Người Việt tại Pháp phản đối Hồ Cẩm Đào

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Tiếp nối truyền thống yêu nước và bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của các thanh niên sinh viên VN tại các tỉnh thành từ Lạng Sơn, Cao Bằng, Nam quan, Hà Nội, Hải Phòng, Hà Tĩnh, Nghệ An, Đà Nẵng, Huế, Bình Thuận, Nha Trang… đến Đồng Nai, Biên Hòa, Vũng Tàu, Sài Gòn, Cần Thơ, Trà Vinh…

6 chữ vàng “HS.TS.VN” – những chữ viết tắt nói lên tinh thần bảo vệ chủ quyền: Hoàng Sa và Trường Sa là của Việt Nam, hay còn có thể hiểu là phản đối hành động xâm lăng của đảng CSTQ với sự toa rập của đảng CSVN về hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Lần đầu tiên tiếp tay các bạn trẻ thanh niên sinh viên VN, các đồng bào VN sinh sống tại thủ đô Paris đã nối tiếp khẳng định trực tiếp HS.TS.VN, đến tận tai mắt chủ tịch nhà nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào và phái đoàn tùy tùng, nhân chuyến đi 3 ngày đến Pháp để thực hiện ký kết các hợp đồng thương mại với các doanh nghiệp Pháp.

Phái đoàn của ông Hồ Cẩm Đào ngoài việc ký kết một số hợp đồng doanh nghiệp, còn được đoàn người biểu tình “chào đón” tại thành phố du lịch Nice trong ngày 4 và 5 tháng 11/2010 để phản đối chính sách đàn áp, xâm lăng… cũng như đòi hỏi nhà cầm quyền TQ phải trả tự do cho nhà dân chủ Lưu Hiểu Ba, người vừa được giải Nobel Hòa Bình 2010, đang bị cầm tù với bản án 11 năm.

JPEG - 80.5 kb

Vào sáng thứ Năm 04/11/10, tổ chức Phóng viên không biên giới (RSF) đã kêu gọi tụ họp bên cạnh trung tâm Văn hóa Georges Pompidou quận 1 Paris, để thông tin và vận động chính quyền Pháp làm áp lực nhà cầm quyền TQ trả tự do cho ông Lưu Hiểu Ba. Cao điểm là các đợt thả hàng trăm con chim Bồ Câu khỏi lồng sắt lên bầu trời tự do, với sự hiện diện của các chính khách, nghệ sĩ, tài tử, và hầu hết các báo chí, truyền thông, truyền hình lớn nhỏ tại Paris. Qua sáng ngày hôm sau RSF đã làm một cuộc rước đón đột xuất bất ngờ trước đoàn xe của ông Hồ Cẩm Đào trên đại lộ Champs Elysée với hàng chục cây dù trắng có in hình biều tượng và hàng chữ “Free Liu Xiao Bo”.

JPEG - 56.1 kb

Buổi chiều ngày 4/11, Cộng đồng Tây Tạng tại Pháp đã đứng ra tổ chức một cuộc biểu tình tuần hành từ quãng trường nhân quyền Trocadéro, đi bộ đến trước tòa đại sứ TQ tại Paris, với sự hưởng ứng của RSF, Amnesty International, các cộng đồng Miến Điện, Tân Cương, Đài Loan, Trung hoa dân chủ, Việt Nam và người dân bản xứ. Chấm dứt buổi biểu tình tuần hành là buổi đốt cờ đỏ 5 Sao của TQ trước hàng rào cảnh sát canh gác bảo vệ tòa đại sứ TQ. Qua ngày hôm sau tại thành phố bãi biển du lịch nổi tiếng Nice, một lần nữa Hồ Cẩm Đào và đoàn tùy tùng lại được “đón rước” tại đây, với sự hiện diện của Amnesty International.

Tất cả các cuộc biểu tình trong hai ngày 3 và 4/11 đã được hầu hết các hãng thông tấn đi tin. Trong bản tin tức thời sự của các đài truyền hình TF1, France 2, France 3, M6, LCI, Canal +, BFM TV, ITélé… đã chiếu đi chiếu lại các hình ảnh biểu tình phản đối chủ tịch nhà nước TQ Hồ Cẩm Đào, đặc biệt 6 chữ vàng “HS.TS.VN” cùng khẩu hiệu “PCC Stop Bôxit VN” và “PCC Stop Invasion au VN” (PCC: Parti Communiste Chinois = đảng CSTQ) đã được công khai xuất hiện, mà không bị ngăn cản, tháo gỡ như tại VN.

(TND-Paris)

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.