Nguyễn Xuân Phúc: “Nhiều đốm lửa nhỏ sẽ bùng lên thành đống lửa lớn”

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nhưng những “anh Pha, chị Dậu xóm Hoành” không thể “nhóm lửa” lúc 4 giờ sáng rằm tháng chạp, đơn giản, vì lúc ấy họ đang ngủ. Họ cũng không thể có mặt để phá một bức tường đã xây xong từ lâu ở cách thôn Hoành 3 – 4 cây số. Tất cả, chỉ là trò “gắp lửa bỏ tay người”, là màn kịch trâng tráo và thô bạo của công an. Nhưng thô bạo và trâng tráo hơn, đó chính là sự dối trá ở cấp độ quốc gia, phơi bày ngay giữa thủ đô, trước cả nước và trên thế giới…

***

Đe nẹt kiểu đốm lửa thành đám cháy của người dứng đầu chính phủ vào sáng 9/1, tại hội nghị tổng kết công tác dân vận năm 2019 và triển khai nhiệm vụ năm nay, cho thấy có thể ông đã có bút phê đối với kế hoạch tập kích vào Đồng Tâm. Trước khoảng 5.000 đại biểu tham dự trực tuyến, Xuân Phúc “chém”: Nhiệm vụ mới hiện nay là dân vận trên không gian mạng phải nói thẳng, làm thật… phải thực lòng, ứng xử có văn hoá, chứ không qua loa đại khái, nói không đi đôi với làm.

Đối chiếu những điều Phúc “chém bão” với tất cả những gì diễn ra trên thực địa chỉ cách thời điểm tuyên bố trước đó vài giờ đồng hồ, nếu trong nhà nước pháp quyền, chắc chắn Phúc đã bị đàn hặc và luận tội. Tại một hội nghị thu hút 40 trung ương, nhiều bộ trưởng và quan chức cấp cao, mà kẻ đứng đầu hành pháp công khai “bảo kê” cho tội ác thì công lý ở Việt Nam đúng là một gã hề như trên trang bìa của một tạp chí dạo nọ.

Hậu quả tang thương đầu tiên, theo nguồn tin từ xã Đồng Tâm, cụ Lê Đình Kình và con trai thứ hai, anh Lê Đình Chức, đã qua đời sau biến cố rạng sáng 9/1. Một cảnh sát cơ động tên là Dương Đức Hoàng Quân, 28 tuổi cũng bị thiệt mạng, cùng với 2 người khác trong sự kiện nói trên. Status cuối cùng của Hoàng Quân như một điềm báo: “Chiến tranh bảo vệ tổ quốc không đáng sợ. Nhưng đáng sợ là máu đổ chính vì người dân mình”. Quân có thể được cứu rỗi vì chính status cuối cùng này.

Theo nhiều trang mạng xã hội, chính quyền đã đánh tráo tên địa dư và nhiều khái niệm nhằm phục vụ cho chiến dịch cướp đất. Việc họ đưa cả ngàn lính tới càn quét từ lúc nửa đêm ngay tại nơi cư trú hợp pháp của bà con xóm Hoành, xã Đồng Tâm, chứ không phải trên cánh đồng Sênh, rồi hô hoán rằng người dân gây rối, không làm cho chính quyền tăng thêm bất cứ điểm nào về tính chính danh trong vụ bố ráp rạng sáng 9/1.

Các blogger đã đúng khi khái quát vòng tròn khép kín: Đền bù rẻ mạt để ăn chênh lệch, dân không đi thì cưỡng chế, cưỡng chế không được thì trấn an, câu giờ, chờ ngày bố ráp. Bố ráp mà dân vẫn chống cự thì dân chịu tù, thậm chí án tử hình. Quyền lợi người dân ở đâu giữa những kẻ nắm trong tay cả pháp luật lẫn quyền cưỡng đoạt? Người dân chỉ có quyền chịu bị cướp và chịu tù đày. Bế tắc của đất nước chính là ở chỗ đó!

Tương lai dân tộc sẽ đi về đâu khi từng tràng súng đã rộ lên kèm theo những tiếng nổ chát chúa trong đêm ngay giữa thành phố vì hoà bình. Hành pháp chia làm 2 ngả. Hàng ngàn người này “được huy động” đi nghe nói dối. Hàng ngàn người kia “bị huy động” tham gia đàn áp phụ nữ và trẻ thơ ba tháng tuổi. Từ vũ khí chống giặc Tàu trên biển cho đến chó becgiê… được dùng thả sức, bởi cả công an lẫn quân đội đều gắn mác “nhân dân”. Núp danh nghĩa nhân dân để đi cướp đất của nhân dân!

Sinh thời Đỗ Mười – vua chém gió – một lần được hoan nghênh, bởi ông đã phản đối dự định đưa bộ đội tham gia đàn áp cuộc nổi dậy ở Thái Bình năm nào. Bấy giờ ông bình luận: “Bộ đội sẽ thua dân là cái chắc! Mà ai lại dùng bộ đội đi đàn áp dân?” Hậu sinh khả uý! Thế hệ Xuân Phúc (Chưa biết vai trò Nguyễn Phú Trọng trong vụ bố ráp này đến đâu, bởi vì kế hoạch của Tô Lâm chắc chắn phải qua Ban Bí thư!) quả đã vượt các bậc đàn anh trong việc bố ráp “trộm” nhằm khủng bố thường dân.

Theo nhà báo Võ Văn Tạo, sinh thời Lê Đức Anh khi làm Bộ trưởng Quốc phòng đã trả lời phỏng vấn được báo chạy tít: “Cưỡng chế đã sai mà dùng quân đội cưỡng chế lại càng sai”. Trung tướng Nguyễn Quốc Thước, Chính ủy Quân khu IV, cũng phản đối đưa quân đội đi cưỡng chế, vì mâu thuẫn giữa dân và chính quyền là mâu thuẫn giữa “ta với ta” chứ không phải như với giặc ngoại xâm, nên không bao giờ được phép đem lực lượng vũ trang nhân dân ra đối đầu với nhân dân.

Vậy mà, ĐCSVN mở đầu thập kỷ thứ hai của thế kỷ 21 bằng “trận đánh” Đồng Tâm. Rồi đây không biết có ai “viết chuyện này thành sách” theo gợi ý của đại tá Đỗ Hữu Ca, từ vụ đánh úp anh em Đoàn Văn Vươn. Người dân trong cuộc giáp la cà này sẽ bị bóp nát. Với quân số lên đến hàng ngàn, chính quyền thừa sức cô lập bà con Đồng Tâm nay “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Dù thành hay bại, nhà cầm quyền chuyên cai trị bằng dùi cui và còng số 8 sẽ là vết nhơ không bao giờ gột rửa được trong lịch sử.

Trên FB cá nhân, nhà báo Ngọc Vinh (Tuổi Trẻ) cho rằng trong sự kiện Đồng Tâm, bi kịch là báo chí đã bị bịt miệng. Trong khi đó, công an hoàn toàn chủ động trong “cuộc chiến”, từ cách thi hành án cho đến cách thông tin rất nhanh chóng cho xã hội trên trang web của họ. Khi báo chí bị đẩy ra ngoài lề sự kiện thì tin tức về Đồng Tâm vẫn chưa phải là tin tức và người ta chẳng biết đâu là sự thật đen đúa trong hai ngày qua.

Vì trách nhiệm kiểm chứng và công bố sự thật khách quan là công việc hàng đầu của báo chí. Trong hoàn cảnh hiện nay, để xác thực sự kiện, cần có thông tin đa chiều, từ phía người dân Đồng Tâm, phía lực lượng chức năng… thế nhưng báo chí đã bị vô hiệu hoá. Vì vậy, nếu ai hỏi sự thật về Đồng Tâm như thế nào thì nhà báo này chỉ biết trả lời: “Sự thật ở Đồng Tâm là chưa có sự thật nào”, người từng là phóng viên Tuổi Trẻ viết.

Dù sao, điềm báo thượng dẫn của Nguyễn Xuân Phúc luôn là một khả năng trên thực tế, nếu đảng và nhà nước của ông tiếp tục hành động theo kịch bản xưa nay trong vấn đề cướp đất của dân đen: từ Đoàn Văn Vươn đến Dương Nội, từ vườn rau Lộc Hưng năm ngoái đến Đồng Tâm năm nay. Các ông hãy nhớ lấy một chân lý do chính các ông đúc kết từ lâu nhưng cuộc sống vương giả và phồn hoa đã khiến các ông bỏ qua:

Bão ngày mai là gió nổi hôm nay
Trời chợp giật ắt đến ngày sét đánh.

Lập Quyền Dân

Nguồn: RFA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.