Nhà cầm quyền Việt Nam tăng cường quản lý các mạng xã hội

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Viết cho báo mạng The Diplomat (Việt Thi chuyển ngữ)

Ngày 25 tháng 4 năm 2012

Đối với các công ty Internet nổi tiếng của Tây phương vốn có số lượng người sử dụng dịch vụ lớn từ Việt Nam thì những quy định mới mà nhà cầm quyền nước này đưa ra sẽ là những phép thử căng thẳng về nguyên tắc vận hành kinh doanh và mức độ đạo đức của doanh nghiệp. Do lo ngại đối với hiện tượng “mùa xuân Ả Rập”, Nhà nước Cộng Sản Việt Nam đang có kế hoạch đưa ra các quy định mới vào tháng 6 này yêu sách Google, Facebook và một số công ty khác nữa vốn cung cấp các dịch vụ “mạng xã hội trực tuyến” phải vận hành các dịch vụ cung cấp cho khách hàng Việt Nam của mình hoàn toàn trong khuôn khổ địa lý quốc gia và phải chấp hành các quy định kiểm duyệt.

Nhiều năm nay, giới chức Việt Nam đã lo lắng về mức độ mở rộng sự tự do trao đổi thông tin và tư tưởng chính trị trực tuyến, nơi mà người sử dụng có thể tiếp cận và quảng bá những thông tin mình muốn. Hiện hàng chục nhà dân báo (blogger) người Việt đang tại ngục chỉ vì các tội danh được gán ghép một cách khiên cưỡng như “tuyên truyền chống phá Nhà nước” hay “đe dọa an ninh quốc gia”. Phía sau lưng những người thường lên tiếng chỉ trích công khai đó là khoảng 30 triệu người Việt sử dụng Internet – nguyên một phần ba dân số – vốn có các hoạt động liên quan tới hình thức trao đổi thông tin tư tưởng hay nhóm hội qua mạng. Hiện nay với hình thức hoạt động “từ nước ngoài”, công ty Google, như là một ví dụ điển hình, vẫn còn ở vị trí tương đối độc lập đối với các sức ép kiểm duyệt như hạn chế kết quả tìm kiếm thông tin của người dùng Việt Nam. Tương tự như vậy, Facebook với hơn 3 triệu người dùng Việt, không hạn chế những kết nối hay tương tác của những đối tượng này với người dùng ở nước ngoài, vốn là các thành viên của một mạng xã hội toàn cầu vĩ đại.

Để chắc ăn, nhà cầm quyền Việt Nam đã từng cố gắng ngăn chặn các kết nối hay truy cập tới các trang mạng bên ngoài của người dùng Việt, đặc biệt là trường hợp Facebook. Nhưng chỉ với đôi chút hiểu biết về kỹ thuật vượt kiểm duyệt và tư tưởng bất tuân dân sự, nhiều người sử dụng Việt Nam đã nhanh chóng khắc phục được những tường lửa mà Nhà nước giăng ra và chủ động tham gia vào các mạng xã hội toàn cầu, qua đó xây dựng nên được một xã hội dân sự ảo.

Hiện dự thảo quy định mới nói trên mà tổ chức Việt Tân có được bản sao, có tên là “Nghị định về Quản lý, Cung cấp và Sử dụng các Dịch vụ Internet và Thông tin Trực tuyến”. Giống như nhiều chính sách hay quy chế sinh ra ở Việt Nam, ngôn ngữ trong nghị định này hết sức mơ hồ và các điều khoản rất mập mờ, qua đó người ta có thể diễn giải theo nhiều cách chủ quan, và như mọi khi rất có thể sẽ được áp dụng một cách tùy tiện nhằm phục vụ lợi ích của giới cai trị.

Điều duy nhất rõ ràng là chính sách quản lý Internet mới này ngăn cấm một loạt các hoạt động trên mạng với các hình thức được gán ghép như là “lợi dụng mạng Internet để chống Nhà nước Xã hội Chủ nghĩa”, hay “tiết lộ bí mật Nhà nước”, hoặc “phát tán thông tin sai trái gây tổn hại đến cá nhân và tập thể”. Ngôn từ khắc nghiệt trong nội dung nghị định cơ bản là nhắm tới việc tội phạm hóa mọi thông tin mà người dùng đưa lên với tính chất chỉ trích đảng Cộng Sản hay Nhà nước Việt Nam cũng như các chính sách và giới lãnh đạo của họ.

Các chính sách và quy định đưa ra trước đây tại Việt Nam tất nhiên cũng vốn đã bao hàm những cấm cản tương tự như trên, nhưng lần này chính sách mới đưa ra đã đi xa hơn về mặt thực thi bằng cách yêu cầu rõ các công ty nước ngoài phải hợp tác hỗ trợ giới cầm quyền trong việc theo dõi mạng Internet. Các công ty Tây phương sẽ phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước Bộ Thông tin và Truyền thông của Hà Nội, vốn là nơi thực hiện việc kiểm duyệt thông tin, và trước Bộ Công an, vốn là nơi thực hiện việc bắt bớ các nhà dân báo hay nhà hoạt động mạng.

Để đảm bảo ép buộc được các công ty như Google hay Facebook phải chịu nằm trong khuôn khổ luật lệ Việt Nam, nghị định này đòi hỏi các công ty phải mở các văn phòng trong nước cũng như phải cung cấp danh sách tên và thông tin của các đại diện của văn phòng.

Điều đáng quan ngại nhất của nghị định sắp ra nói trên là nó sẽ còn đòi hỏi các công ty Internet nước ngoài phải xây dựng các trung tâm dữ liệu của mình tại Việt Nam. Những kẻ soạn thảo nghị định, với tư cách hoàn toàn chỉ ở phương diện kiểm duyệt, chứ không có chút gì là người hiểu biết công nghệ, chắc đã không suy nghĩ đầy đủ hay đếm xỉa gì đến những rắc rối kèm theo.

Đó là việc các công ty kinh doanh thường sẽ phải tiêu tốn rất nhiều tiền của công sức để quyết định xây dựng các trung tâm dữ liệu của mình ở đâu. Việc ra lệnh các công ty nước ngoài phải thực hiện đưa trung tâm dữ liệu hay các máy chủ đơn lẻ vào Việt Nam trên thực tế sẽ làm hại tới quá trình vận hành và kinh doanh của họ do các khó khăn về cung ứng và kỹ thuật. Tệ hại nhất là không khuyến khích được việc mở hoạt động tại Việt Nam, mà trước nhất là sẽ hạn chế sự lựa chọn hay cạnh tranh trong dịch vụ tới người dùng.

Giám đốc Chính sách của Google, ông Robert Boorstin đã từng tuyên bố thẳng thừng khi Trung Quốc đưa ra một chính sách tương tự nhằm hạn chế thông tin trực tuyến hồi năm 2010 rằng: “Kiểm duyệt đơn thuần là một rào cản thương mại”.

Khi tham gia vào các thương lượng Hợp tác Thái Bình Dương (Trans-Pacific Partnership – TPP) với Hoa Kỳ và các quốc gia khác, (Chính phủ) Việt Nam đã hứa hẹn như đinh đóng cột rằng sẽ áp dụng các thông lệ tự do hóa thương mại một cách đầy đủ. Nay những áp chế mới sinh ra bởi âm mưu chính trị sẽ đẩy vị thế của nước này thụt lùi lại cũng như không phù hợp với các nguyên tắc thương mại tự do. Gia tăng kiểm duyệt cũng còn sinh ra những cái gai nhức nhối về mặt đạo đức kinh doanh cho các công ty. Bài học nhãn tiền đã xảy ra là Yahoo phải công khai xin lỗi và bồi thường cho những nhà đối kháng người Trung Quốc vốn bị bắt giam phần nào do những thông tin cá nhân của họ bị văn phòng của đại công ty này giao nộp cho An ninh Trung Quốc.

Để công bằng đối với Yahoo, công ty nay đã có các thay đổi bằng cách thực hiện một chương trình kết hợp kinh doanh trong khi đảm bảo nhân quyền đối với các hoạt động toàn cầu của mình. Cũng có thể vì mong muốn không làm lộ thông tin cá nhân của khách hàng, và cũng là cố gắng đảm bảo an toàn cho người dùng, tránh vết bánh xe đổ của chính mình, Yahoo gần đây đã bị Việt Nam chỉ trích thông qua nền truyền thông quốc doanh, rằng công ty vẫn “ngoan cố” bám theo các thông lệ hoạt động quốc tế cho dù có văn phòng ở Việt Nam – đây là công ty Internet Tây phương lớn duy nhất có văn phòng như vậy.

Trong một cuộc phỏng vấn giành cho một tờ báo (đều của Nhà nước) hôm 9 tháng 4 vừa rồi, một giới chức của Bộ Thông tin và Truyền thông đã nêu tên Yahoo ra và cho rằng công ty không tuân thủ pháp luật trong khi khẳng định rằng các biện pháp kiểm duyệt bổ sung là cần thiết. Khi nói đến khía cạnh kiểm duyệt thông tin trực tuyến, lợi ích của giới vận động nhân quyền và các công ty cung cấp dịch vụ công nghệ hay nội dung rõ ràng trùng hợp với nhau. Những lực lượng này cần tiếp tục gây sức ép và vận động nhiều hơn nữa để nhà cầm quyền Việt Nam hiểu được rõ ràng những hậu quả chính trị cũng như kinh tế của việc kiểm duyệt Internet.

Như lời ông Boorstin từ hãng Google đã nói: “Vấn đề rất đơn giản. Trong khi vi phạm nhân quyền, những thể chế cầm quyền nào thực hiện việc ngăn chặn tự do thông tin qua Internet cũng chính là những kẻ ngăn cản sự thịnh vượng, tự do trao đổi thương mại và tăng trưởng kinh tế”.

Hoàng Tứ Duy là lãnh đạo cao cấp của Đảng Việt Tân, một tổ chức vận động và đấu tranh cho dân chủ Việt Nam.

Nguồn: http://the-diplomat.com/asean-beat/2012/04/25/vietnam-to-target-social-media

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…

Ông Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội, ngày 1 tháng Hai, 2021. Ảnh: Reuters

Sau Nguyễn Phú Trọng sẽ là một chương bất định?

Trong chính trị, nhất là đối với một nền chính trị phức tạp như ở Việt Nam hiện nay, vào giai đoạn “hậu Nguyễn Phú Trọng” tới đây, thật khó mà vạch ra một ranh giới rõ ràng giữa ra đi và dừng lại, giữa kết thúc và khởi đầu.

Một trong những câu hỏi lớn mà giới quan sát gần đây đặt ra là, dù rừng khuya đã tắt, nhưng cái lò ‘nhân văn, nhân nghĩa, nhân tình’ của ông Trọng sắp tới có còn đượm mùi củi lửa nữa hay không? Đây là điểm bất định đầu tiên!

TBT đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng. Ảnh: FB Việt Tân

Quan điểm của Việt Tân: Nguyễn Phú Trọng là người Cộng sản cuối cùng

Nguyễn Phú Trọng còn là nhân vật ngả theo Trung Quốc. Ông Trọng và hệ thống cầm quyền đã gây tác hại cho đất nước qua những hiệp định hợp tác bất bình đẳng giữa hai đảng cộng sản Việt Nam và Trung Quốc, qua việc phân định biên giới đất liền lẫn ngoài Biển Đông.

Kết thúc triều đại Nguyễn Phú Trọng bằng sự nắm quyền của Tô Lâm và phe nhóm công an là một đại họa mới. Đất nước và xã hội sẽ chìm đắm trong hệ thống công an trị. Người dân vốn dĩ đã mất tự do, nay sẽ còn bị kìm kẹp chặt chẽ hơn…

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng phát biểu trước báo chí sau cuộc hội đàm với Tổng thống Mỹ Joe Biden tại trụ sở Trung ương đảng CSVN ở Hà Nội, Việt Nam, ngày 10/09/2023. Ảnh: AP - Luong Thai Linh

Báo chí Việt Nam chính thức thông báo tổng bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng từ trần

Còn ông Michael Tatarski, chủ trang Web thời sự Vietnam Weekly bằng tiếng Anh, đăng độc lập ở Sài Gòn, cho rằng theo quan sát của ông về cuộc chuyển giao quyền lực sau khi ông Trọng tạ thế, câu hỏi lớn hơn cả là cách Việt Nam đối xử với xã hội dân sự, việc kiểm soát Internet, các thảo luận mở, và việc kiểm duyệt văn hóa.