự kiểm soát của một nhà nước cộng sản.

Ðầu tư nước ngoài bất ngờ tăng mạnh khi những quy định và luật lệ mới về thuế má được ban hành, luật kinh doanh được sắp xếp lại và các cải cách kinh tế quan trọng được đưa ra. Các thay đổi này được củng cố thêm với việc được nâng đỡ vào Tổ chức Mậu dịch Thế giới năm 2006.

JPEG - 64 kb

Giới lãnh đạo CSVN, với nhiều tham vọng về các mục tiêu tăng trưởng, đang hối hả để vượt qua mặt các nước láng giềng và trở thành, như họ thường rêu rao, một quốc gia thịnh vượng.

Với một dân số đang gia tăng hơn 80 triệu người –ba phần tư dưới lứa tuổi 35 –đây là một quốc gia đang hướng về tương lai, với quá khứ chiến tranh ngày càng mờ nhạt.

Suốt hàng năm trời dưới sự cai trị khe khắt của cộng sản, khi tôn giáo bị cấm đoán, hương hồn tổ tiên ông bà phải lang thang vất vưởng, không được cúng kiến và an ủi.

Tôn giáo đã quay trở lại Việt Nam cùng với kinh doanh tự do, và tục lệ cúng cô hồn được khôi phục. Cả hai cùng nhau thay phiên phát triển mạnh mẽ, nhưng bây giờ đang cảm thấy cái nhức nhối cuả nạn lạm phát.

“Ngay bây giờ thì kinh khiếp quá”, theo ông Ðinh Vũ Hùng, 54 tuổi, buôn bán đồ vàng mã ở khu phố cổ Hà Nội. “Chúng tôi làm ra những thứ đẹp đẽ này, nhưng giá cả gia tăng và ít người đến mua. Nhưng chẳng phải chỉ có mình chúng tôi. Cả nước cũng thế”.

****

In Vietnam, even ghosts feel inflation’s pinch

By Seth Mydans
Tuesday, August 19, 2008

HANOI: Even the ghosts are suffering from inflation in Vietnam this year.

August is the month when Buddhists provide the hungry ghosts of the dead with food and wine and cigarettes and paper offerings that represent the good things in life – cars, houses, motorbikes, stereo sets, fancy suits of clothes.

But like everything else in Vietnam, these brightly colored offerings have risen steeply in price and shopkeepers say people are buying fewer gifts to burn for the dead than ever before.

With inflation rising to 27 percent last month – the highest in Asia – and food prices rising to 74 percent above those a year earlier, Vietnam is suffering its first serious downturn since it moved from a command economy to an open market nearly two decades ago.

Last month, the government raised the price of gasoline by 31 percent to an all-time high of 19,000 dong, or $1.19, a liter, or $4.50 a gallon. Diesel and kerosene prices rose even more. The country’s fledgling stock market, which had been booming a year ago, has fallen in volume by 95 percent and is at a virtual standstill.

Squeezed on all sides, people are cutting back on food, limiting travel, looking for second jobs, delaying major purchases and waiting for the cost of a wedding to go down before getting married.

Some village women who traveled to Hanoi to sell special homemade candies for the hungry ghost festival say they have not earned enough this year to return home.

Given this slowdown, Asia’s youngest tiger, which had been growing by about 8 percent a year for the past decade, is scaling back its plans for economic development.

Last month, the Asian Development Bank forecast that growth would slow to 6.5 percent this year. Some economists say even that figure is probably too high.

The mood in Vietnam, after years of upward mobility, is tense, said Kim Ninh, country representative of The Asia Foundation.

“I think people are pessimistic,” she said. “You sense a tougher environment, a more restricted environment, a more pessimistic environment. It’s a moment of turmoil, I think.”

People are losing confidence in the ability of the government to manage the economy, several people said. Rumors of price rises have caused panic buying of fuel and rice.

“The government seems confused how to deal with the difficulties and they have been making some mistakes in running the economy,” said a young lawyer, who spoke on condition of anonymity when criticizing the government.

Hundreds of strikes at the factories that have been an engine of Vietnamese growth are one of the sharpest signs of discontent.

Some of the factory workers who are leading Vietnam’s emergence from poverty are returning to the countryside, according to the local press, unable to sustain an urban life on a factory wage.

“Some people who have been moving from rural areas to seek jobs in industrial zones are deciding that it is not worth it, and people are moving home,” said Ben Wilkinson, associate director of the Vietnam Program of the John F. Kennedy School of Government at Harvard.

After a steep reduction in the poverty rate from 58 percent of the population in 1993 to around 15 percent last year, some people – those who have bought their first motorbike or mobile telephone – are slipping back again below the poverty line.

Prime Minister Nguyen Tan Dung told the National Assembly in May that the number of households going hungry had doubled in one year.

Everywhere they turn these days, people in Vietnam see higher prices.

A shoeshine has gone from 19 cents to 25 cents; a good haircut from $1.25 to $1.87; a tiny cup of tea on the street from 3 cents to 6 cents; a one-time-use rain coat from 12 cents to 37 cents, a massage from $4.37 to $6.25. It now costs 12 cents to park your motorbike on the sidewalk, and if you get a flat tire, it costs 12 cents to get it pumped, double the prices of a few months ago.

The costs of housing and construction materials have risen by 24 percent, driving up the price of real estate and rents. High fuel prices have led some fishermen to keep their boats onshore, and the government has stepped in to subsidize them.

As the local currency, the dong, drops in value, people say they are moving their money into dollar-based bank accounts.

Nguyen Minh Phong, an analyst of inflation with the Institute of Socioeconomic Development Research who dabbles in real estate, said his personal woe was that he had 13 brothers and sisters who missed the real estate bubble and now come to him for loans.

In part, economists say, Vietnam is suffering from the worldwide economic downturn and from high inflation that has spread through Southeast Asia.

But they say the problems are also self-inflicted, the result of an overheated economy as Vietnam raced forward with inadequate safeguards.

Too much capital, particularly from foreign investment, has collided with bottlenecks in infrastructure and capacity.

The education system is producing too few skilled and semiskilled workers for Vietnam to move up quickly into more complex manufacturing industries.

In the longer term, most economists agree, Vietnam will continue the transformation it began in the early 1990s with a new policy of economic restructuring called “doi moi” that was decreed in 1986.

Private enterprise was sanctioned and then encouraged, agriculture was freed from government controls, hyperinflation was tamed and Vietnam became, like China, a largely capitalist nation under the control of a Communist government.

Foreign investment boomed as new regulations and tax laws were introduced, business law was formulated and capital market reforms were put in place. The changes were consolidated with accession to the World Trade Organization in 2006.

Vietnamese leaders, with their ambitious targets for growth, are in a hurry to surpass their neighbors and to become, as they put it, a modern and prosperous nation.

With a growing population of more than 80 million – three-fourths of whom are under the age of 35 – this is a nation looking into the future, with ever dimmer memories of its wartime past.

Throughout the years of strict Communist rule, when religion was banned, the ghosts of the ancestors languished, uncared-for and unappeased.

Religion returned to Vietnam along with free commerce and the festival of the hungry ghosts was revived. The two have flourished in tandem, and now both are feeling the pinch of inflation.

“It’s terrible right now,” said Dinh Vu Hung, 54, who sells paper offerings in the Ancient Quarter of Hanoi. “We make these beautiful things, but the prices have gone up and fewer people are buying them. It’s not just us, though. It’s the whole country.”

International Herald Tribune
The Global Edition Of The New York Times

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.