Ngọn Đuốc Bị Vấy Bẩn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vài nét sơ lược về Thế vận hội (hay Thế vận hội Thể thao Olimpic)

JPEG - 80.7 kb

Là cuộc tranh tài trong nhiều môn thể thao giữa các quốc gia trên toàn thế giới. Thế vận hội gồm Thế vận hội Mùa hè và mùa đông được tổ chức xen kẽ nhau hai năm một lần (vào các năm chẵn). Đây là một đại hội thể thao không chỉ là đua sức thể lực mà còn mang ý nghĩa biểu trưng cho tinh thần đoàn kết, hòa bình của toàn nhân loại.

Thế vận hội bắt nguồn từ các cuộc thi đấu thể thao thời Hy Lạp cổ đại. Và Thế vận hội hiện đại được Nam tước người Pháp Pierre Frèdy de Coubertin tổ chức lần đầu tiên vào cuối thế kỷ 19. Đại hội Thể thao Olympic, thường được gọi là Thế vận hội Mùa hè, được diễn ra cứ bốn năm một lần từ năm 1896, trừ những năm diễn ra chiến tranh thế giới.

Thế vận hội Mùa đông được thành lập vào năm 1924 cho những môn thể thao mùa đông. Mới đầu nó được tổ chức cùng năm với Thế vận hội mùa hè, nhưng từ năm 1994, Thế vận hội mùa đông và Thế vận hội mùa hè diễn ra xen kẽ nhau hai năm một lần. (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Tây Tạng có lịch sử là một quốc gia độc lập

JPEG - 92.8 kb

Tây Tạng nằm giữa hai nền văn minh cổ đại của Trung Quốc và Ấn Độ, nhưng những dãy núi hiểm trở của cao nguyên Tây Tạng và dãy núi Himalaya làm đất nước này xa cách cả hai. Tiếng Tây Tạng là một phần của nhóm ngôn ngữ Tạng-Miến thuộc hệ ngôn ngữ Hán-Tạng. Lịch sử của Tây Tạng đặc biệt ở chỗ là đây là một quốc gia phụng sự Phật giáo, cả đối với dân xứ đó cũng như đối với dân Mông Cổ (Mongol) và dân Mãn Châu (Manchu). Tây Tạng còn có tên thường gọi là “mái nhà của thế giới” hay là “đất nước của tuyết”.

Tây Tạng lần đầu tiên bước vào lịch sử Địa lý của Ptolemy với cái tên batai (βαται), phiên ra ký tự Hy Lạp của một tên bản xứ là Bod. Tây Tạng sau đó xuất hiện trong lịch sử trong một cuốn sách Trung Quốc mà xứ này được gọi là fa. Sự kiện đầu tiên từ lịch sử còn ghi lại của Tây Tạng và cũng được xác nhận ở nước ngoài là khi Vua Namri Löntsän (Gnam-ri-slon-rtsan) gửi một đại sứ sang Trung Quốc đầu thế kỉ thứ 7.

Sử liệu Trung Quốc ghi lại một phái đoàn Tây Tạng sang Trung Quốc vào năm 634 cầu hôn công chúa và bị từ chối. Năm 635-6 vua Tây Tạng tấn công và đánh bại người Azha (‘A zha), sống xung quanh hồ Koko Nur vùng đông bắc của Tây Tạng, và kiểm soát những tuyến đường thương mại quan trọng vào Trung Quốc. Sau một chiến dịch đánh Trung Quốc khá thành công vào năm 635-6, vua nhà Đường mới đồng ý gả công chúa cho Songtsän Gampo. Đây là triều đại Đường Thái Tôn, tức Lý Thế Dân.

Công chúa Wencheng (Mung-chang Kung-co) rời Trung Quốc vào năm 640 để lấy Songtsän Gampo. Hòa bình lập lại giữa Trung Quốc và Tây Tạng cho đến hết triều đình của Songtsän Gampo. Tên Công chúa Wencheng được Việt hóa là Văn Thành, Songtsän Gampo là Tùng Tán Can Bố. Văn Thành Công chúa được xem là chiếc cầu nối cho hai nền văn hóa Hán – Tạng.

Câu chuyện Văn Thành công chúa nhà Đường sao mà giống với chuyện vua Càn Long nhà Thanh định gả Công chúa cho vua Quang Trung nước Việt quá. Có điều vua Quang Trung đã có vợ là Ngọc Hân công chúa rồi, nên ông từ chối khéo.

Trải qua nhiều triều đại, Tây Tạng là một quốc gia độc lập. Tuy có thời gian bị nhiều quốc gia phương Tây, Trung Quốc và Nhật xâu xé, nhưng không có nghĩa là Tây Tạng đã mất tên trên bản đồ thế giới và trở thành một bộ phận của quốc gia khác.

Tuy nhiên, nhà cầm quyền Trung Quốc lại cho rằng có thời gian Tây Tạng bị lệ thuộc vào họ, nên bây giờ Tây Tạng phải là một phần lãnh thổ của Trung Quốc chớ không phải là một quốc gia độc lập. Đó là cái lý bào chữa của kẻ cướp, nếu lập luận như thế thì thời gian Trung Quốc bị liên minh 6 nước chiếm đóng, làm cho tơi tả, thì có nghĩa là Trung Quốc mãi mãi bị chia cắt thành thuộc địa của liên minh 6 nước ấy hay sao? Nếu vậy thì làm sao có một nhà nước Trung Hoa Nhân Dân Cộng Hòa Quốc ngày hôm nay?

JPEG - 109.3 kb

Phong trào kháng chiến của người Tibet bắt đầu với những kháng cự cô lập chống lại Trung Quốc trong thập niên 1950. Trong giữa thập niên 1960, các khu đất của các tu viện bị chia cắt và giáo dục không tôn giáo được giới thiệu. Trong suốt Cách mạng văn hóa, Hồng vệ binh, bao gồm cả một số người Tibet, đã mở một chiến dịch đập phá có tổ chức các địa điểm văn hóa trên toàn cõi Trung Quốc, bao gồm cả những đền thờ Phật giáo ở Tibet. Trong vài ngàn tu viện ở Tibet, hơn 6,000 đã bị tiêu hủy [*]. Theo một nguồn của Trung Quốc, chỉ một vài tu viện quan trọng về tôn giáo hay văn hóa là vẫn còn mà không bị hư hỏng nặng,[*], và hàng ngàn nhà sư và ni cô Phật giáo bị giết, hành hạ hoặc bỏ tù.[*]

Trung Quốc tiếp tục tuyên truyền rằng sự cai trị Tibet của họ là một sự tiến bộ đi từ thời phong kiến Tây Tạng trước năm 1950, và một vài nước thỉnh thoảng vẫn phản đối sự cai trị của Trung Quốc ở Tibet. Vị Dalai Lama được kính trọng như là một lãnh đạo tôn giáo, và được đón tiếp bởi nguyên thủ của nhiều nước. (Bách Khoa Toàn Thư Mở Wikipedia)

Không ai cần “nước mắt cá sấu”

Đại sứ Trung Quốc tại London kết tội truyền thông phương Tây làm xấu hình ảnh Trung Hoa đồng thời cho rằng tình hình ở Tây Tạng “phức tạp”.

Phát biểu trên tờ Suday Telegraph, bà đại sứ nói rằng người Trung Hoa “yêu mến” Tây Tạng. Người đứng đầu tòa đại sứ Trung Quốc ở London viết: “Tôi lo ngại rằng nhận thức giữa người Hoa và phương Tây đang nhanh chóng tách ra theo hai hướng khác nhau”. (BBCVietnamese ngày 13/4/2008).

Người Việt có thành ngữ “Nước mắt cá sấu” để ám chỉ những kẻ độc ác giết người không gớm tay nhưng vờ đạo đức giả trước mặt người khác, há cái mồm chơm chởm răng nanh nhọn hoắt hôi thối đầy máu tươi xé xác con mồi nhưng lại chảy nước mắt dòng dòng ra vẻ thương hại con mồi tội nghiệp.

Nếu như dân tộc Việt Nam không sinh ra các vị anh hùng như Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Thủ Độ, Trần Quốc Tuấn, Lê Lợi, Nguyễn Trãi, Nguyễn Huệ thì Việt Nam cũng bị tình trạng giống như Tây Tạng bây giờ. Chắc chắn người Việt không ai có thể vui vẻ, an phận, cam chịu sự cai trị của “chính sách một Trung Quốc độc lập” để được nghe bà đại sứ Trung Hoa phát biểu rằng người Trung Hoa “yêu mến” Việt Nam???

Nếu người Việt Nam không cần thứ tình cảm “yêu mến” ấy của nhà cầm quyền Trung Quốc, thì người Tây Tạng cũng vậy. Cái họ cần là độc lập, chủ quyền, tự do, nhân quyền cho lãnh thổ Tây Tạng, họ không cần người ngoại tộc cai trị rồi ban bố cho một chút “yêu mến” chót lưỡi đầu môi hòng lấp liếm với dư luận thế giới bên ngoài, mà bên trong thì xe tăng, quân đội đàn áp người Tây Tạng dưới sự “bảo kê” của Chủ tịch Trung Quốc Hồ Cẩm Đào. Vì vậy, hành vi phản kháng của người Tây Tạng lưu vong trên đường ngọn đuốc Thế vận hội Bắc Kinh đi qua luôn sôi sục là điều dễ hiểu.

Đài Loan – hòn đảo có diện tích 35.000 km2, với khoảng 23 triệu dân và cách Trung Quốc 120 km, nhưng đã hiên ngang tuyên bố “cấm cửa” ngọn đuốc của kẻ cướp đất này. Ỷ mạnh hiếp yếu, Trung Quốc huyên hoang đe dọa có thể dùng sức mạnh quân sự để thôn tính Đài Loan. Đáp trả thái độ hung hăng của Trung Quốc, Tổng thống Đài Loan mới đắc cử Mã Anh Cửu đã gọi Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia Bảo là kẻ “vô lý” và “ngớ ngẩn”.

Thế vận hội thể thao hay “Đại hội võ lâm”?

Các cuộc phản đối diễn ra dọc đoạn đường rước đuốc Olympic qua 20 nước được các nhà phân tích mô tả là một thảm họa cho chiến dịch quảng bá của Bắc Kinh.

JPEG - 63.9 kb

Ngày 30/3/2008, tại Hy Lạp, trong khi một quan chức Trung Quốc đang đọc diễn văn khai mạc thì có 2 “anh Tây” xông ra căng cờ đen với hình ảnh 5 chiếc còng hàm ý phản đối Olympic Bắc Kinh ở sau lưng.

Ngày 6/4/2008, tại London, Vương quốc Anh: Hàng nghìn cảnh sát đã được huy động bảo vệ ngọn đuốc trên suốt một quãng đường dài vài chục km. 80 nghệ sĩ, vận động viên và quan chức luân phiên rước đuốc.

Ngày 07/4/2008, tại Paris, Pháp: An ninh ở Paris đã được tăng cường ở mức rất cao, với khoảng ba nghìn cảnh sát làm nhiệm vụ trên xe đạp, chạy bộ hay thập chí là trượt patin.

Ngày 10/4/2008, tại San Fransisco, với hơn 10 ngàn Cảnh sát bảo vệ.

Ngày 12/4/2008, tại Buenos Aires của Argentina

Ngày 17/4/2008, tại Delhi, Ấn Độ: Khoảng 15 ngàn cảnh sát và lính đặc nhiệm được triển khai ở trung tâm thủ đô Delhi dọc theo các đoạn đường theo dự kiến đuốc sẽ được rước qua.

Ngày 19/4/2008, tại Bangkok, Thái Lan: Hơn 2.000 cảnh sát và các nhân viên an ninh đang bảo vệ ngọn đuốc Olympic tại Bangkok trong chặng rước đuốc vòng quanh thế giới.

Ngày 21/4/2008, tại Kuala Lumpur, Malaysia: Khoảng một ngàn nhân viên cảnh sát có mặt để bảo vệ ngọn đuốc đang được rước qua thủ đô Kuala Lumpur.

Ngày 22/4/2008, tại Indonesia: 2.500 nhân viên an ninh, muốn vào phải xin giấy phép đặc biệt.

Ngày 24/4/2008, tại Canberra, Australia: 500 cảnh sát viên và hàng rào sắt bảo vệ, 80 người rước đuốc.

Ngày 25/4/2008, tại Nhật: Hơn 3.000 cảnh sát được huy động để bảo vệ sự kiện này.

Lịch sử rước đuốc thế vận hội chưa bao giờ phải huy động một lực lượng cảnh sát bảo vệ đông đảo, dày đặc như thế và chưa bao giờ bị phản kháng dữ dội trên đường đi như thế. Các vận động viên bị lọt thỏm giữa một rừng trùng trùng điệp điệp binh sĩ toàn loại “cao thủ võ lâm”, nên người dân các nước đi xem rước đuốc chỉ xem được các quân nhân nhà ta đang “hành hiệp”với đủ thứ công cụ, phương tiện sẳn sàng trấn áp dân chúng. Thế này thì phải gọi “Đại hội võ lâm” mới đúng chớ chẳng còn thể thao gì nữa.

Những người biểu tình là người Tây Tạng, là đủ mọi sắc dân, nhưng đều với một mục đích chung là “Tự do cho Tây Tạng”.

JPEG - 67.8 kb

Là người Việt Nam thì không ai có thể quên tháng 01/1974, Trung Quốc xua quân đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa, 58 binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa đã anh dũng hy sinh bảo vệ cương thổ quốc gia.

Năm 1979, Đặng Tiểu Bình lại một lần nữa ngang nhiên xua quân tràn qua biên giới phía Bắc để “dạy cho Việt Nam bài học thứ hai”.

Tháng 03/1988, Trung Quốc tiếp tục đánh chiếm một phần quần đảo Trường Sa, 74 chiến sĩ bộ đội Việt Nam đã vị quốc vong thân.

Chưa hài lòng, hải quân Trung Quốc đã bắn chết và gây thương tích cho 9 ngư dân Thanh Hóa ngày 08/01/2005. Liên tiếp trong năm 2007, Trung Quốc cho hải quân bắt giữ nhiều tàu và bắn chết nhiều ngư dân Thanh Hóa, Quảng Nam, Đà Nẵng, Khánh Hòa.

Để rồi sau đó nhà cầm quyền Trung Quốc âm mưu tiến thêm một bước xa hơn là hợp pháp hóa đất đai cướp được với dư luận quốc tế bằng cách ngày 02/12/2007 ra tuyên bố Hoàng Sa và Trường Sa là lãnh thổ thuộc thành phố Tam Sa của chúng. Âm mưu mượn hình ảnh Olympic để thể hiện hình ảnh Hoàng Sa, Trường Sa là lãnh thổ Trung Quốc.

Cùng chung số phận nhược tiểu như Tây Tạng, không có được cái dũng khí của Tổng thống Đài Loan, chúng ta ủng hộ tự do cho Tây Tạng hay ủng hộ kẻ xâm lược Tây Tạng?

Làm sao đừng để tiếng đời nguyền rủa, mỉa mai là phường bán nước, “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi dày mả Tổ”. Làm sao để khi còn sống có thể hãnh diện với con cháu, khi chết xuống suối vàng không thẹn nhìn thấy Tổ tiên.

Người Việt Nam có thích thú, có hoan nghênh, có vui vẻ chào đón hay lạnh lùng khinh bỉ, biểu tình phản đối một ngọn đuốc thể thao nhưng đã bị vấy bẩn vì nhà cầm quyền nhuộm màu chính trị và bạo lực hay không là tùy ở lòng yêu nước, yêu tự do, tinh thần phản kháng chống xâm lược, lòng tự hào dân tộc và nhận thức trong mỗi con người.

Tò te kèn thổi tiếng năm ba,
Nghe lọt vào tai, dạ xót xa.
Uốn khúc sông rồng mù mịt khói,
Vắng hoe thành phụng ủ sầu hoa.
Tan nhà cám nỗi câu ly hận,
Cắt đất thương thay cuộc giảng hoà.
Gió bụi đời cơn xiêu ngã cỏ,
Ngậm cười hết nói nỗi quan ta”.

Tạ Phong Tần
(Công Lý và Sự Thật)

Thực Tế Thế Vận Hội Đã Bị Chính Trị Hóa

Trung Quốc tung ra video ca nhạc Olympic do Tống Tổ Anh biểu diễn. Nội dung ca ngợi cảnh đẹp Hải Nam, nhưng hình ảnh minh họa được “đính kèm” một số cảnh quay ở Hoàng Sa, gián tiếp khẳng định Hoàng Sa thuộc tỉnh Hải Nam – Trung Quốc.

Nguồn: TaPhongTan

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.