Ngoại giao Việt Nam: Một sự hổ thẹn không thể bào chữa

TT Phạm Minh Chính tán gẫu cùng tùy tùng trong khi chờ gặp Ngoại Trưởng Mỷ Blinken. Ảnh chụp Youtube RFA
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dẫn cả một phái đoàn chính phủ đi công du tại quốc gia được cho là cường quốc số một thế giới mà lại không hề ý tứ, cẩn thận trong phát ngôn. Tại thủ đô của Hoa Kỳ, trong phòng họp của họ, mà lại ăn nói một cách vô giáo dục, lịch sử tối thiểu cũng cóc cần. Ông Phạm Minh Chính và thuộc cấp bình luận vô tư vể các quan chức Mỹ, gọi phái đoàn người ta là “nó” mà quên hẳn việc có thể bị ghi âm và ghi hình, một cách công khai hay bí mật (Hoa Kỳ cũng thuộc loại chúa ghi âm, nghe lén, thậm chí cả đồng minh châu Âu). Một sự điên rồ, ấu trĩ về ngoại giao của Hà Nội.

Rõ ràng, sòng phẳng. Mẹ nó, có sợ gì đâu!”, câu nói mang tính thân mật với thuộc cấp trong phòng họp khi ông Chính đang chờ hội kiến với ông Ngoại trưởng Hoa Kỳ, Antony Blinken, chứng tỏ phong cách xem thường đối tác, dẫu mình chẳng là cái thá gì, từ tư cách, lẫn chuyên môn đến tri thức khi so với người ta.

Ông Chính cũng ra vẻ tự tin khi cười bảo: “Nó đang trong phòng nó nghe đấy… Sợ gì đâu…”

Ông Đại sứ Việt Nam tại Mỹ, Nguyễn Quốc Dũng, cũng “vô tư” bốc phét: “Mình nói nó, nó cũng phải ngại… Ngay cái đoạn mà cuối cùng cậu cũng bí cậu cũng phải nói… là cuối cùng cũng phải tin Nga,” trong tiếng cười to của cả phái đoàn…

Cả ông tướng Tô Lâm của bò dát vàng cũng “thằng” này, “thằng” nọ khi nhắc về ông Matt Pottinger*!

Ngôn ngữ thân mật của họ, của những đồng chí trong phái đoàn cao cấp, đại diện cho cả một đất nước là thế này nữa, khi ông Thủ tướng Chính kết luận, trong sự lắng nghe của đoàn tuỳ tùng: “Ông này (Matt Pottinger) đáng nhẽ phải nhắc tổng thống… lúc ngồi ấy… nó nhiều quá… thế là bỏ mẹ nó tất cả… lúc đợi khách …”

Suy cho cùng, cũng chẳng có gì ngạc nhiên về bản chất vô học, ỷ quyền cậy thế, ăn cháo đá bát và hèn hạ của cộng sản Việt Nam. Trước mặt đối phương thì nhỏ nhẹ, xin xỏ. Sau lưng thì sử dụng cả một hệ thống truyền thông để tuyên truyền, lên án, chê bai, chỉ trích đối phương.

Đi xin xỏ viện trợ nhưng vẫn dùng những mỹ từ như thể thế giới đang xếp hàng chờ đợi được tiếp kiến lãnh đạo Việt Nam.

Chợt nhớ đến lời tâm sự của ông Tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh (cựu phó thủ tướng kiêm thống đốc ngân hàng Việt Nam cộng hòa) với người viết: “Tôi dẫn họ đi để cho họ biết thế giới bên ngoài, chứ họ cứ như là con ếch ngồi đáy giếng!”

Ông Oánh, khi đó là cố vấn kinh tế cho nguyên Thủ tướng cộng sản Võ Văn Kiệt. Vào giữa những năm 1990, ông Oánh đã dẫn một phái đoàn của chính phủ cộng sản, do ông Thủ tướng Võ Văn Kiệt cầm đầu để đi thăm các nước Châu Âu. Mang tiếng đi thăm nhưng thực chất là đi xin tiền viện trợ. Thế thôi.

Trung cộng, Pháp hay Mỹ cũng là nạn nhân của cái phong cách ngoại giao rừng rú, lợi dụng và vô ơn của cộng sản Việt Nam.

Tiếc rằng, phương Tây chắc thừa biết bản chất tồi tệ của Hà Nội nhưng họ vẫn “làm ngơ”!

Tất cả chỉ vì bài toán quyền lợi của nhau mà thôi, nên cộng sản Việt Nam vẫn cứ tiếp tục hành xử một cách “đầu đường, xó chợ” mỗi khi đi công du, ngoại giao tại phương Tây!

Chỉ có người dân Việt Nam mới cảm thấy ngượng và hổ thẹn khi thấy quan chức cao cấp của họ hành xử một cách vô ý tứ và vô ý thức như thế. Ếch ngồi đáy giếng là vậy!

Chẳng có đối lập chính trị, tự do ngôn luận và tự do báo chí nên cả một chế độ cứ mặc nhiên hành xử một cách tuỳ tiện, bất chấp thể diện quốc gia.

Đó chẳng khác nào một sự hổ thẹn cho đất nước và con người Việt Nam.

Nguồn: FB Lâm Bình Duy Nhiên

* Matt Pottinger là cựu Phó Cố Vấn An Ninh Quốc Gia (9/2019 – 1/2021) của Tổng Thống Donald Trump

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!