Nói Về Chuyến Đi Nhật Của Nguyễn Minh Triết

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 25 tháng 11, Nguyễn Minh Triết sang Nhật theo lời mời của vị Thiên Hoàng nước này. Tin này đã được bộ Ngoại giao nhà nước CSVN chính thức công bố cách đây mấy ngày. Theo quy định của bộ Nghi lễ hoàng cung Nhật, bất kỳ một vị nguyên thủ quốc gia nào có đặt bang giao với Nhật, nếu muốn chính thức sang thăm viếng thì Thiên hoàng sẽ đứng ra mời và chỉ mời một lần mà thôi cho dù vị nguyên thủ đó có nắm quyền bao nhiêu lâu cũng vậy. Ông Triết là một trong những đối tượng đó, nên lần này đến Nhật với tư cách là một Quốc khách.

JPEG - 84.9 kb

Các vị nguyên thủ quốc gia khi được mời viếng thăm với tư cách là một Quốc khách thì hầu hết chương trình làm việc của họ đều chú trọng vào việc ngoại giao, nghi lễ để cố tạo về một hình ảnh tốt đẹp cho chuyện ban giao giữa hai nước. Với tư cách là một Quốc khách viếng thăm Nhật, không một vị nguyên thủ nào đi làm cái việc của một anh lái buôn là kêu gọi đầu tư. Chuyện này thuộc trách nhiệm của bộ phận khác. Nhưng với ông Triết thì không, vì nghe đâu lần này ông ta đắt theo 120 doanh nghiệp lớn để tìm thị trường và kêu gọi Nhật đầu tư vào Việt Nam. Ở đây xin mở một dấu ngoặc là các doanh nghiệp lớn này hầu hết là do thành phần tư bản đỏ nắm quyền thuộc nhóm ông Triết. Ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nông Đức mạnh cũng có riêng một số tư bản đỏ.

Được biết lúc 12 giờ trưa thứ hai, ngày 26 tháng 11, ông Triết đến ăn cơm trưa với một số nhà tài phiệt Nhật tại hội quán Keidanren. Một số nhà đầu tư Nhật được mời đến dự buổi ăn trưa này nói rằng không biết lần này ông Triết sẽ hứa chuyện gì, chứ trước đây ông Phan Văn Khải hay ông Nông Đức Mạnh hứa đủ điều nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện, nên việc đầu tư của chúng tôi vào Việt Nam chỉ ở mức cầm chừng. Một thương nhân Nhật khác còn cho biết tuy ông Triết là ’’Tổng thống’’ của nước Việt Nam hiện nay (báo chí và người Nhật gọi chúc Chủ tịch của ông Triết là Tổng thống), nhưng quyền hành chánh lại nằm trong tay ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, ví dụ nói chuyện với ông Triết xong rồi đi Việt Nam thực hiện hợp đồng mà ông Dũng bảo ’’tôi không biết hay không nghe gì cả về chuyện hợp đồng này ’’ thì coi như phải làm lại từ đầu. Sự phân quyền ở Việt Nam không rõ ràng, ông Nông Đức Mạnh không nắm giữ bất kỳ một chức vụ gì trong chính quyền nhưng cũng đảm bảo với chúng tôi rằng đã nói chuyện với ông ta rồi thì khỏi phải lo. Chúng tôi biết rằng ông Mạnh là nhân vật số một của đảng CSVN, nhưng ông ta không có quyền tuyệt đối như ông Hồ Cẩm Đào của Trung quốc. Vì thế nói chuyện với ông Mạnh xong còn phải nói lại với ông Khải và bây giờ là ông Dũng mới hy vọng qua chuyện. Đây là một thực tế mà nhiều thương gia Nhật như chúng tôi gặp phải. Chúng tôi không cầu là sẽ được ưu đãi mà chỉ cần phải có luật lệ minh bạch, rõ ràng và nhất là phải thông suốt từ trên xuống dưới chứ vẫn còn có nhiều luật Trung ương đã ban hành mà địa phương không thi hành hay bảo là không biết.

JPEG - 58.1 kb

Khi biết Nguyễn Minh Triết đến Nhật, đồng bào Việt Nam ở Tokyo và vùng phụ cận đã lên kế hoạch biểu tình phản đối để tố cáo với dư luận Nhật Bản nói riêng và quốc tế nói chung về chính sách đàn áp tôn giáo, chà đạp nhân quyền, đàn áp đối lập của chính quyền CSVN. Ban tổ chức biểu tình cho hay lúc đầu cảnh sát không cho phép biểu tình trước Japan Press Center hay các nơi mà ông Triết sẽ đến vì họ viện lý do đó là Quốc khách của Nhật, mức độ bảo vệ an ninh phải tăng cấp. Sau nhiều lần tiếp xúc và thuyết phục dựa trên tình cảm và luật pháp, cuối cùng cảnh sát phải chấp nhận cho cộng đồng người Việt chúng ta đứng trước Japan Press Center để phản đối Nguyễn Minh Triết vào sáng thứ Tư 28/11/2007 khi y đến đó họp báo. Chắc chắn tại đây Nguyễn Minh Triết sẽ phải đối đầu với sự thật. từ việc bắt giam trái phép những nhà dân chủ như luật sư Nguyễn Văn Đài, nữ luật sư Lê Thị Công Nhân, xách nhiễu những bậc tu hành như Hòa thượng Thích Quảng Độ, Thượng tọa Thích Không Tánh…và mới đây nhất là việc bắt giữ một số đồng bào và các đảng viên Việt Tân.

Để đối đầu lại với đoàn biểu tình của chúng ta, nghe đâu sứ quán Việt cộng tại Tokyo đã chiêu mộ một số du sinh, Việt kiều thân cộng đến đứng bên trong Japan Press Center để hoan hô khi xe Nguyễn Minh Triết đến. Trước đây họ cũng đã áp dụng chiến thuật nàu khi Nguyễn Tấn Dũng đến đây họp báo nhưng bị tác dụng ngược qua một số phản ảnh của các ký giả Nhật vì thứ nhất làm ồn ào, chật chội. Đến Press Center mà phản đối thì còn hiểu được chứ hoan hô thì trước nay chưa có kiều bào của một quốc gia nào làm chuyện đó, muốn hoan hô thì đến khách sạn nơi ông Dũng ở mà làm. Một số du sinh có mặt trong nhón người đứng hoan hô đó sau này đã thổ lộ rằng: lòng không phục mà bắt phải hoan hô thì cũng ngượng miệng, nên dù cho có hô cũng không khí thế bằng bên phía đả đảo vì những người biểu tình họ hô khẩu hiệu với cả một tấm lòng nhất quyết đấu tranh. Chính nghĩa bao giờ cũng thắng gian tà.

Ngô Văn

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.