Nghịch lý nhập – xuất sắt thép tại Việt Nam

Hình ảnh hoạt động tại cảng Hải Phòng.
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan mới đây cho biết chỉ trong vòng 7 tháng đầu năm nay, VN đã chi 1 tỷ đô la nhập gần 3 triệu tấn sắt thép phế liệu. Trong khi đó, từ đầu năm đến nay sắt thép cũng là một trong những mặt hàng xuất khẩu tăng trưởng cao nhất của VN. Trong 7 tháng đầu năm, VN đã xuất 3,4 triệu tấn, tăng hơn 40% về lượng so với cùng kỳ năm ngoái.

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất sắt thép ở VN nhận định với RFA với điều kiện giấu tên:

Chuyện người ta nhập phế liệu thì phải có lợi người ta mới nhập. Không phải tự nhiên Việt Nam hay Thái Lan trở thành bãi rác của thế giới. Mình nhập máy móc cũ và phế liệu cũ về mà không mua ở VN là vì nguồn cung phế liệu ở VN không đủ, hơn nữa nhập từ nước ngoài về mà giá rẻ thì người ta cứ nhập thôi.

Còn chuyện xuất nhiều nhưng nhập vẫn nhiều thì thép phải đạt tiêu chuẩn mới xuất đi được, chứ không thể xuất phế liệu đi. Bản thân công ty Hoa Sen hay nhiều nhà máy khác xuất khẩu đi rất nhiều nhưng họ cũng nhập phôi từ Trung Quốc hay một số nước phát triển về, sau đó xử lý công nghệ. Chẳng hạn ở VN có thép mạ kẽm, họ nhập phôi từ TQ về rồi mạ kẽm sau đó lại xuất đi.

Việt Nam là một trong những quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu để làm nguyên liệu cho ngành sản xuất. Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết đến nay, cả nước có 928 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu. Ngoài sắt thép, một số phế liệu khác cũng được nhập khẩu về Việt Nam như: tàu thuyền cũ, lốp xe ô tô, giấy…

Việc nhập khẩu phế liệu với số lượng lớn nhưng không kịp xử lý đã dẫn đến tình trạng tồn đọng phế liệu ở các cảng biển. Theo dữ liệu của Tổng cục Hải quan, tính đến tháng 7/2018, cả nước tồn hơn 5.000 container phế liệu các loại, trong đó nhiều nhất là cảng TP.HCM với hơn 3.500 container, còn lại hơn 1.400 container ở cảng Hải Phòng. Nguyên nhân chủ yếu là các phế liệu này không đáp ứng điều kiện quy định về bảo vệ môi trường nên không được giải quyết thủ tục thông quan.

Một vấn đề khác trong lĩnh vực nhập khẩu sắt thép phế liệu là nhiều công ty không được Bộ Tài nguyên Môi trường cấp phép nhập khẩu, nhưng làm giả giấy tờ để được nhập một cách hợp pháp. Tuy nhiên, cơ quan chức năng thừa nhận rất khó phát hiện doanh nghiệp nào làm giả.

Giám đốc doanh nghiệp sắt thép vừa nêu cho biết việc dùng phế liệu để sản xuất sẽ đem lại những sản phẩm chất lượng thấp để tiêu thụ trong thị trường VN:

Người ta nhập những phế liệu không đạt tiêu chuẩn thì về sẽ làm ra những sản phẩm không đạt tiêu chuẩn nhưng chỉ để phục vụ thị trường trong nước thôi. Cũng là một cây thép người ta tôi lên, nhưng nếu là thép Việt – Nhật thì người ta đem công nghệ của người Nhật qua, hay thép Việt – Hàn cũng vậy. Người ta đem phôi chất lượng, đầy đủ tiêu chuẩn nghiêm ngặt thì mới xuất được. Bán trong nước giá cũng rất cao.

Hệ lụy về môi trường từ sắt thép phế liệu nhập khẩu

Tiến sĩ Lê Văn Triết, nguyên Bộ trưởng Thương mại, nói rằng việc nhập khẩu sắt thép phế liệu tràn lan, trong khi Nhà nước quản lý lỏng lẻo, dẫn đến những hệ lụy nghiêm trọng về cả môi trường, kinh tế và xã hội:

Theo tôi, phế liệu nói chung thì không nên nhập, nhưng nhiều khi họ nhìn vào lợi ích của doanh nghiệp trước mắt thì họ nhập về, cộng thêm Nhà nước không quản lý nữa. Điều này để lại nhiều hậu quả. Trước tiên là người ta thải ra mà mình hứng về, thì về mặt môi trường là hứng cái ô nhiễm về, trong khi họ không thể mang về xử lý cho thật đàng hoàng.

Thứ hai, con đường đó chẳng qua để kiếm tiền làm giàu thôi, chứ nó không phải là một cứu cánh gì để phát triển kinh tế xã hội có bài bản, đi lên hiện đại.

Đứng về mặt xã hội, họ làm như vậy cũng tạo ra công ăn việc làm, bởi vì cũng còn rất nhiều người khó kiếm việc làm. Nhưng lương bổng chả được bao nhiêu, vì họ khai thác nhân công rẻ. Điều đó không đúng đường hướng phát triển cũng như chính sách giúp người lao động vươn lên thành lao động có kỹ thuật.

Từ lâu các chuyên gia đã cảnh báo nguy cơ VN sẽ trở thành bãi rác của thế giới nếu vẫn tiếp tục cho phép nhập khẩu phế liệu bừa bãi. Tuy nhiên cho đến nay tình trạng này chưa có dấu hiệu thuyên giảm, mà thậm chí số lượng hàng tồn ở các cảng biển còn tăng 200-400% so với cùng kỳ năm ngoái, theo Tổng cục Hải quan.

Dù không có những thống kê phân loại chi tiết nhưng sắt thép phế liệu nhập khẩu có nhiều loại, nếu là thép xây dựng được loại bỏ từ các công trình sẽ được tận dụng tối đa để luyện gang, thép. Nếu sắt thép phế liệu ở dạng cấu kiện như: máy móc, thiết bị, linh kiện, vi mạch, hoặc tàu thuyền, dây chuyền… phải qua quá trình tháo dỡ từng linh phụ kiện mới đưa vào sản xuất. Điều này cũng khiến mất thêm chi phí, lưu kho bãi và nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao vì những mặt hàng này chứa chất thải nguy hại gây ô nhiễm như chì,…

Tại một phiên họp Thường trực Chính phủ vào cuối tháng 7 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã yêu cầu không cấp phép mới cho doanh nghiệp nhập phế liệu, và phải khởi tố một số vụ vi phạm luật môi trường cũng như nhập phế liệu trái phép vào VN để răn đe.

Trung Quốc cũng từng là quốc gia cho phép nhập khẩu phế liệu giống VN, nhưng vào cuối năm ngoái chính phủ Bắc Kinh đã ra lệnh ngưng nhập khẩu 24 loại phế liệu. Điều này buộc các nước xuất khẩu phải tìm đối tác mới, trong đó bao gồm thị trường VN. Bộ Tài nguyên Môi trường cho đây là nguyên nhân khiến phế liệu vào VN tăng mạnh trong năm nay.

TS. Lê Văn Triết nhận định rằng VN cần có các chính sách quản lý nhập khẩu phế liệu nghiêm ngặt hơn để tránh trở thành bãi rác công nghệ của thế giới:

Nếu phế liệu đó thực sự đem về làm ra sản phẩm được, tạo công ăn việc làm tốt, và có đường hướng để phát triển đi lên được thì vẫn phải hết sức cân nhắc cho nhập. Trong trường hợp đó, Nhà nước phải xem lại kết cấu của nền kinh tế để xem loại phế liệu gì phù hợp và phát triển được thì cho nhập, còn cái gì gây ra ô nhiễm thì nên có chủ trương cấm. Việc này mấy cơ quan Nhà nước phải cùng ngồi lại với nhau để bàn dựa trên cơ cấu và sức manh của nền kinh tế. Nhà nước phải đứng ra quản lý, phải có cấp nào đó đưa ra các văn bản pháp quy để quản lý, đồng thời phải có những giải pháp để xí nghiệp tuân thủ.

Năm 2016 Bộ Công thương cho biết VN mới chỉ đáp ứng được 40% nhu cầu sắt thép trong nước. Hiệp hội Thép VN cho biết sang năm 2017,  sản lượng thép được sản xuất tại VN tăng 23,5% so với năm 2016, và năm nay dự kiến tiếp tục là một năm ăn nên làm ra của ngành thép VN với tốc độ phát triển dự trù trên 20%. Tuy nhiên những thực tế được nêu cho thấy có ẩn khuất trong ngành thép Việt Nam hiện nay.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.