Nhà ngoại giao Nga ‘xấu hổ’ từ chức vì chiến tranh Ukraine ‘không cần thiết’

Boris Bondarev, nhà ngoại giao Nga làm việc cho Phái Bộ Thường Trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc ở Geneva, đã từ chức phản đối cuộc chiến mà ông nói là "đẫm máu, vô nghĩa và hoàn toàn không cần thiết" của Nga ở Ukraine. Ảnh: New York Post
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một nhà ngoại giao kỳ cựu của Nga tại Văn phòng Liên hợp quốc ở Geneva đã từ chức hôm thứ Hai, viết trong một bức thư ngắn gọn rằng ông cảm thấy “xấu hổ” khi là một phần trong một cuộc chiến “đẫm máu, vô nghĩa và hoàn toàn không cần thiết” mà Nga đang tiến hành ở Ukraine.

Boris Bondarev, 41 tuổi, tham tán ngoại giao, người đại diện cho Nga trong Hội nghị giải trừ quân bị ở Geneva, xác nhận rằng ông đến nơi làm việc “như bất kỳ buổi sáng thứ Hai nào khác,” xin từ chức và bước ra ngoài.

“Trong hai mươi năm sự nghiệp ngoại giao của mình, tôi đã thấy những bước ngoặt khác nhau về chính sách đối ngoại của chúng ta, nhưng chưa bao giờ tôi thấy xấu hổ về đất nước mình như vào ngày 24 tháng 2 năm nay,” ông viết trong lá thư từ chức mà ông cũng gửi tới các đồng nghiệp nước ngoài.

“Cuộc chiến tranh gây hấn do Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chống lại Ukraine, và trên thực tế là chống lại toàn bộ thế giới phương Tây, không chỉ là tội ác đối với người dân Ukraine, mà còn có lẽ là tội ác ghê tởm nhất đối với người dân Nga, chữ Z gạch bỏ tất cả những hy vọng và triển vọng về một xã hội tự do thịnh vượng ở đất nước chúng ta,” Bondarev tiếp tục. (Tôi không hiểu chữ Z là đây nghĩa là gì)

Nhà ngoại giao này là người đã từng làm (việc) ở Campuchia và Mông Cổ, nói rằng ông đã cân nhắc việc từ chức trong vài năm nay.

“Nhưng quy mô của thảm họa này đã bắt tôi phải từ chức ngay.” Ông nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn.

Ông cho biết đã nhiều lần nêu quan ngại về cuộc chiến ở Ukraine với các nhân viên cấp cao của Đại sứ quán. “Tôi được yêu cầu phải giữ miệng để tránh phân tán,” anh nói.

Trong một cuộc phỏng vấn riêng với AP, Bondarev nói rằng hành động của chính phủ của ông là “không thể dung thứ được” đối với ông.

“Là một công chức, tôi phải gánh một phần trách nhiệm và tôi không muốn thế,” ông nói.

Bondarev cho biết ông vẫn chưa nhận được bất kỳ phản ứng nào từ các quan chức Nga và nói: “Tôi lo ngại về phản ứng có thể xảy ra từ Moscow. Tôi phải quan tâm đến điều đó.”

Khi được hỏi liệu một số đồng nghiệp có cảm thấy giống ông không, ông nói: “Không phải tất cả các nhà ngoại giao Nga đều cảm thấy hài lòng nhưng họ phải giữ mồm giữ miệng.”

Ông đoán rằng Điện Kremlin có thể chọn ông làm gương trong nỗ lực ngăn cản những người bất đồng chính kiến khác theo ông.

Trong tuyên bố gay gắt của mình, ông nói đã gửi email cho khoảng 40 nhà ngoại giao và những người khác, Bondarev cho biết những người ủng hộ cuộc chiến “chỉ muốn một điều duy nhất là có quyền lực mãi mãi, sống trong những cung điện xa hoa vô vị, đi trên những chiếc du thuyền có trọng tải lớn mà chi phí của chúng tương đương với toàn bộ Hải quân Nga, được hưởng quyền lực vô hạn và hoàn toàn không bị trừng phạt.”

Ông phản đối “chủ nghĩa dối trá và tính không chuyên nghiệp” ngày càng tăng trong Bộ Ngoại giao Nga và lên án Ngoại trưởng Sergey Lavrov, người mà suốt 18 năm đã từ một trí thức chuyên nghiệp và có học thức đã trở thành một người liên tục phát đi những tuyên bố mâu thuẫn và đe dọa thế giới và như vậy là đe doạ cả Nga về thảm hoạ hạt nhân!”

“Ngày nay, Bộ Ngoại giao không phải là ngoại giao. Đó toàn là những dối trá và hận thù.”

Bondarev cho biết ông không có kế hoạch rời Geneva.

Hiller Neuer, giám đốc điều hành của nhóm vận động UN Watch, đã gọi Bondarev là “một anh hùng” vì đã có lập trường công khai chống lại chính phủ của mình. “Bondarev sẽ được mời phát biểu tại Davos trong tuần này,” ông nói thêm, “và Hoa Kỳ, Anh và EU nên dẫn đầu thế giới tự do trong việc tạo ra một chương trình khuyến khích nhiều nhà ngoại giao Nga làm việc tương tự, bằng cách bảo vệ họ về tài chính và cho các nhà ngoại giao và gia đình của họ chế độ tái định cư.”

(https://nypost.com/2022/05/23/russian-diplomat-to-un-resigns-over-needless-ukraine-war/)

Đoàn Bảo Châu

Nguồn: FB Chau Doan

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.