Những ngày “Vinh” nhục

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cơn mưa phùn cuối đông, gía buốt đang phủ xuống thành phố Vinh như để đánh dấu một ngày buồn, ngày Tòa án tỉnh Nghệ An xử 14 thanh niên Công giáo, Tin lành về tội “âm mưu lật đổ chính quyền”. Đến ngay cả ông Trời cũng phải nhỏ lệ.

Ngày 8 tháng 1 năm 2013, đánh dấu một ngày đen tối trong lịch sử của Vinh. Nhiều nhóm giáo dân và bạn hữu của 14 thanh niên nói trên ở các vùng chung quanh đã rời khỏi nhà từ 3, 4 giờ sáng, khi trời còn tối đen, để kịp đến tham dự phiên tòa được quảng cáo là “công khai”. Có những người ở xa hơn, xa cận Hà Nội và Lâm Đồng, đã vượt đường xa, chịu tốn tiền ở khách sạn từ đêm hôm trước để có thể tham dự phiên tòa. Nhưng, ngay vào lúc hơn 2 giờ sáng hôm đó, 5 tiếng đồng hồ trước khi phiên tòa bắt đầu, công an an ninh mật vụ Vinh đã mở cuộc càn quét vào các khách sạn, phòng trọ. Họ xông vào khám xét, tịch thu giấy tờ, tịch thu máy ảnh, cướp điện thoại mà không cần cho biết lý do. Họ doạ nạt, chửi mắng, và dùng nhiều thủ thuật thấp kém khác để ngăn chặn tối đa số người đến đòi tham dự phiên tòa. Cụ thể như trường hợp của các bloogers Người Buôn Gió, Nguyễn Lân Thắng, Trương Văn Dũng. Họ bị công an xông vào xét giấy tờ và dù có đầy đủ giấy tờ họ vẫn bị bắt đi “tạm giam”. Nhiều bloggers và các nhà dân chủ khác như Bùi Hằng, JB Nguyễn Hữu Vinh bị canh chừng và chận không cho ra khỏi nhà. Tất cả các trò phi pháp này được công an, an ninh tiến hành một cách đương nhiên như chưa từng có luật pháp tại Việt Nam.

Đặc biệt cảm động là đoàn khoảng 30 người từ Lâm Đồng, Đà Lạt. Họ từ giáo xứ Ngọc Long, quê hương của bạn trẻ Trần Minh Nhật. Họ đã vượt gần 100km dưới trời đêm để đến ranh giới tỉnh Nghệ An. Nhưng như các đoàn khác, khi đến khu vực Tam Giác Quỉ họ bị các nút chặn của công an kiếm chuyện giữ xe lại. Có xe còn cách thành khố Vinh gần 20km đã bị chặn lại. Những người quá lớn tuổi đành phải ngồi lại và hết hy vọng đến nơi xử án. Nhưng hầu hết những bạn trẻ và các vị trung niên đều quyết định tiếp tục đi bộ đoạn đường hơn 10 km trong đêm mưa lạnh.

Trên suốt đoạn đường đi giữa đêm đen này, công an tùy tiện xông vào lục xét hành lý của tất cả mọi người, dù đã dừng xe hay đang đi bộ về hướng Vinh và về hướng khu Tòa Án. Đám công an hùng hổ này bất cần tuyên bố lý do. Chúng ngang nhiên xé tung tất cả và tịch thu bất kỳ thứ gì chúng muốn. Chủ đích sau cùng vẫn là làm sao để nhiều người nản lòng bỏ ra về. Chúng đã lầm!

Nhưng khi vượt qua tất cả các nút chặn và xách nhiễu đó và đến gần khu tòa án, bà con mới thấy đủ 3 vòng rào công an và đủ loại côn đồ được thuê mướn để đứng chặn không cho họ tiến vào dự một phiên tòa gọi là “công khai”. Mọi người bị giữ ở vòng ngoài cùng, cách nơi xử án tới hơn nửa cây số. Những người dân không vũ khí, chỉ có tràng hạt trong tay, đáng sợ cho chế độ đến thế sao?

Khi không có cách nào vào dự phiên tòa, bà con đành đứng bên ngoài cầu nguyện và hát thánh ca. Không hiểu sao cảnh cầu nguyện này lại làm phía công an tức tối đến độ không chịu được. Chúng ra lệnh cho đủ loại côn đồ, đầu gấu, vừa đồng phục vừa giả dạng dân thường xông vào đánh, đạp, xô, bóp cổ từ giáo dân đến tu sĩ, bất kể già, trẻ, lớn bé. Một số đồng bào bị đánh đập tàn nhẫn, nặng nhất là trường hợp của bà Nguyễn Thị Hóa, mẹ của anh Nguyễn Đình Cương. Quá bất nhẫn khi thấy anh Cương và các bạn bị đối xử như các tội phạm, bà đã hô to là con bà vô tội và các cháu khác vô tội. Chỉ có thế, bà bị công an các loại xông tới, lôi như súc vật ra khỏi tòa và đánh bà tới ngất xỉu. Ngày hôm sau, khi không được vào bên trong và phải đứng ngoài tòa với các giáo dân khác, bà lại bị công an đánh lần thứ hai. Sau 2 trận bị đánh đập đó, bà Hóa bị ói mửa liên tục và phải vào bệnh viện điều trị.

Nhiều thân nhân và đồng đạo khác của 14 thanh niên Công Giáo và Tin Lành cũng bị bắt lôi đi như các anh Nguyễn Hồng Kỳ, Nguyễn Văn Chính, Nguyễn Tiến Sỹ, Nguyễn Đình Cường, Đặng Xuân Cao…. Riêng anh Hồ Văn Lực là em trai của thanh niên Hồ Đức Hòa đã có mặt theo giấy mời của tòa án và đã có mặt để tham dự phiên tòa ngày từ ngày đầu tiên, nhưng anh bị đẩy ra và không cho trở lại chỉ vì có cầm theo điện thoại di động. Công an sợ sự thật từ buổi xử “công khai” lọt ra ngoài tới mức đó!

Đáp lại thái độ côn đồ của công an, các giáo dân vẫn kiên quyết đứng yên cầu nguyện dưới sự hướng dẫn bình thản đáng kính phục của các Linh mục Nguyễn Đình Thục, Đinh Văn Minh, Phạm Ngọc Quang, Đặng Hữu Nam. Khi không thể làm gì hơn, công an bèn mở các loa công suất thật lớn để cố át đi tiếng cầu nguyện. Thế mới biết, những kẻ chuyên dùng bạo lực, trang bị vũ khí đến tận cổ vẫn có cái để sợ!

Không để độc quyền cho công an và tòa án xuyên tạc 14 tâm hồn trong sáng trong tòa, bà con tín hữu, thân nhân, và bạn hữu đã chia nhau đi dán các hình ảnh, băng rôn, và khẩu hiệu liên quan đến sự việc này khắp nơi trong thành phố. Họ muốn mọi người dân đều biết về 2 ngày ô nhục này tại thành phố mang tên Vinh.

Và không chỉ người Việt mới thấy sự ô nhục đó. Cả thế giới đều thấy cảnh tượng công an tràn ngập trong cái phiên tòa mang danh “tòa án nhân dân”. Cứ 2 công an “kẹp” một bị cáo. Cứ 2 công an “kẹp” một thân nhân có giấy vào tham dự tòa. Đó là chưa kể các vòng công an chìm. Cả buổi xử án, theo các nhân chứng, diễn ra trong không khí hăm dọa, khủng bố … nhưng cũng đầy nét run rẩy của cả chế độ.

Nhưng những hình ảnh nhục nhã nhất khiến cả thế giới ghê tởm là cảnh những tay côn đồ, đánh mướn ngồi chia nhau ngay trên hè phố số tiền công, sau mỗi ngày hùng hổ đánh, đạp, giật, cướp THEO ĐƠN ĐẶT HÀNG CỦA CÔNG AN.

Đến bao giờ VINH mới hồi phục sau 2 ngày nhục nhã này!

Nguồn: Diễn Đàn CTM

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.