Những dân tộc đầu tiên biết rõ hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa giữa Đông Hải

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

I.- NHỮNG DÂN TỘC ĐẦU TIÊN BIẾT RÕ ĐÔNG HẢI

Đông Hải nằm giữa Phi Luật Tân ở bờ phía Đông, Việt Nam, Xiêm La, bán đảo Mã Lai ở bờ Tây, quần đảo Nam Dương ở bờ phía Nam, bán đảo Đài Loan ở bờ phía Bắc, mà được gọi là Mer de Chine (Biển Trung Hoa) hay Mer de Chine méridionale (Biển Hoa – Nam) thì thực là một sự bất thông sử sách của các nhà địa lý học Âu Mỹ. Ngay cả người Trung Hoa vốn có cái mặc cảm tự tôn Thiên Quốc, Thiên Triều, trong sử sách quá khứ họ cũng chưa bao giờ dám độc chiếm danh nghĩa rằng biển này thuộc riêng về họ cả [9].

Truyền thuyết dân Khadé (Anak Aé Adié, con dân của Trời) kể rằng sau thời kỳ đất run với trời (làn mbliư hông adrê), đất tách làm nhiều mảnh, có mảnh bị chìm, họ có nhiều bà con bơ vơ trên các mảnh đất giữa trùng dương (plao k’si). Những người Đê ở Trường Sơn kết bè bằng tre nứa, thả xuống biển, theo dòng nước trôi đi, tìm thân bằng quyến thuộc. Có những người theo hải lưu trở về. Có những người thích ở hải đảo.

Trong sách « Vào xứ dị đoan và nghi lễ » (Au pays des rites et des superstitions), học giả Pháp là Baudesson khẳng định rằng những người dân thượng ở Trường Sơn Việt Nam biết sự hiện hữu của các dòng hải lưu Đông Hải – (Les primitifs connaissent l’existence des courants marins).

Tài liệu sống, bằng chứng sống là sắc dân Dayak ở Bornéo, Igorote, Ifugao ở Phi Luật Tân có huyết thống gần gũi với người Thượng ở Trường Sơn nước Việt. Một tài liệu sống khác là trong khoảng thời gian Mỹ tham chiến mạnh mẽ ở Việt Nam (1965 – 1970), một số người Phi đến công tác ở Phan Rang, nghe người Chiêm, người Thượng ở đây nói chuyện, bỗng dưng hiểu được rồi họ trực tiếp đối thoại với nhau, báo hại mấy anh chàng thông ngôn « Mỹ ngữ cấp tốc » đứng chầu rìa ngơ ngẩn. Một sự việc lạ lùng khác là những người Pháp khảo cứu ngôn ngữ Rhadé nhận thấy rằng sắc dân này có những từ ngữ chuyên môn về hàng hải mà ngày nay họ không còn biết dùng vào việc gì.

Những sự việc này, chúng ta có thể khảo nghiệm lại tận chỗ, Phan Rang và darlac đâu phải là diệu vợi xa xôi. Còn như chuyện đất run với trời rồi nứt ra làm nhiều mảnh, tách rời hải đảo và Trường Sơn thì khoa địa chất học đã chứng minh rằng đầu Đệ Tứ Nguyên Đại, sông Khung vẫn còn chảy ở Java. Sau đó có một cuộc địa chấn kịch liệt rồi sông Khung mới chảy vào Biển Hồ Tonlé Sap (Tế Lan Hải, Đạm Dương)…

Theo thuyết của Heine Geldern, văn minh Đông Sơn (105.6’53’’ Đông Kinh, 19.50’56” Bắc Vỹ) đã thành hình vào khoảng thế kỷ 8 trước T.L. Có thể nó đã thành hình vào lúc nhà Tây Chu dựng nước cũng nên. Và phạm vi truyền bá rất rộng. Trong cách Kiến trúc và triết ngữ của văn minh Maya, Inca ở Trung – Nam Mỹ có nhiều dấu tích Đông Sơn. Lục-lạc ở Trần Ninh giống như lục-lạc của Colombie (Colombia)

Điều chắc chắn nhất, không một nhà khảo cổ nào nghi ngờ gì nữa là nghệ thuật đúc thanh đồng (bronze) của Đông Sơn đã dẫn đầu Đông Nam Á. Trống đồng đẹp nhất của quần đảo Nam Dương đặt tên là vầng nguyệt Bali (lune de Bali) là trống đồng đúc theo kiểu Đông Sơn. Nghệ thuật luyện đồ sắt ở Phi Luật Tân có lẽ cũng đã do văn minh Đông Sơn du nhập vào quần đảo này nhiều thế kỷ trước T.L. Trong sách « Sử Phi Luật Tân » (Histoire des Philippines) tác giả là Gaston Willoquet đã dẫn thuyết của Jansé Olov, người đã khảo sát văn minh Đông Sơn tại chỗ trong những năm 1934-1939 mà khẳng định như thế.

Đến đầu đời Tây Hán, 3 nước Việt được thành lập ở Tây Ngạn Nam Hải là Đông Việt, Mân Việt, Nam Việt. Người sáng lập ra nước Nam Việt là Triệu Đà, vốn là tướng của nhà Tần, đã phải tự mình đồng hóa với dân Việt, lãnh đạo dân Việt đối lập với nhà Hán để giữ vững triểu đại của mình ở phía Nam Ngũ Lĩnh. Trên hải phận Mân – Quảng (Phúc Kiến – Quảng Đông) đâu có bóng binh thuyền của nhà Hán lai vãng.

Bằng chứng cổ sử (những cuộc khai quật đồ đồng, đồ đá) và lịch sữ có chữ viết đều đi một sự thực là các sắc dân Indonésien (Indonesia).

Gần trăm năm sau ngày dựng nước, mãi đến đời Vũ Đế, nhân việc 3 nước Việt xích mích với nhau, ở Nam Việt lại có Cù Thị tư thông với sứ nhà Hán, tình nguyện làm nội ứng…, vua nhà Hán mới lo đến việc mở rộng đất về phương Nam. Trong việc Nam xâm, nhà Hán có mượn binh nước Dạ Lang đánh úp phía sau lưng nước nam Việt. Năm 111 trước T.L. quân Hán vào thành Phiên Ngung (Quảng Châu). Năm sau quân Hán đánh nước Đông Việt của Dư Thiện. Nhà Hán đặt ra các chức Phục Ba tướng quân, Hoành Hải tướng quân, danh hiệu nghe oai hùng như vậy, song sự thực, các chiến thuyền của nhà Tây Hán chưa xuống quá Quảng Châu. Dầu có chia đất Nam Việt làm 9 quận để cai trị nhưng ảnh hưởng nhà Tây Hán không xuống quá Hoành Sơn.

Ở Nam Phần Đông Sơn, lịch sử diễn tiến thuận tiện cho các ngành dân Indonesien, Autronesien hơn [10]. Vào thế kỷ thứ III trước T.L. chúng ta đã thấy có sự thành lập nước Kouk Thlok của người Chiêm ở vùng biển Hồ. Những nước Chiêm Thành khác ở Champassak (Hạ Lào) và ở Cochinchine (Cổ Chiêm Thành) hạ lưu sông Khung. Ở miền Kauthara (Khánh Hòa) có sự quy tụ của người Mã Lai, Indonesien thuần chủng. Theo Hendrik Kern, miền Kauthara phải được coi là chiếc nôi chủng tộc của người Mã Lai, người Polynésien (Polynesian). Họ sinh trưởng ở đây, đến khi tổ chức thành những bộ tộc đông đảo rồi mới di cư ra các đảo ngoài biển. Vì thế người Mã Lai còn có danh hiệu là Oran Lot (Người biền) nữa.

Năm 289 trước T.L. (khoảng đời Hùng Duệ Vương ở nước Văn Lang), người Chiêm ở Kouk Thlok bị vua Préas Thong khu trục, nước Phù Nam bắt đầu có cơ sở đầu tiên.

Ở châu Tân Đồng Long (Panduranga, châu trái độn sau này giữa hai nước Chiêm Thành và Phù Nam) bộ tộc Cây Cau (Kramukavamca) của Nam Chiêm phối hợp với Phù Nam lập chợ buôn và dựng thượng cảng Virapura (Phan Rang).

Tuy đã chiếm được 3 nước Việt, song từ lúc chiếm được cho đến khi bị mất ngôi, nhà Tây Hán không có một chút thế lực gì trên mặt biển ở khoảng dưới 20 Bắc Vỹ cả. Quan lại nhà Hán không trấn phục nổi thổ dân của hai quận Chu Nhai, Đạm Nhĩ trong đảo Hải Nam. Dân Ly () cũng gọi là dân Lê nổi dậy chống đối luôn luôn. Quan quân nhà Hán lại bất phục thủy thổ, đau ốm bệnh tật liên miên. Đặt binh ít thì không đủ đàn áp, đặt binh nhiều thì tổn phí nặng nề, Già Quyên Chi bèn khuyên vua Nguyên Đế nên bỏ phức đảo này cho yên. Dân ấy mọi rợ, uống bằng mũi (ty ẩm), căng tai (đạm nhĩ), lấy sắc đen làm đẹp (Sở từ gọi hải Nam là Huyền Quốc), trai gái tắm chung một dòng sông, không biết lễ nghĩa là gì, đâu có đáng cho Thánh Triều giáo hóa!

Như vậy, tính đến đầu Tây Lịch kỷ nguyên, lúc nhà Tây Hán mất ngôi, ảnh hưởng và thế lực của người Hán trong Đông Hải chỉ có ở vùng Phúc Kiến – Quảng Châu còn ở Hải Nam thì họ đã phải triệt thoái để bảo toàn thể diện.

II. – DÂN CHIÊM BA TRƯỚC ĐÔNG HẢI 500 NĂM KIẾN TẠO CHỦ QUYỀN ĐẠI VIỆT

Năm 43 sau T.L. là năm đại nạn của dân Việt Đông Sơn. Sau khi đánh thắng Hai Bà Trưng ở Gò Lãng Bạc (Bắc Ninh), Mã Viện đã không truy kích tàn quân Trưng Vương ở Kim Khê mà lại đào Tạc Giang, thông đường vận lương, tiến quân vào huyện Vô Biên (Đông Sơn), hỏa công trung tâm văn hóa này rồi đi suốt phần đất vào đến Linh Sơn (Núi Đá Bia ở Phú Yên) dựng trụ đồng bên bờ biển để minh định biên giới. Để dẹp tan mầm chống đối của dân địa phương; Mã Viện đã dời hơn 360 cử súy (tù trưởng, lãnh tụ) dân Việt về Linh Lăng (Hồ Nam).

JPEG - 13.4 kb

Một số người Việt chạy trốn sang Sầm Nứa, Trấn Ninh, Phong Saly. Một số khác theo đường rừng trốn vào Lâm Ấp. Tuy quận Nhật Nam của nhà Đông Hán trên giấy tờ thì gồm đến 5 huyện, nhưng huyện Tượng Lâm ở phương Nam thì người Hán sớm mất uy quyền…

Năm 192, người Lâm Ấp là Thích Lợi Ma La (Cri Mara) quật khởi. Lúc này nhà Đông Hán suy mạt, cuộc tranh hùng Tam Quốc đã khai diễn. Dòng họ Sĩ Nhiếp tuy khéo giữ đất song uy thế người Hán không xuống quá Hoàng Sơn.

Kinh đô đầu tiên của Lâm Ấp là Sri Banoeuny ở khoảng 17.30” Bắc Vỹ. Sau dời về Bal Hangov (Thành phố Cây Tùng), thành Khu Túc trong tỉnh Thừa Thiên). Khoảng năm 1000 lại dời về Bal Angoué, châu Vijaya (thành Đồ Bàn, tỉnh Bình Định).

Trong suốt khoảng thời gian hơn 7 thế kỷ (nhà Đường mất vào năm 907) người Việt ở Giao Châu đã nhiều lần quật khởi, người Chiêm Thành, người Đồ Bà (Mã Lai) cũng nhiều lần vào cướp phá An Nam Đô Hộ Phủ của nhà Đường. Lúc nhà Đường hưng thịnh, các vua Chiêm Thành triều cống rất cung thuận như năm 630. Kandharpadharma (Phạm Đầu Lê), cống vua Thái Tông nhà Đường đủ thứ kỳ trân dị bảo, có cả két ngũ sắc, két trắng biết nói nữa ! Nhưng đến khi nhà Đường suy yếu sau cuộc loạn An – Sử thì các vua Satyavarman, Indravarman lại cướp phá An Nam Đô Hộ Phủ, có lần chiếm giữ luôn châu Ái, châu Hoan (Thanh, Nghệ) nữa.

Trước khi nhà Đường diệt vong, Khúc Hạo đã chiếm giữ châu quận, tự xưng Tiết Độ Sứ mà vua Ai Tông phải thừa nhận, gia phong thêm quan tước ! Chẳng những người Việt ở An Nam Đô Hộ Phủ nổi dậy mà người Việt ở Lưỡng Quảng và Phúc Kiến cũng quật khởi. Các nước Mân, Ngô – Việt, Nam Hán đều có ước vọng thu hồi độc lập như buổi Hán sơ… Nhưng chỉ có một mình Giao Châu toại nguyện. Nhà Tống sau 2 lần dụng võ thất bại (Hầu Nhân Bảo, Quách Qui) đành theo chính sách “trọng võ ái nhân” (cẩn thận việc võ, thương tiếc mạng người), thừa nhận nước Đại Việt độc lập.

Triệu Nhữ Quát, người trong hoàng tộc nhà Tống làm sách Chư Phiên chí (ghi chép về các nước Phiên), đoạn nói về Giao Châu, có câu:

« Giao Chỉ cổ Giao Châu, Đông Nam bạc hải, tiếp Chiêm Thành, Tây thông Bạch Y Man, Bắc để Khâm Châu, Lịch đại trí thủ bất tuyệt. Phú nhập chí bạc, thủ ngự thậm lao ! Hoàng Triều trọng võ ái nhân, bất dục túc binh chướng lệ chi khu, dĩ thủ vô dụng chi thổ, nhân kỳ hiến khoản, tùnh nhi cơ mỵ chi »

Nghĩa là:

Giao Chỉ xưa là Giao Châu, phía Đông Nam giáp biển, tiếp với Chiêm Thành, phía Tây thông với xứ Mán Áo Trắng, phía Bắc giáp Khâm Châu. Các triều trước đặt binh trấn thủ chẳng dứt. Thuế vào rất ít, phòng giữ rất mệt, Hoàng Triều (nhà Tống ta) cẩn thận việc võ, thương tiếc mạng người, không muốn phơi binh ở khu lam chướng, nhân nước ấy nạp cống xưng thần, bèn theo đó mà ràng buộc vậy.(nhận lễ cống, ràng buộc về danh nghĩa, không phái binh đi giữ đất như thuở Hán Đường).

Đề kiềm chế nước Đại Việt, nhà Tống triệt để kết ân nghĩa với nước Chiêm Thành, cho phép vua Chiêm mua lừa ngựa ở Quảng Châu để tổ chức kỵ binh. Dân Chiêm Thành tị nạn chiến tranh Chiêm – Việt hay bị bão tố, dạt vào bờ biển Quảng Châu đều được cứu trợ, và tùy tiện ở Quảng Châu hay đảo Hải Nam để mưu sinh. Như hồi Lê Hoàn đánh Chiêm Thành, tù trưởng dân Chiêm là Phủ La Yết chạy sang đất Tống, được phép ở cảng Thanh Viễn (Hải Nam).

Nhà Tống vì phải cống hiến vàng lụa cho hai nước Liêu, Tây Hạ để mua hòa bình nên mở các cửa biển Quảng Châu, Minh Châu, hàng Châu (gần Hàng Châu là Tuyền Châu) cho người các nước Côn Lôn vào buôn bán. (Tất cả các thứ dân ở Dông Hải đều là Côn Lôn ! Chiêm Thành là Côn Lôn, Chân Lạp, Qua Oa gọi là Côn Lôn được hết).

Người do đường biển đến cũng có khi được gọi là Hải Lào. Như Bồ Thọ Canh, người Chiêm Thành, buôn bán ở Phiên Ngung (Quảng Châu) giàu lớn, nhà cửa tráng lệ, tôi tớ rất nhiều. Bồ Thọ Canh giúp nhà Tống đánh bình giặc cướp biển, được phong làm Đề Cử Thị Bạc, coi việc thu thuế thuyền buôn cho nhà Tống hơn 30 năm. Sau vua Đoan Tông nhà Tống lại phong Bồ Thọ Canh đến chức Phúc Kiến, Quảng Đông Chiêu Phủ Sứ. Nghĩa là mọi việc đánh dẹp, buôn bán ở hải phận Phúc Kiến và Quảng Đông đều do một tay Bồ Thọ Canh quán xuyến hết. Nhưng Bồ Thọ Canh bất bình vì vua Tống trưng dụng thuyền buôn của mình, bèn về hàng nhà Nguyên lại được đến chức Mân Quảng Đại Đô Đốc, Chiêu Thảo Sứ. Danh hiệu tuy có thay đổi chút đỉnh, nhưng quyền hạn và lãnh vực hoạt động thì y nguyên.

Nước Chiêm Thành cũng là nguồn hy vọng cuối cùng của bọn trung thần nhà Tống. Lúc bị nhà Nguyên tấn công nguy cấp, nhà Tống đã sai Trần Nghi Trung đến Chiêm Thành cầu viện. Thẩm Kính Chi chạy đến Chiêm Thành mưu việc khôi phục cho nhà Tống nữa. Xem vậy đủ thấy đã có một thời uy thế nước Chiêm Thành lừng lẫy ở Đông Hải.

Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 1075 thì nhà Lý thực hiện bước Nam Tiến đầu tiên vào châu Ulik. Phần đất còn lại của châu này, vua Chiêm là Simhavarman III dâng luôn cho vua Trần Anh Tông để làm lễ cưới Huyền Trân, để có được sự hòa hoãn vĩnh viễn ở biên thùy phương Bắc mà mở cuộc tranh hùng quyết liệt với Chân Lạp ở Thượng Nguyên Châu, để trấn định luôn xứ Tân Dông Long (châu Panduranga gồm Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Tuy). Từ Mũi Ròn ở Hoành Sơn hay từ cửa Eo ở Thuận Hóa đi ra phương Đông, non 300 cây số là gặp Thất Châu Dương (vùng biển Hoàng Sa). Từ Cam Ranh trong châu Tân Đồng Long đi về hướng Đông Nam độ 520 cây số là gặp quần đảo Trường Sa. Người Chiêm Thành mất châu Ulik, cố nhiên là không còn đoái nhìn gì đến Thất Châu Dương. Nhưng họ đã trấn định được châu Tân Đồng Long, giao thiệp mật thiết với Qua Oa (Java) thì vùng Côn Lôn Dương (từ Côn Lôn, đảo bầu bí đến Trường Sa) thế tất họ phải chiếu cố giữ gìn để làm trạm dừng thuyền vậy. Vợ trước của Simhavarman III là Công chúa Tapasi nước Qua Oa. Sau này Chế Năng, con của Chế Mân (Simhavarman III) tị nạn chính trị, chạy về quê hương của mẹ Tapasi…

Một điều nữa ta nên ghi nhớ là ở đảo Hải Nam có dân Lê (hay Ly) thì ở Thanh Hóa cũng có dân Ly. Năm Kiến Vũ thứ 12 (36 sau tây lịch) vua Quang Vũ nhà Đông Hán phong Trương Du làm Quy Hán Ly Quân. Giữa hai thứ dân Ly chắc có sự giao thân bất tuyệt. Năm 1905, E. Brerault khảo sát về đảo Hải Nam thấy có người Việt ở bờ biển phía Nam. Đây là người Ly ở duyên hải vậy !

Tóm lại, từ trấn Vân Đồn đến Hải Vân Sơn, từ đảo Hải Nam đến Thất Châu Dương, các sinh hoạt hải dương của người Việt, người Ly đều được hoàn toàn tự do, nhà Tống, nhà Nguyên không hề ngăn trở gì hết. Mà dù có muốn ngăn trở cũng không nổi. Nhà Tống đóng bốn quân trấn Quỳnh Châu, Xương Hóa, Cát Dương, Vạn An chỉ cốt để chiêu dụ, chiêu an, mong người Ly đừng cướp phá các đoàn thuyền buôn của họ là đủ. Hết đời Đại Hãn Hốt Tất Liệt, đối với Đông Hải, nhà Nguyên cũng theo chính sách hòa bình như nhà Tống.

III.- HAI TRIỀU MINH, THANH TRƯỚC ĐÔNG HẢI NAM HÀ PHÁT TRIỂN LÃNH HẢI TRƯỚC THAM VỌNG TÂY PHƯƠNG

Đầu thế kỷ XV, năm 1405, vua Thành Tổ nhà Minh (niên hiệu là Vĩnh Lạc) bày ra một chính sách thổ địa và hải dương rất tích cực.

Năm 1405, vua sai Trịnh Hòa đem 20.000 binh sĩ, 180 nhà bác học, văn sĩ đi trên 48 tàu lớn và rất nhiều ghe nhỏ đi sứ các nước Tây Dương. Chuyến đầu tiên đi đến Calicut trên bờ biển Ấn Độ. Chuyến thứ hai đi đến TíchLan. Chuyến thứ bảy, năm 1430 – 33 (lúc này đã sang đời Tuyên Tông, niên hiệu Tuyên Đức) đi đến Mecca ở nước Thiên Phương (Ả Rập). Số binh sĩ về sau tăng lên đến 27.000 người, số tàu lớn lên đến 62 chiếc. Trịnh Hòa can thiệp vào nội chính các nước Tam Phật Tề (Palembang) bắt vua nước này là Trần Tô Nghĩa, lập Thi Tiến Khanh lên làm vua, Trịnh Hòa bắt vua nước này là A Lị Khổ Nại Nhi (Aligakhonara).

Trong thời gian Trịnh Hòa xuất sứ Tây Dương thì bọn Trương Phụ, Mộc Thạnh đánh bắt vua nhà Hồ nước Đại Việt và lập nền đô hộ cho đến năm 1427. Chính sách rất tích cực của nhà Minh ở hải ngoại bắt đầu bị chiết tỏa vì sự phục hưng của nước Đại Việt dưới cờ lãnh đạo của Lê Lợi, vị anh hùng áo vải đất Lam Sơn.

Qua thế kỷ thứ XVI, chính trị nhà Minh suy đồi vì nạn tham nhũng của bọn hoạn quan, bọn học sĩ cố vấn chính trị của các vua lười biếng. Như vua Thế Tông (niên hiệu Gia Tĩnh) hơn 20 năm không thị triều, mọi việc lớn nhỏ đều giao phó cho Nghiêm Tung. Con Nghiêm Tung là Nghiêm Thế Phiên tích trữ của hối lộ trên 10 triệu lượng vàng. Giặc cướp biển hoành hành ở bờ biển Triết Giang, Phúc Kiến. Có cả giặc cướp biển xuất phát từ Nhật Bản, người Minh gọi là Nụy Khẩu (Giặc Lùn). Từ Hải mà đạp đổ nổi năm huyện ở vùng Mân – Triết là do có Nụy Khẩu giúp chiến công vậy.

Thế lực nhà Minh ngày càng suy yếu, Mạc Phủ Nhật Bản là Phong Thần Tư Cát hưng binh đánh Triểu Tiên, chư hầu của nhà Minh. Nhà Minh phải đem quân cứu viện, ứng chiến gần đuối sức. Năm 1596, Trịnh Tùng dâng biểu lên vua Minh, yêu cầu được đem thủy quân gíup Thiên Triều đánh Nhật Bản. Vua nhà Minh sợ một cái nạn Mạc Phủ Nhật Bản xâm lăng mà mình đối phó chưa xong lại lòi thêm một cái nạn Mạc Phủ An Nam nữa thì nguy lắm nên vội vàng từ khước – (Sách Nam Quốc Ký của Trúc Việt Dữ Tam Lang có ghi sự việc này. Năm 1915, Nhật Bản triển lãm tài liệu ở Thượng Dã Công Viên Bác Lãm Hội tại Đông Kinh).

Cũng trong năm 1596 này ở Nam Hà, trong vũng Trà Sơn Đà Nẵng, Nguyễn Phúc Nguyên đánh thắng thủy quân của Tây Ban Nha do Gallinato chỉ huy. Tàn quân Tây Ban Nha chạy một mạch về Manille hơn 260 năm mới có dịp liên binh với Pháp để rửa nhục.

Sang thế kỷ thứ XVII, vận mệnh nhà Minh càng suy nhược, tự cứu không xong, cơ đồ sắp mất đến nơi, còn nói gì đến chính sách viễn dương nữa. Năm 1616, Nỗ Nhĩ Cáp Xích (Nurhachi) thành lập Hậu Kim Hãn Quốc (sau này là Đại Thanh), nhà Minh phải lo đương đầu với kẻ tử thù và tuy có súng đại bác của Bồ Đào Nha giúp sức, nhà Minh vẫn cứ thua trận vì cái nạn lính kiểng lính ma (Xem phúc trình của tướng nhà Minh là Hùng Đình Bật).

Năm 1623 người Hòa Lan chiếm mất quần đảo Bành Hồ rồi chiếm luôn Đài Loan. Nhà Minh bận đối phó với quân Hậu Kim, không còn đủ sức chiếu cố mặt biển. Sinh hoạt thương mại ở Nam Hải nhộn hịp và rắc rối hẳn lên vì sự xuất hiện của Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hòa Lan, Nhật Bản.

Người Tây Ban Nha chiếm đảo Lữ Tống. Năm 1603, mở cuộc tàn sát Hoa kiều 18 ngày liên tiếp, máu chảy thành sông. Chống cự với tham vọng Tây Ban Nha, Hòa Lan, không phải là binh lực của nhà Minh mà là thủy quân của các tướng cướp biển Lâm Phượng, Trịnh Chi Long. Lâm Phượng (sử Tây ghi là li Ma Hong) đánh thắng quân Tây Ban Nha nhiều trận oanh liệt, danh tiếng vang lừng, được người Tây phương khen là tướng cướp có thiên tài (pirate de génie).

Nối gót người Tây Ban Nha để mưu việc độc chiếm quyền lợi thương mãi ở Đông – Dương (Nam Hà và Bắc Hà) là người Hòa Lan. Từ năm 1607, Đô đốc Matelieff đã đến châu Panduranga, gạ vua Chiêm là po Nit thuê đầm Man Rang, lập phố buôn bán. Năm 1608, Hòa Lan đạ đặt được chức Tổng trấn ở Batavia trên đảo Java. Năm 1640, Paulus Traudenius làm Giám đốc Thương phụ ở Đài Loan. Hòa Lan liên binh với Thanh Đô Vương Trịnh Tráng đánh chúa Nguyễn.

Ngày 10/12/1643, thủy quân Hòa Lan bị Dũng Lễ hầu Nguyễn Phúc Tần đánh tan ở ngoài khơi Hội An – Đà Nẵng (Nhật ký của thủy thủ Jean Gobyn nói soái hạm Hòa Lan trúng đạn, không chạy được, phải tự đốt mà chết. Một chiếc khác va chạm đá ngầm, chìm. Chỉ một chiếc trốn thoát chạy lên hướng đảo Chu mà người Tây gọi là Ile des Perles). Người Hòa Lan hận lắm. Tháng 8 năm 1644, Phủ toàn quyền Batavia ra lệnh cho thuyền trưởng Flatvoet không được làm gì mất lòng vua Chiêm Po Ro Mé nhưng từ quần đảo Côn lôn đến đảo Champello (Cù Lao chàm, phía ngoài Hội An – Đà Nẵng, phải cố phá phách được nhiều chừng nào hay chừng nấy ! Nhưng mà không hay chút nào cả. Thuyền trưởng Flatvoet lại bị Dũng Lễ hầu Nguyễn Phúc Tần đánh cho thua chạy ở Cửa Nộn (Cửa Eo, Thuận An)… Từ đó người Hòa Lan kiêng nể Nam Hà một phép !

Nhưng Hòa Lan cũng chưa hết gặp rủi ro. Số là năm 1644 quân Thanh vào Bắc Kinh, các tôn thất nhà Minh chạy về Nam Kinh lo việc kháng chiến. Trịnh chi Long, tướng cướp biển đã quy hàng nhà Minh. Con là Trịnh Diên Bình (tên Nhật là Koxinga vì mẹ là người Nhật) dốc lòng trung nghĩa với nhà Minh thấy nhà Minh mất hết đất ở Giang Nam (còn một chút đất vân Nam cũng bị phản thần ngô tam Quế chiếm luôn) nên năm 1661, dồn hết binh lực đánh đuổi người Hòa Lan, chiếm đất Đài Loan làm căn cứ kháng chiến. Từ đó, người Hòa Lan cam lòng kinh doanh ở nam Dương quần đảo, không mơ màng gì đến Bắc Phần Đông Hải nữa…

Về hoạt động của người Nhật thì từ năm 1601 trở đi, hằng năm có thuyền buôn định kỳ đi về liên lạc Trường Kỳ và Hội An. Năm 1606, Thụy Quốc công Nguyễn Phúc Nguyên nuôi Di Thất Lang người Nhật làm con nuôi, gởi thơ báo tin cho Bản Đa Thượng Dã Giới Chính Thuần, tặng lụa và kỳ nam (kỳ lam) xin phép cho Di Thất Lang năm sau lại đem 3 thuyền đến Hội An buôn bán. Lúc gởi thơ là niên hiệu Hoằng Định năm thứ saú nhà Lê, niên hiệu Nhật là Trường Khánh năm thứ mười. Ngoài bì niêm đề chữ An Nam quốc, Đại Đô thống, Thụy Quốc Công cần phong..

Năm 1619, Nguyễn Phúc Nguyên lại nuôi Ariki Sôtarô (Mộc Thôn Tông Thái Lang) làm con nuôi, cho tên là Nguyễn Đại Lương, biệt danh là Hiển Hùng. Lại gả con gái nuôi cho nữa. Lập giấy làm bằng hẳn hoi. Trong giấy có câu: Phi duy thì cung đình chi quang hiển, ức diệc kiên Nam Bắc chi lợi thông ! (không phải riêng cung đình được chói lọi mà thêm bến Nam Bắc lợi thông thương).

Với giấy tờ rõ ràng như vậy, hiển nhiên là Ariki Sôtaro có nhiệm vụ và quyền hạn một giám đốc Thương mãi Việt – Nhật rồi. Chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên đã chú trọng đến mối lợi ngoại thương và hoạt động hải dương đúng mức.

Thế kỷ thứ XVII là thế kỷ giao tranh giữa nhà Minh và nhà Thanh ở trung Hoa. Thanh Thái Tổ khởi binh từ năm 1616, mãi đến năm 1683 mới chiếm được Đài Loan. Lúc này Trịnh Diên Bình Koxinga đã chết rồi. Nhưng đến năm 1721, vua Khang hy lại phải lo đánh Chu Nhất Quí, người tự xưng là con cháu nhà Minh ở Đài Loan một lần nữa. Nhưng chưa phải thế là yên.

Việc nhà Thanh vào làm chủ Trung Quốc có ảnh hưởng tốt cho Nam Hà nước Đại Việt. Các chúa Nguyễn khai khẩn đất Đồng Nai được sự giúp đỡ của người Minh Hương rất nhiều. Những người này xưng là Minh Hương để ghi nhớ tông tích, biểu lộ ý chí bất khuất đối với một thứ chính quyền mà họ coi là Di Địch. Cũng nhờ sức di thần nhà Minh mà năm 1715, Nam hà có được thêm Cảng Khẩu Quốc tức là biên trấn Hà Tiên gồm 7 ấp từ Cà Mau (Tuk Khmau: nước đen) đến Hương úc (Kompong Som: Vũng thơm) kể cả đảo Phú Quốc, Mạc Cửu, Mạc Thiên Tứ đáng kể là Đệ nhất Công thần của các chúa Nguyễn ở Nam Hà vậy.

Nhà Thanh không có chính sách hải dương gì hay nếu có thì chính sách ấy cũng không đi xa quá Đài Loan và Hải Nam là hai đảo lớn. Năm 1786 – 1788, vua Cao Tông (niên hiệu Càn Long) lại phải sai tướng đánh dẹp bọn Sinh Phiên tức là những thổ dân không chịu thuận phục chính quyền. Còn như ở đảo Hải Nam thì người Lê, người Miêu luôn tỏ ra bất phục. Mãi đến năm 1881 – 1884, Lê, dân Miêu vẫn còn đánh nhau kịch liệt với quân đội Thanh Triều. Năm 1898, Pháp thuê được đất Quảng Châu Loan, tha hồ buôn lậu. Có lợi quá nhiều rồi lại sinh lòng tham và hối hận sao không thừa cơ hội dân Lê quật khởi mà chiếm luôn Hải Nam làm bình phong bảo vệ Đông Dương thì có phải tiện hơn không ?

KẾT LUẬN

Vào năm 202 trước T.L, khi Lưu Bang sáng lập ra nhà Tây Hán thì từ Phúc Kiến ra Di Châu (Đài Loan) đến Hải Nam, xuống đến Hoành Sơn, Việt Tộc còn hiện diện đông đảo ở Tây ngạn Nam Hải. Hán, Đường chiếm đất, mở cuộc giao thương với các nước Côn Lôn (Kamrun, chỉ khái quát nhiều dân tộc da màu thổ chu hay hơi đen ở Nam Hải).

Năm 785 – 805, đời Đường, Giã Đam làm sách Tứ Di lộ trình ghi đường biển từ Quảng Châu đến Một Lai (Malabar), không thấy nói gì đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hết. Giã Đam ghi hết những núi, đảo dễ nhận cho khỏi lạc đường như:

  • Đồn Môn Sơn tức là Mũi Bắc Hương Cảng.
  • Cửu Chân Thạch là Mũi Đông Bắc Hải Nam.
  • Tượng Thạch là Đảo Tinhosa ở phía Nam đảo Hải Nam.
  • Lăng Sơn là núi ở vùng Sa Huỳnh.
  • Môn Độc là núi ở Qui Nhơn.
  • Quân Đột Lộng (tiếng A Rập là Kundurang).
  • Kha Lăng là Qua Oa (Java), v.v…

Hoàng Sa & Trường Sa là những đảo san hô tròn (atoll), có lẽ thời đó vẫn còn nằm ngầm dưới mặt nước…

Đến thế kỷ XII, Triệu Nhữ Quát làm sách Chư Phiên chí dùng những chữ thiên lý trường sa, vạn lý thạch sàng để chỉ hai quần đảo trên. Đến đầu thế kỷ XV nhân việc Trịnh Hòa đi sứ các nước Tây Dương, Phí Tín và Mã Hoan tháp tùng, Phí Tín làm sách Tinh tra thắng lãm, Mã Hoan làm sách Doanh nhai thắng lãm, câu cách ngôn hàng hải « Thượng pha Thất Châu, hạ phạ Côn Lôn » mới được phổ biến thật rộng rãi.

Toàn câu như sau:

Thượng phạ Thất Châu,
Hạ phạ Côn Lôn.
Châm mê đà thất,
Nhân thuyền mạc tồn.

Dịch :

Trên thì sợ vũng Thất Châu,
Xuống đàng dưới nữa lại sầu Côn Lôn.
La bàn kim lạc, lái mòn,
Thuyền chìm, người mất, có còn gì đâu?

Phí Tín, Mã Hoan đến đâu thì ghi chép đến đấy. Vũng biển Hoàng Sa gọi là Thất Châu Dương vì có 7 hòn đảo nổi trên mặt nước. Vũng biển Côn Lôn _ Trường Sa gọi là Côn Lôn Dương, phải 7 ngày đêm mới qua được hết. Về Côn Lôn Sơn (Poulo Condore) Phí Tín ghi như sau:

« Kỳ sơn tuyết nhiên doanh hải chi trung, dữ Chiêm Thành cập Đông, Tây Trúc đỉnh trỉ tương vọng. Sơn cao nhi phương, căn bàn quảng viễn, Hải nhân danh viết Côn Lôn Dương. Phàm vãng Tây Phương thương phiến chi bạc, tất đãi thuận phong, thất trú dạ khả quá. »

Dịch :

Núi đứng sừng sững giữa vùng biển rộng, cùng với Chiêm Thành và các đảo Đông, Tây Trúc nhìn nhau như thế chân vạc. Núi cao mà vuông, gốc lan xa rộng. Người biển gọi là biển Côn Lôn. Phàm các thuyền đến Tây Dương buôn bán, phải đợi gió thuận, bảy ngày đêm mới qua khỏi.

Hiển nhiên là không phải chỉ đi qua một vũng biển bao quanh đảo Poulo Condore (đảo bầu bí, theo tiếng người biển Orang Lot Mã Lai) mà phải đi hết vũng biển « vạn lý thạch sàng » (giường đá vạn dặm) đã nói trong Chư Phiên chí.

Đọc kỹ sách của Mã Hoan, sách của Phí Tín, không thấy có một câu nào, một chữ nào nói đến việc Trịnh Hòa dùng tên mình để đặt cho vũng san hô mà người Tây Phương gọi là Tizard cả.

Xem chỉ thị của Phủ toàn quyền Batavia cho thuyền trưởng Ftatvoet năm 1644 thì lúc đó quần đảo Côn Lôn đã thuộc về Nam Hà rồi. Lại cứ xem thơ của các giáo sĩ đi trên tàu Amphitrite năm 1701 thì quần đảo Hoàng sa đã thuộc về Nam Hà từ lâu rồi. Thư viết rằng:

« On appareilla avec un très bon vent et en peu de temps on s’éleva à la hauteur du Paracel. Le Paracel est un archipel qui dépend de l’Empire d’Annam. C’est un effroyable rocher de plus de cent lieues décrié par les naufragés qu’on y a fait de tous temps, il s’étend le long des côtes de la Cochinchine. L’Amphitrite à son premier voyage de la Chine pensa y périr. » [11]

Dịch :

« Chúng tôi giong buồm đi với gió tốt thuận và chẳng bao lâu lên đến ngang tầm Hoàng Sa. Hoàng sa là một quần đảo tùy thuộc Đế quốc An Nam. Đó là một khối đá dễ sợ dài hơn trăm dặm mang tiếng xấu vì những vụ đắm tàu ở đó từ trước đến nay, nó trải dài dọc theo bờ biển Nam Hà. Tàu Amphitrite trong chuyến đi lần đầu sang nước Tàu tưởng đã mất mạng ở đó. »

Thư đó là do các giáo sĩ Pháp đương thời viết ra mà ký giả J.Y.C trích dẫn trong bài « Bí mật của các đảo san hô, bút ký về một cuộc hành trình đến Hoàng Sa. »

Năm 1701 mà người Pháp biết rằng đảo ấy đã thuộc về Nam Hà thì việc chiếm lĩnh quần đảo này đã phải thực hiện từ mấy mươi năm hay có khi cả trăm năm về trước. Việc chiếm lĩnh có thể đã làm vào lúc Ariki Sôtaro (nguyễn Đại Lương) coi việc ngoại thương cho chúa Nguyễn Phúc Nguyên chiếm lĩnh để lấy các thứ hải sản, kể cả yến sào và vớt các hàng hóa mà các tàu buôn qua lại Nam Hải bị bão trôi giạt vào đó. (Sau này, năm 1776, lúc quân Trịnh đã chiếm Phú Xuân, Lê Quí Đôn tra cứu tài liệu để viết Phủ biên tạp lục thì thấy trong sổ thu của các chúa Nguyễn hằng năm có số bạc, đồng, sắt tìm được ở bãi Hoàng Sa).

Việc chiếm lĩnh có lẽ đã được làm sớm hơn cũng nên. Trong số gia tướng thân tín của Nguyễn Kim dự vào việc phục hưng nhà Lê có Vũ Thì An, Vũ Thì Trung đều là người Chiêm Thành. Năm 1558, Nguyễn Hoàng vào trấn Thuận Hóa, đem hết gia thuộc theo vào. Vũ Thì An, Vũ Thì Trung và con cháu cũng đi theo chủ tướng. Vậy những người này đã giúp cho Chúa Tiên (Nguyễn Hoàng) hoặc Chúa Sãi (Nguyễn Phúc Nguyên) chiếm lĩnh Hoàng Sa.

Thêm nữa, Quảng Nam, Quảng Nghĩa, vốn là châu Amaravati nước Chiêm Thành. Di dân Chiêm Thành vẫn còn nhiều ở vùng Thuận – Quảng. Tại Hoàng Sa, bờ phía Bắc đảo Pattle còn có tượng Chàm thời Pháp thuộc, người Pháp tính đưa về Viện Bảo Tàng Tourane, sau đó lại để y tại đảo.

Còn như đợi đến đời Tây Sơn năm 1793, phái bộ John Barrow đến Đà Nẵng, khen những thuyền công tác Hoàng Sa của Tây Sơn đóng theo kiểu Mã Lai rất chắc chắn hay đợi đến năm 1816, vua Gia long đem cờ vàng ra cắm trên đảo Hoàng Sa… thì những sự việc này đã hiển nhiên, tài liệu rõ ràng quá rồi, không cần phải bàn luận nữa.

Tóm lại, theo luận cứ của chúng tôi, những quần đảo Hoàng Sa, Côn Lôn (có cả Trường Sa) nguyên là địa bàn ngư nghiệp của người Chiêm mà người Việt là kẻ thừa kế hay thừa hưởng đương nhiên khi lãnh thổ nước Chiêm sáp nhập vào dư đồ nước Việt.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”