Nhà cầm quyền Việt Nam xử dụng bạo lực chống người Công Giáo

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

25/01/2010

Tuyết Đan phỏng dịch

Đức Tổng Giám Mục Hà Nội từ chối phản ứng, để không cho nhà cầm quyền cơ hội chỉ trích.

Một cây thánh giá bị đập vỡ vụn. Một nhà báo Công Giáo bị hành hung. Một tu sĩ Dòng Chúa Cứu Thế bị đánh ngất xỉu trên đường. Từ ba tuần lễ nay, giáo xứ Đồng Chiêm, Hà Nội, đã là mục tiêu của những hành vi khiêu khích của nhà cầm quyền.

Mặc dù những vụ bạo động kể trên, Đức Cha Giuse Ngô Quang Kiệt, Tổng Giám Mục Hà Nội, vẫn giữ im lặng. Ngài đã không có một lời trách cứ công khai nào, nhân danh cá nhân ngài, đối với những thủ phạm các cuộc tấn công này. Ngài cũng không ký tên trên bất cứ một bản thông cáo nào để lên án những căng thẳng này. Ngài đã chọn cách để vị Chánh Văn Phòng của ngài chấp bút.

“Theo chỗ chúng tôi suy nghĩ thì nhà cầm quyền Việt Nam đang tìm cách gài Đức Tổng Giám Mục dính vào vụ việc này. Họ đang kiếm một lý cớ nhằm đẩy ngài ra khỏI Hà Nội” , ông Tiếp [3], một luật sư Công Giáo phát biểu. Cũng theo vị luạt sư này, Đức Tổng Giám Mục đã cố ý không trả lời những khiêu khích trên. Ngài muốn đứng ở ngoài. Hình như ngài đã rời thủ đô cách đây 2 tuần lễ, trong lúc tình hình giáo xứ Đồng Chiêm đang sôi động.

Các lực lượng công an đã không dành thờI gian điều đình

Ngày 6 tháng 1, vào khoảng 2 giờ sáng, hàng trăm cảnh sát đã bao vây Núi Thờ, nằm trong phạm vi giáo xứ này của thủ dô. Họ đã phá huỷ cây Thánh Giá xây ở trên ngọn. Lý Do? Công trình xây cất này là trái phép. Giáo Hội khẳng định Núi Thờ thuộc quyền sở hữu của giáo xứ. Được báo động giữa đêm khua, giáo dân đã tìm cách ngăn cản cuộc phá hủy. Hai người trong đám đông đã bị thương nặng. Khoảng chục ngườI khác đã bị bắt giữ.

JPEG - 23.1 kb
(AFP/Hoàng Định Nam)

“Tôi nhìn thấy 2 bình hơi cay và rất nhiều vỏ đạn rải rác khắp nơi, cha Khoa, một linh mục từ Hà Nội đã tới đây rất sớm kể lại. Tôi nhìn thấy nhiều quần áo vấy máu. Tôi còn thấy những phụ nữ và trẻ em bị thương trên đầu”.

Theo giới Công Giáo Hà Nội thì nhà cầm quyền sẵn sàng sử dụng bạo lực như thế để ép đức Tổng Giám Mục phản ứng để có cớ tấn công ngài sau đó. Họ ghi nhận rằng các lục lượng công an đã không để thời gian cho giáo dân thương thuyết hầu ngăn chặn sự xúc phạm thánh địa. Một nhân chứng cho biết “Họ muốn đánh thế thôi”.

Giáo dân tự tổ chức để phản đối

Họ cũng nhận thấy rằng nhà cầm quyền không sẵn sàng đối thoại. “Một vị giám mục đã đề nghị xây lại cây Thánh Giá ở một chỗ ít lộ liễu, luật sư Tiếp giải thích. Nhà cầm quyền không trả lời. Và những bạo hành tiếp diễn”. Một nhà báo Công Giáo đi làm phóng sự đã bị hành hung. Tu sĩ Tặng thuộc Dòng Chúa Cứu Thế đã bị đánh và bị đuổi ra khỏi giáo xứ Đồng Chiêm. Thày bị ngất xỉu và chỉ tỉnh lại một giờ sau khi bị đòn.

Có lẽ vì thận trọng, đức Tổng Giám Mục Hà Nội đã chọn phương thức đứng ngoài xa để không châm dầu thêm cho chiến dịch bôi nhọ mà ngài đã phải hứng chịu trong suốt 2 năm vừa qua. Những lời tuyên bố của ngài đã thường xuyên bị hệ thống truyền thông của Nhà Nước bóp méo, xuyên tạc. Dường như nhà cầm quyền không thể tha thứ cho ngài về sự đối kháng của giáo dân Hà Nội, từ năm 2007, đã từ chối không khoan nhượng trong vụ Tòa Khâm Sứ và một số mẫu đất ở giáo xứ Thái Hà bị Nhà Nước cướp đoạt.

Ngày hôm nay, giáo dân đã hiểu rõ sự tự chế của vị tổng giám mục của mình. Họ đã tự động tổ chức để phản đối chống lại bạo lực. Trong một kiến nghị thư gửi nhà cầm quyền, giáo xứ Đồng Chiêm đã yêu cầu ngưng việc bao vây, cô lập nhà thờ và trả tự do cho những người bị vô cớ bắt giữ.

“Chúng tôi cần được dẫn dắt”

Giáo dân cũng tranh đấu trên mạng Internet. “Tôi nói với những chứng nhân hãy chụp hình những cảnh hành hung”, Cha Khoa, người đã đưa những hình ảnh đó lên mạng, giải thích. Về phía nhà cầm quyền Việt Nam, họ luôn thóa mạ truyền thông nước ngoài đã loan lại những thông tin đó. Họ gào thét lên rằng “Không có bách hại Công Giáo ở Đồng Chiêm.”

Tuy nhiên, dù sao thì giáo dân Đồng Chiêm cũng ân hận về sự vắng mặt của vị Tổng Giám Mục của họ. “Chúng tôi cần được dẫn dắt vì đôi khi chúng tôi quá hăng”, một giáo dân, đã từng xuống đường tại Tòa Khâm Sứ năm 2007, thú nhận. Tại Tòa Khâm Sứ, người này đã dám vượt tường trước mặt lực lượng công an. Hôm nay, anh ta tự đo lường ảnh hưởng của cử chỉ bất chợt của mình. Và anh mong muốn rằng cuộc phản kháng ở Đồng Chiêm có tổ chức hơn, hầu hữu hiệu hơn.

Rémy FAVRE (từ Phnom Penh)

http://www.la-croix.com/Le-gouvernement-vietnamien-recourt-a-la-violence-contre-les-/article/2411959/4078

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tô Lâm sẽ lên tổng bí thư?

Theo quy định thì ông Tô Lâm đương nhiên sẽ là trưởng ban lễ tang, thế nhưng điều đáng lưu ý là trưởng ban tổ chức lễ tang lại là ông Lương Cường – Thường trực Ban Bí thư.

Đây là một chỉ dấu cho thấy phe quân đội đang tìm cách cân bằng lại tương quan quyền lực đối với ông Tô Lâm. Và như thế, cuộc quyết đấu quyền lực giữa phe quân đội và phe công an đang bắt đầu. Phe nào giành ưu thế hay là sẽ thoả hiệp thì chúng ta phải tiếp tục chờ đợi ở Hội nghị Trung ương 10 sắp tới.

Chủ tịch nước Tô Lâm phát biểu trong họp báo với Tổng thống Nga Vladimir Putin ở Hà Nội hôm 20/6/2024. Ảnh minh họa: Minh Hoang/ Pool/ AFP

Bài viết “chạy tang” cho Nguyễn Phú Trọng do Tô Đại tướng đứng tên

“Tiên đế vừa nằm xuống, ngự thi chưa nguội lạnh, sự ganh đua quyền bính đã lộ diện…” Bài viết “chạy tang” đã phải điều chỉnh thời điểm công bố đến ba lần (lần lượt các ngày 19, 20 và 21/7). Điều này có báo trước cuộc chuyển giao quyền lực êm thấm hay không tại Hội nghị Trung ương bất thường tới đây?

Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam Tô Lâm trong buổi tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, tại phủ chủ tịch ở Hà Nội, ngày 20/06/2024. Ảnh: Reuters - Minh Hoang

Chủ tịch nước kiêm tổng bí thư, ông Tô Lâm nắm trọn quyền lực ở Việt Nam

Việc được bầu làm chủ tịch nước được coi là “bước đệm” cho chức vụ lãnh đạo đảng. Và ông không ngồi vào ghế chủ tịch nước nếu thực sự chưa bố trí được người thân cận thay ông làm bộ trưởng Công An. Loại hết mọi đối thủ, trong đó có hai chủ tịch nước, một chủ tịch Quốc Hội, để nắm giữ, dù tạm quyền, cả hai chức vụ cao nhất của Việt Nam – tổng bí thư và chủ tịch nước – là “một thắng lợi hoàn toàn” của ông Tô Lâm, theo giám đốc nghiên cứu Benoît de Tréglodé, Viện Nghiên cứu Chiến lược của Trường Quân sự Pháp (IRSEM).

Một người dùng điện thoại đọc tin trên báo Nhân Dân điện tử đưa tin ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Nguyễn Phú Trọng, sự nghiệp và di sản

Ông Nguyễn Phú Trọng, tổng bí thư đảng Cộng Sản Việt Nam, qua đời chiều 19 Tháng Bảy. “Cái quan định luận” (đóng nắp quan tài hãy bình luận) – dù ủng hộ ông hay không, đây là lúc nên nhìn lại di sản của người cầm đầu đảng và chính quyền Việt Nam suốt hai thập niên qua…

Ông Trọng chết, cái lò của ông có thể tắt lửa, nhưng chế độ công an trị mà ông khai mở vẫn còn đó, càng ngày càng lộng hành một cách quá quắt và cái di sản đó sẽ còn tác hại lâu dài…