Nhân vụ Nguyễn Đức Chung: Global Magnitsky và tài sản phi pháp

Nguyễn Đức Chung, cựu Phó Bí Thư thành ủy Hà Nội, Chủ Tịch Hà Nội và từng là giám đốc sở Công An Hà Nội, đã bị truy tố và bị bắt giữ vào ngày 28/8/2020 liên quan đến các vụ án rửa tiền, buôn lậu trong vụ án Nhật Cường; vi phạm quản lý tài sản nhà nước; và chiếm đoạt tài liệu bí mật quốc gia. Ảnh: Cafe Business
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Mới đây, Thiếu Tướng Công An CSVN Nguyễn Đức Chung, Phó Bí Thư Thành Ủy Hà Nội, Chủ Tịch Ủy Ban Nhân Dân và từng là giám đốc Sở Công An Hà Nội, đã bị truy tố và bị bắt giữ vào ngày 28 tháng Tám liên quan đến ba vụ án: rửa tiền, buôn lậu trong vụ án Nhật Cường; vi phạm quản lý tài sản nhà nước; và chiếm đoạt tài liệu bí mật quốc gia.

Nguyễn Đức Chung nằm trong danh sách 100 quan chức cao cấp CSVN bị nêu tên dích danh trong các Hồ sơ “Shadow Report năm 2016, 2018 về các hành vi giết người, tra tấn”, “Đàn áp Phái Đoàn Giáo dân Song Ngọc đi kiện về vụ Formosa”, cưỡng đoạt tài sản và giết chết cụ Lê Đình Kình trong vụ Đồng Tâm, để nhằm bị trừng phạt theo tinh thần đạo luật Global Magnitsky.

Những hồ sơ đặc biệt này, bằng tiếng Anh, thực hiện một cách công phu, dầy hàng trăm trang, có hình ảnh, chức vụ, địa chỉ, thân thế các quan chức CSVN thủ phạm, được 9 tổ chức tại Hoa Kỳ, Anh, Hòa Lan, Đức và Thụy Sĩ, với sự hỗ trợ của Đảng Việt Tân, được thực hiện trong vòng hơn 5 năm qua. Các tài liệu được soạn theo khuôn mẫu của Istanbul Protocol, để có thể nhanh chóng trở thành những tài liệu có tính chất pháp lý, đệ nạp trước những Tòa Án về hình sự quốc tế hay quốc gia Việt Nam tự do, dân chủ sau này. Hồ sơ này cũng đã chuyển đến Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc và Bộ Ngoại Giao các quốc gia đã có đạo luật Global Magnitsky, để yêu cầu trừng phạt.

Sự trừng phạt dựa theo Đạo Luật Global Magnisky gồm các biện pháp phong tỏa, tịch thu tài sản phi pháp và cấm nhập cảnh đối với các quan chức và gia đình, dính líu trong các vụ hối lộ quy mô, sang đoạt phi pháp tài sản của ngươi khác, hay ra lệnh, chỉ huy các vụ đàn áp quy mô, tra tấn, giết người.

Global Magnitsky có  mục tiêu đánh vào quyền lợi cốt lõi các quan chức cao cấp độc tài: Khối tài sản phi pháp khổng lồ mà họ đã thu thập, thụ đắc qua chức vụ và các hành vi phi pháp hối lộ và cưỡng đoạt tài sản quy mô, nhằm chuẩn bị hạ cánh an toàn.

Hiện nay, Hoa Kỳ, Canada, Lithuania, Anh đã thông qua Đạo Luật Global Magnitsky hay những đạo luật chế tài có nội dung tương tự. Trong đó dự kiến là Thụy Sĩ, Liên Âu, Úc sẽ thông qua đạo luật Global Magnitsky vào giữa năm 2021. Có thể xem như 95% những quốc gia tiền tiến Tây Phương pháp trị, mà quan chức cao cấp CSVN chôn dấu tài sản phi pháp dưới dạng bất động sản, trương mục ngân hàng, cổ phần xí nghiệp, v.v. đều có những biện pháp trừng phạt. Và với các biện pháp tương trợ giữa guồng máy pháp lý của 2 quốc gia có ký kết với nhau (Mutual Legal Assistance), việc điều tra, truy lùng TSPP sẽ được tiếp tục trải rộng qua biên giới một quốc gia khác.

Mặc dù Đạo Luật Global Magnisky đang được nhiều quốc gia thông qua, nhưng khá nhiều người tỏ vẻ hoài nghi về việc thi hành và mức độ hiệu quả của các biện pháp chế tài Global Magnitsky, nhất là việc phong tỏa, tịch thu các tài sản phi pháp.

Việc truy lùng và thu hồi tài sản phi pháp (TSPP) đã bắt đầu từ những năm 1980, với trường hợp nhà độc tài Marcos của Phi Luật Tân (bị hạ bệ năm 1986, mất năm 1988). Một Ủy Ban đề xuất bởi Tổng Thống Aquino (Presidential Commission on Good Gouvernement) đã truy lùng và thu hồi được khoảng 4 tỷ Mỹ Kim sau 20 năm (1986-2016) hoạt động trên một tổng số TSPP ước lượng 10 tỷ Mỹ Kim. Chính quyền Liên Bang Thụy Sĩ đã trao trả 658 triệu Mỹ Kim, trong đó một khoản tiền quan trọng được tịch thu từ các trương mục của Marcos, ngay vào cuối thập niên 90.

Trong trường hợp của tướng độc tài xứ Nigeria Sani Abacha (mất năm 1998), Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ đã hoàn trả 480 triệu Mỹ Kim cho chính phủ Nigeria vào 2015, Liechtenstein trả 167 triệu Euros (phần TSPP của Abacha, 2014) cho Nigeria, Thụy Sĩ hoàn trả 321 triệu Euros (phần TSPP của Abacha, 2017) cho Nigeria.

Sau đây là những điểm đặc biệt của việc truy lùng TSPP, theo Công Ước UNCAC (Công Ước Phòng Chống Tham Nhũng – UN Convention Against Corruption) của LHQ và StAR (Sáng Kiến Thu Hồi Tài Sản bị Đánh CắpStolen Assets Recovery Initiative) của Ngân Hàng Thế Giới.

– Vì không phải là vấn đề hình sự, chỉ liên quan đến một bất động sản, sản phẩm nghệ thuật, trương mục ngân hàng, nên không cần tới bằng chứng (theo pháp lý) mà chỉ cần bằng chứng VỪA PHẢI (reasonable evidence). Những bằng chứng thật sự về TSPP sẽ được các cơ quan điều tra chuyên biệt với thẩm quyền rộng lớn NCA (National Crime Agency, Anh Quốc),  FinCen (Financial Crime Enforcement Networks Hoa Kỳ), AGRASC (Agence de Gestion et de Recouvrement des Avoirs Saisis et Confisqués, Pháp) tiến hành.

– Không có thời hạn miễn tố hay hồi tố (trong vụ Marcos, gần 30 năm sau khi Marcos qua đời, số TSPP vẫn được thu hồi).

– TSPP vẫn bị truy lùng, và thu hồi dù người sở hữu đã qua đời, đang trốn chạy hay vẫn còn tại chức (vụ Teodora Obiang, đương kim Phó Tổng Thống Guinea Equatorial, TSPP vẫn bị Tòa Án Pháp tịch thu). Cho dù TSPP đã được chuyển qua hàng con cháu (trường hợp Sani Abacha, Gaddafi).

– Riêng trong phần rửa tiền, chuyển ngân phi pháp qua trung gian (puppet master) từ các thiên đường thuế khóa (Tax Heaven) như Andorra, Man Island, Liechtenstein, Cyprus, Saint Martin, Cayman Islands, Bermuda, Bahamas,…), từ năm 2017 và nhất là từ 2018 cho tất cả các quốc gia đã ký AEOI (Trao Đổi Thông Tin Tự Động – Automatic Exchange of Information) cho các dữ kiện liên quan đến việc chuyển ngân từ một trương mục tại nước ngoài (thường từ một thiên đường thuế khóa) vào các quốc gia  tiền tiến. Do đó, tất cả các hành động chuyển ngân sẽ được ghi lại, nhất là ai sẽ là người hưởng được số tiền đó.

Có thể nói, với sự phát triển vượt bực về công nghệ thông tin, với khả năng ghi dấu chi tiết hoạt động (activity log) và truy cập (access), lưu trữ an toàn (digital signature), chuyển ngân phi pháp để rửa tiền (money laundering) ngày càng bị kiểm soát nghiêm nhặt, nhất là khi xuất phát từ các thiên đường thuế khóa.

Với các biện pháp hữu hiệu trong khuôn khổ pháp lý quốc tế chống rửa tiền (UNCAC, StAR, AEOI, khai báo chi tiết vềTrustee, Mutual Legal Assistance, khả  năng điều tra rất rộng lớn của NCA, FinCen, AGRASC,…) Nhất là nguyên tắc rất đặc biệt đã từng gặt hái nhiều thành quả trong chiến dịch chống mafia tại Ý, cách đây hơn 40 năm: tịch thu, niêm phong TSPP trước, rồi sẽ trả lại sau, khi người sở hữu chứng minh được là đã thụ đắc bằng lợi tức hợp pháp của họ. 

Tóm lại, vấn đề truy lùng và thu hồi nhanh chóng một số lượng đáng kể tài sản phi pháp các quan chức CSVN chôn dấu tại ngoại quốc, dù dưới bất cứ dạng nào; không còn là một vấn đề không tưởng nữa.

Hiệu quả tùy thuộc vào sự quyết tâm truy lùng và thu hồi tài sản phi pháp của một ủy ban chuyên biệt của chính phủ Việt Nam tự do dân chủ tương lai. Nhằm hoàn trả phần nào cho các nạn nhân và đóng góp tài chánh vào công cuộc canh tân đất nước.

KS Nguyễn Ngọc Bảo

XEM THÊM:

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.

Ông Vương Đình Huệ phát biểu trong khóa họp Quốc hội, Hà Nội, Việt Nam, ngày 23/10/2023. Ảnh: AFP - STR

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ phải từ chức

Hãng tin Anh Reuters cho rằng việc chủ tịch Quốc hội Việt Nam phải từ chức lại càng làm dấy lên nhiều nghi vấn về ổn định chính trị tại Việt Nam nhất là sau vụ Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đã nhanh chóng bị cho thôi các chức vụ hồi tháng 3/2024. Ông Thưởng là chủ tịch nước thứ nhì bị cách chức trong vòng một năm, sau ông Nguyễn Xuân Phúc.

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.