Những diễn biến mới nhất về vụ kiện Trung Quốc của Phi Luật Tân

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Sau gần 2 năm rưỡi từ lúc khởi kiện vào đầu năm 2013, vào ngày 22/4/2015, Tòa Trọng Tài Thường Trực (PCA) đã ra quyết định thứ tư, cho biết mở phiên tòa đặc biệt vào tháng 7/2015, nhằm cứu xét việc Trung Quốc (TQ) luôn phủ nhận thẩm quyền của Tòa về Biển Đông và cho TQ thời hạn nộp hồ sơ phản biện cho tới 16/6/2015.

Tới đúng thời hạn 16/6, Trung Quốc không nộp hồ sơ. Theo điều khoản 9 của Phụ Bản VII của Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982, “việc một phe không tham gia nhằm bảo vệ lập trường không phải là một trở ngại cho sự diễn tiến của phiên Tòa. Trước khi ra một phán quyết, Tòa Trọng Tài cần tự thẩm định Tòa có thẩm quyền hay không cho vụ việc và đơn kiện được xác nhận có giá trị về mặt luật pháp và về mặt dữ kiện trình bày”.

Từ 7/7 đến 13/7, đã xảy ra phiên tòa đặc biệt tại The Hague, Hòa Lan, với sự tham dự của một phái đoàn cao cấp của Phi gồm 60 đại biểu, trong đó có Bộ Trưởng Bộ Ngoại Giao, Bộ Trưởng Bộ Tư Pháp, Bộ Trưởng Quốc Phòng, quan tòa Tối Cao Pháp Viện, dân biểu, thượng nghị sĩ Phi, các luật sư và cố vấn pháp lý quốc tế. Phía Trung Quốc vẫn từ chối không tham dự. Tuy TQ không tham dự, Tòa vẫn thảo luận, cứu xét các luận cứ của TQ gồm 4 điểm, theo thông báo thứ 5, ngày 13/7/2015:

1. Điểm cơ bản mà Tòa cứu xét là vấn đề chủ quyền trên nhiều vùng trên Biển Đông, điểm này không nằm trong phạm vi của Công Ước về Biển và không liên hệ đến việc diễn giải hay áp dụng của Công Ước.

[Bình luận của tác giả]: Luận cứ này của Trung Quốc không đúng vì Phi đã nhiều lần lên tiếng cho biết vụ kiện không nhằm vào vấn đề chủ quyền trên các quần đảo; bãi ngầm, mà liên quan đến đường lưỡi bò 9 điểm do Trung Quốc tự vẽ ra và tự cho có chủ quyền trên 90% Biển Đông.

2. TQ và Phi đã đồng ý giải quyết các tranh chấp bằng thương thuyết song phương và áp dụng Cách Ứng Xử (Code of Conduct). Việc Phi tự đứng đơn ra kiện đã hành xử không đúng với trách nhiệm của quốc gia này trước công pháp quốc tế

[Bình luận của tác giả]: Luận cứ này không đúng vì Phi đã nhiều lần lên tiếng cho biết các vòng thương thuyết song phương trong vòng hơn 20 năm qua đã không mang lại kết quả nào do thái độ của TQ, và Phi phải đi tìm một giải pháp khác. Và việc chính Trung Quốc chưa chấp nhận Cách Ứng Xử do khối ASEAN đề ra về Biển Đông.

3. Vụ kiện liên quan đến việc diễn giải hay áp dụng của Công Ước, do đó vụ kiện liên hệ phài nằm trong phần phân định hải phận giữa 2 quốc gia, và do đó rơi vào khuôn khổ của bản tuyên bố 2006 của Trung Quốc, phù hợp với Công Ước, do vậy loại bỏ cách giải quyết phần phân định lãnh hải bằng hình thức trọng tài.

[Bình luận của tác giả]: Luận cứ này không đúng vì không có quy định nào là không được xử dụng Tòa Trọng Tài Thường Trực trong các tranh chấp về lãnh hải và không thể dựa trên bản tuyên bố một quốc gia trong một tranh chấp với quốc gia này. Một trong những nhiệm vụ của PCA là nhằm trọng tài giải quyết một cách ôn hòa các tranh chấp về biển.

4. Tòa Trọng Tài Thường Trực không có thẩm quyền về vụ kiện này. Dựa trên các điểm trên và quyền mỗi quốc gia lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp, Trung Quốc chối bỏ và không tham dự vào hình thức trọng tài này, dựa trên một căn bản pháp lý vững chắc.

Về phía Phi, Bộ Trưởng Ngoại Giao Phi Rosario đã đưa ra 5 điểm nhằm bệnh vực cho lập trường của Phi trong vụ kiện Trung Quốc:

1. Thứ nhất, Trung Quốc không có quyền áp dụng “quyền từ lịch sử“ trên vùng biển, thềm lục địa bên ngoài phạm vi được quy định bởi công ước.

2. Thứ hai, đường lưỡi bò 9 điểm không có một căn bản công pháp quốc tế nào, vì Trung Quốc dựa trên đường này để quy định “quyền từ lịch sử “ của họ.

3. Thứ ba, những công trình trên biển mà Trung Quốc dựa trên đó để xác định chủ quyền của họ, không phải là những đảo để quy định một vùng đặc quyền khai thác kinh tế chung quanh, theo điều khoản 121. Đó chỉ là những đá ngầm, những bãi đất bị ngập nước ở thủy triều cao.

4. Thứ tư, Trung Quốc đã vi phạm Công Ước khi ngăn cản Phi hành xử chủ quyền của mình trên phạm vi lãnh hải thuộc chủ quyền.

5. Thứ năm, Trung Quốc đã làm hư hại môi trường biển, vi phạm Công Ước khi phá hủy các bãi san hô trên Biển Đông, kể cả vùng lãnh hải trong vùng đặc quyền khai thác kinh tế của Phi, qua việc xử dụng các hình thức đánh cá bị lên án, nhằm hủy diệt các loại cá kể cả các loài đang bị đe dọa diệt chủng

Sau phiên xử đặc biệt vào tháng 7, hai phía chờ tới 20/7 để xem lại và đưa những sửa đổi trong biên bản về thẩm quyền của Tòa. Ngày 23/7, Phi đã đệ trình thêm phần trả lời các câu của Tòa bằng văn bản. Tòa cho Trung Quốc tới 17/8 để đệ trình phần trả lời, câu hỏi, bình luận liên quan đến phiên tòa đặc biệt, dựa theo điều khoản 5 của Phụ Bản VII Của Công Ước.

Tòa sẽ ra phán quyết sau cùng về đơn kiện của Phi vào cuối năm 2015. Có nhiều xác xuất Tòa sẽ xác nhận thẩm quyền của Tòa về vụ kiện của Phi Luật Tân và bác bỏ yêu sách của TQ đòi hỏi thẩm quyền trên 90% biển Đông qua đường Lưỡi Bò 9 điểm.

Về phía Việt Nam, CSVN không dám đệ đơn kiện TQ, Bộ Ngoại Giao CSVN chỉ gởi đến Tòa vào ngày 5/12/2014, một thông báo liên hệ về chủ quyền VN trong tiến trình kiện giữa Phi và Trung Quốc. Và trong phiên tòa đặc biệt từ 07/07 đến 13/7, CSVN, cùng Mã Lai, Nhật, Nam Dương, Thái Lan, đã gởi một phái đoàn quan sát viên đến The Hague để theo dõi phiên tòa đặc biệt này.

Hiện nay Trung Quốc đang gặp nhiều khó khăn trong vụ kiện vì

1. Vấn đề Biển Đông đã được quốc tế hóa một cách rộng lớn với sự tham gia của các cường quốc khác trong vùng Á Châu Thái Bình Dương, như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc, Ấn Độ thay vì được giới hạn ở mức song phương như TQ mong muốn, đễ dễ hù doạ, áp lực từng quốc gia một, yếu kém hơn họ về mọi mặt.

2. Qua vụ biển Đông, qua mạng Internet, dư luận quốc tế đặc biệt chú ý đến thái độ khiêu khích và chủ trương dùng sức mạnh quân sự để uy hiếp các nước yếu hơn như Phi Luật Tân, Việt Nam, và đa số đều bày tỏ thái độ bất lợi cho TQ. Dù TQ cũng đã bỏ ra rất nhiều tài chánh, áp lực mua chuộc nhiều thành phần tài phiệt, văn phòng tư vấn để biện hộ cho họ trên các trang mạng, diễn đàn quốc tế. Đa số các quốc gia ASEAN đều tân trang hải quân và chuẩn bị nếu phải đương đầu với TQ.

3. Siêu cường hiện nay mà TQ kiên dè hàng đầu là Hoa Kỳ đã can thiệp tích cực qua các động thái quân sự cũng như áp lực ngoại giao nhằm giới hạn việc xây cất các công trình quân sự của TQ trên các đảo, bãi ngầm mà họ chiếm được, bảo vệ quyền lưu chuyển tự do trong hải phận quốc tế được công nhận. Trong lúc lãnh đạo TQ chờ đợi là Hoa Kỳ sẽ lấy một thái độ trung lập, không can thiệp nhằm giữ quyền lợi thương mại, tài chánh với TQ.

4. Các luận cứ của Trung Quốc đưa ra trước Tòa Trọng Tài, nhằm bảo vệ cho lập trường không chấp nhận Tòa Trọng Tài, không vững chắc, không có căn bản về mặt công pháp quốc tế, và chỉ dựa trên phần nhận định rất chủ quan, ngạo mạn của lãnh đạo CSTQ trên cương vị một siêu cường có khả năng áp lực các quốc gia chung quanh.

Nếu TQ nhất quyết không chấp nhận phán quyết của Tòa Trọng Tài Thường Trực, họ sẽ tự lâm vào một tình trạng khó khăn trên trường quốc tế, ngoài các khó khăn nội bộ họ đang đối phó (Tân Cương, tham nhũng, tăng trưởng kinh tế suy giảm, thị trường chứng khoán dao động,…).

Khi chính họ trong vị trí một cường quốc trong Hội Đồng Bảo An LHQ, lại đứng ra phủ nhận vai trò một cơ chế quốc tế của LHQ, nhằm giải quyết các tranh chấp một cách ôn hòa trên thế giới và phủ nhận luật biển UNCLOS 1982 do chính họ ký kết. Tòa Trọng Tài Thường Trực là một Tòa Quốc Tế đã từng xử hơn 100 vụ trong đó liên quan đến nhiều cường quốc như Nga, Hoa Kỳ, Pháp, Anh, từ hơn 100 năm nay.

Dư luận thế giới sẽ nhìn ra là TQ như là một quốc gia thuộc loại du côn “rogue state”, chuyên xử dụng sức mạnh để khống chế, đàn áp các quốc gia khác nhỏ hơn và chà đạp lên Công Pháp Quốc Tế. Dư luận thế giới chắc chắn sẽ hậu thuẫn cho Phi Luật Tân và Việt Nam là 2 quốc gia đang trực tiếp chịu áp lực, lấn áp từ TQ trong trường hợp tranh chấp với TQ để bảo vệ chủ quyền trên Biển Đông. Trong trường hợp có đụng độ bằng quân sự, trước thái độ bất chấp công pháp quốc tế của TQ, lúc đó phản ứng bằng quân sự các quốc gia khác như Hoa Kỳ, Nhật, Úc, để ngăn chặn sự bành trướng quân sự của TQ sẽ được dễ dàng chấp nhận hơn.

Qua Hội Nghị ASEAN cấp Bộ Trưởng từ 4/8 tại Mã Lai, trước thái độ cứng rắn của đa số các quốc gia ASEAN và Hoa Kỳ, Nhật,…Trung Quốc tạm tỏ ra hòa hoãn khi tuyên bố ngưng xây dựng các công trình trên các đảo họ chiếm được, nhưng còn các hành vi gây hấn khác như săn đuổi đánh đập ngư dân, lấn chiếm vào lãnh hải thuộc chủ quyền các quốc gia khác, thăm dò dầu hỏa ngay trong vùng đặc quyền kinh tế quốc gia khác,… thì hoàn toàn không đề cập tới. Tuy nhiên đây chắc chỉ là một bước chiến thuật tạm thời nhằm làm xoa dịu sóng bất mãn trên thế giới.

Nguyễn Ngọc Bảo
7/8/2015

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.