Những người đòi vào tù trong các chế độ lạc hậu

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Một phụ nữ người Sudan ngày mùng 7 tháng 9 năm nay đã bị chính phủ Sudan tống giam thời hạn một tháng sau khi bà nhất định không chịu nộp tiền phạt cho một tội mà bà cho là phi lý.

JPEG - 25.5 kb
Bà Lubna Al-Hussein

Sự việc bắt đầu khoảng 2 tháng trước đó khi bà Lubna Al-Hussein bị bắt tại một quán ăn ở thành phố Khartoum, Sudan cùng với 18 phụ nữ khác. Cảnh sát thấy họ mặc quần áo không đúng luật dù lúc đó bà đang mặc quần jean cùng với váy và loại khăn choàng của đàn bà hồi giáo. Sudan là một nước áp dụng luật lệ hồi giáo cực đoan, cấm đàn bà mặc quần khi ra đường mà chỉ được mặc váy dài từ cổ tới chân. Và công an đóng luôn vai trò cảnh sát tôn giáo. Hình phạt cho tội đàn bà ăn mặc không đoan trang đúng theo luật hồi giáo cực đoan là 40 roi vào mông. Sự việc không dừng ở đó vì khác với những phụ nữ Hồi giáo xưa nay chỉ cam phận chịu đòn cho khỏi rắc rối, bà Al-Hussein kiên quyết phản đối không nhận tội và đòi công an đưa sự việc ra tòa.

Một điểm đặc biệt khác, bà Al-Hussein là một phóng viên làm việc cho phái bộ Liên Hiệp Quốc tại Sudan và với tư cách là nhân viên Liên Hiệp Quốc bà được đặc miễn khỏi bị xét xử. Nhưng bà đã từ khước quyền đặc miễn này bằng cách xin nghỉ việc Liên Liên Hiệp Quốc để có thể ra tòa kháng nghị một cách công khai chống lại hệ thống luật lệ lạc hậu, phi nhân bản của chế độ đương quyền tại Sudan. Qua đó, trường hợp của bà đã thu hút được sự chú ý của công luận quốc tế và rọi đèn vào trình độ kém văn minh của thể chế xã hội Sudan. Từ đó nhiều cơ quan nhân quyền quốc tế kể cả Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc lên án sự lạc hậu này và nhiều người dân Sudan biết đến và ủng hô bà. Nhiều phụ nữ Sudan đã kéo tới trước tòa để bày tỏ sự liên đới với Al-Hussein và công an đã phải tung lựu đạn cay để giải tán họ và bắt 47 người.

Phiên tòa nhanh gọn trong một ngày với tuyên án kết tội Al-Hussein. Nhưng nhà cầm quyền Sudan cũng đã phải nhượng bộ một chút, không tuyên phạt đánh roi mà chỉ bắt nộp phạt 500 đồng Sudan (tương đương với 209 đô la). Tuy thế bà Al-Hussein vẫn cương quyết không thỏa hiệp, không chịu nộp phạt, không muốn ai nộp phạt giùm bà để giữ nguyên tắc của mình, để sẵn sàng vào tù một tháng đồng thời tiến hành thủ tục kháng án.

JPEG - 23.3 kb
Bà Kartika Shukarno

Cũng trưóc đó một tháng, một phụ nữ Mã Lai, Kartika Shukarno, cũng đã làm dư luận quốc tế rọi đèn vào hủ tục kỳ thị phụ nữ trong luật pháp của nước Mã Lai vốn được biết như là một nước hồi giáo không cực đoan. Shukarno đã bị công an bắt gặp đang uống 1 ly bia với bạn trong một tiệm ăn khoảng 2 năm trước, và đến tháng 7 năm nay tòa Mã Lai xử phạt 5000 mã kim cộng với 6 roi vào mông. Hình phạt đánh roi được phổ biến qua khúc phim lưu truyền trên mạng internet cho thấy người bị phạt phải để mông trần, và đến lằn roi thứ ba thì đã đủ cho mông rướm máu và những roi kế tiếp cứ thế quất vào vết thương. Bà Shukarno chấp nhận đóng tiền phạt và hơn thế nữa đòi bị đánh roi ngay một cách công khai cho mọi người thấy, với lý cớ bà đã ăn năn và muốn công chúng biết bà đã vi phạm một luật cổ hủ, mặc dù nếu kháng án, bà có nhiều cơ may được tha. Trong phút chốc, truyền thông quốc tế đổ mắt nhìn vào và bình luận phê phán trường hợp một người đàn bà Mã đẫu tiên ở thế kỷ 21 sắp bị đánh roi theo một luật lạc hậu còn tồn tại nơi xứ Mã Lai đang tự hào là văn minh phát triển. Chính quyền Mã Lai sau đó đã hoãn hình phạt này, qua đó các nhà lập pháp Mã cấp tiến có điều kiện thời gian để tính chuyện điều chỉnh luật.

Qua hai trường hợp trên, ta thấy những điểm khác và giống nhau giữa hai người phụ nữ hồi giáo can đảm đấu tranh chống lại những luật lệ lạc hậu phi lý phản động. Al-Hussein của Sudan cương quyết đối đầu không chấp nhận bản án của chế độ, trong khi Shukarno của Mã Lai tỏ vẻ ngoan ngoãn quá mức bình thường. Nhưng cả hai cùng nhắm tới mục tiêu làm sao cho thế giới rọi đèn vào sự lạc hậu của những luật lệ phi lý để tạo áp lực lên chính quyền xứ họ. Al-Hussein tranh đấu cho tới cùng, không nộp phạt nhỏ để vào tù chịu phạt nặng hơn; Shukarno nương theo án phạt đẩy tới, đòi bị phạt nặng hơn, chịu nhục hình công khai. Hình phạt càng nặng càng làm nổi lên sự hủ lậu của luật pháp xứ họ. Kết quả bước đầu là nhà nước liên hệ đã phải bỏ hay hoãn lại hình phạt đánh roi lạc hậu, để còn giữ thể diện mà hội nhập vào thế giới văn minh.

Hai người đàn bà trên đã có những hành động đấu tranh bất bạo động tiên phong mở đường. Đây là ví dụ cho thấy đấu tranh bất bạo động không phải là lối đấu tranh thụ động chờ chịu cho thế lực cầm quyền trấn áp, mà là cả một phương pháp luôn tìm thế chủ động một cách phi bạo lực để từng bước nong xích đẩy lùi đối phương đang mạnh hơn. Nhưng hành động đấu tranh mở đường này của họ có thành công ở bước kế tiếp không là tùy ở sự nhập cuộc của số đông quần chúng còn lại có biết nương theo đó mà tạo thêm áp lực lên chính quyền hay không.

Nhìn người lại nghĩ đến ta. Nước Đại Việt ta ngày nay không những còn mà lại càng thêm những luật lệ phản động phi lý không kém các xứ kể trên . Nếu như Al-Hussein nước Sudan chỉ vì mặc quần jean mà bị phạt, thì blogger Mẹ Nấm xứ Việt chỉ vì mặc áo hiển thị những giòng chữ bảo vệ tổ quốc khẳng định chủ quyền đất nước trước Hoa Quốc (nước Tàu Cộng) mà bị công an xách nhiễu bắt giam. Trong khi phản biện xã hội là chuẩn mực bình thường nơi các nước văn minh, thì quyết định 97 lại mới được nhà cầm quyền đẻ ra để ngăn cấm chuyện này.

Nhưng với tinh thần bất khuất của dân Việt, không thể kém hơn hai người đàn bà hồi giáo đã từng bị dạy dỗ phải tuân thủ những hủ tục tôn giáo từ khi lọt lòng mẹ, chúng ta sẽ không ngạc nhiên nếu một ngày nào đó, dân Việt ta sẽ kiên quyết trong ôn hòa, rủ nhau giấy lên một phong trào người dân đòi vào tù dưới chế độ CSVN. Vì các trí thức không thể không vi phạm luật của nhà nước CSVN khi họ chỉ làm đúng chức năng của mình là góp ý phản biện để xây dựng xã hội. Các bạn trẻ không thể không vi phạm luật lệ cấm đoán của nhà nước CSVN khi họ chỉ công khai bộc lộ tình yêu nước một cách tự nhiên, không theo định hướng hèn với giặc của nhà nước, khẳng định chủ quyền đất nước trên biển đảo của tổ tiên. Các ký giả không thể không vi phạm những sự cấm đoán của Đảng CSVN khi họ làm đúng chức năng của mình, thông tin sự thật, nêu rõ việc chế độ Bắc Kinh ức hiếp chèn lấn dân Việt, thay vì phải theo Đảng kỵ húy chỉ được dùng chữ Tàu “Lạ”. Các tín hữu không thể không vi phạm sự cấm đoán của nhà nước CSVN khi họ chỉ thực hiện nhu cầu tôn giáo căn bản là cầu nguyện trên sân nhà thờ giáo phận mình vốn đã bị cướp đoạt từ trước. Các tăng thân Làng Mai không thể không vi phạm lệnh tống xuất của nhà nước khi họ kiên trì bám trụ, tụ vào nhau ngồi tu thiền tại Thiền Viện mà chính đồng môn và phật tử khắp nơi đã góp phần xây dựng. Các dân oan không thể không vi phạm lệnh lạc của nhà nước khi họ chỉ rủ nhau đông đủ đến cơ quan nhà nước để khiếu kiện những hành vi cướp bóc nhà đất của các quan chức địa phương, v.v…

Khi người người đòi vào tù, chủ động đi trước phản ứng đàn áp bắt bớ một bước, đồng thời làm nổi bật hơn những luật, lệnh phản động phi lý của chế độ, thì Đảng và Nhà nước CSVN đã bắt đầu bị tước mất cái vũ khí lớn nhất của họ, đó là sự sợ hãi của quần chúng. Và từ điểm đó trở đi chế độ độc tài CSVN sẽ theo chân chế độ thực dân Anh tại Ấn Độ, chế độ kỳ thị chủng tộc tại Nam Phi, chế độ quân phiệt Pinochet tại Chi Lê, chế độ độc tài Milosevic tại Serbia, và nhiều nơi khác nữa.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”