Nguyễn Xuân Diện thật – Nguyễn Xuân Diện giả

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thưa chư vị,

Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện chỉ là chủ của các hiên trà,
ca quán sau đây:

http://xuandienhannom.blogspot.com

http://nguyenxuandien.multiply.com

Còn những quán xá sau đây, là hàng nhái:

http://nguyenxuandien.net

http://xuandien.com

http://xuandienhanom.blogspot.com

Và cái này, vừa xuất hiện trưa nay (27.08):

http://nguyenxuandien2.blogspot.com

Ngoài ra, nhiều người bảo: Cứ thế, cứ thế nhé. Như là đã chat với nhau hôm qua nhé! Tôi chẳng hiểu ra làm sao. Hóa ra họ đã chat với nick các xuandien rồi nguyenxuandien suốt cả đêm hôm trước. Hề…hề…….

Nguyễn Xuân Diện chỉ chat sau khi đã có cuộc điện thoại trước mà thôi, không tự nhảy vào chat với ai. Mong các vị thông cảm, đừng chat nhầm người, dễ bị kẻ xấu lợi dụng, lừa gạt.

Lâm Khang Nguyễn Xuân Diện kính báo!
Ngày 28.8.2011:

Lời cải chính về blog xuandienhannom

Hôm nay tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện có nói là http://xuandien.com là hàng nhái của blog của ông. Tôi vô tình đọc blog của ông sau khi xem trang thống kê của blogger. Xin lỗi ông là dù ông là một người yêu nước mà tôi rất tôn trọng, và sau lời kết tội của ông thì tôi cũng vẫn hết sức kính trọng ông, nhưng ông áp đặt thế là vô lối. Đây là domain của tôi, tôi đang học và làm việc tại Singapor, chả liên quan gì tới ông cả, mọi nội dung post trên đây trước đây tôi sử dụng một phần mềm do tôi tự viết để tự động post bài, giờ đây tôi làm nơi điểm tin quốc tế. Dân phần mềm IT bọn tôi chả bao giờ có ý định phá hoại ông cũng như người khác.

Toàn bộ nội dung trên blog http://xuandien.com không có bất kỳ bài nào trùng lặp với website ông để có thể kết luận là hàng nhái, toàn bộ thiết kế giao diện khác hoàn toàn không thể gây ra bất kỳ ngộ nhận nào, ngôn ngữ chính của blog của tôi là tiếng Anh trong khi ngôn ngữ chính trên blog của ông là tiếng Việt, đối tượng truy cập cũng hầu hết từ nước ngoài chiếm tới 85% rất ít người trong nước. Các nội dung trên blog cũng không chứa bất kỳ thông tin nào có mục đích phá hoại đất nước, vi phạm luật pháp Việt Nam hiện tại, luật pháp Mỹ và luật pháp Singapor, không trái với TOC của Google Inc, các quy định DMCA.

Xin nhắc lại là trong mọi việc liên quan tới quốc gia, tôi tôn trọng ông. Tuy nhiên, là thánh cũng có lúc sai, trong lời kết tội của ông thì ông sai, mong ông rút lại lời quy chụp là tôi làm blog nhái của ông để phá hoại ông. Tôi chưa bao giờ làm điều gì có lỗi với đất nước.

Trân trọng
Nguồn: xuandien.com

Nguyễn Xuân Diện:

Thưa chủ trang http://xuandien.com. Xin cảm ơn ông đã đăng lời cải chính, với lời lẽ mà những người tử tế có thể nói với nhau. Nhưng điều tôi cảm ơn nhất, là ông đã thay tên tiêu đề Nguyễn Xuân Diện Blog, bằng bức hình của ai đó, và xóa đi toàn bộ các bài và comments copy tự động từ Blog của tôi.

Trang Blog http://xuandien.com xuất hiện đầu tháng 6. Vào lúc 11h00 ngày 09.06, tôi cũng đã báo với cơ quan có trách nhiệm rằng đấy không phải là Blog của tôi, mặc dù trong đó ngoài bài copy của trang khác thì còn lại là coppy toàn bộ Blog của tôi. Sở dĩ tôi phải báo cáo, vì nó là trang điện tử có đuôi “chấm com”(.com), theo quy định của VN thì phải đăng ký. Không đăng ký thì bị xử phạt. Vậy thôi!

Tôi xác nhận, từ sáng nay (28.08.2011) trang điện tử http://xuandien.com là một trang tin điện tử không nhái Nguyễn Xuân Diện Blog. Và chữ xuandien trong dòng đường dẫn chỉ là sự trùng lặp ngẫu nhiên.

Kính thư
Nguyễn Xuân Diện

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.