Olympic Bắc Kinh 2008 Và Vấn Đề Nhân Quyền

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đêm hôm qua 08/08/08, Thế Vận Hội Bắc Kinh 2008 đã được khai mạc đúng 8.08g tối giờ Bắc Kinh trong khung cảnh hoành tráng chưa từng có trong lịch sử Thế Vận Olympic. Quả đúng như nhà nước Trung Cộng đã từng tuyên bố trước đó là Thế Vận Bắc Kinh sẽ là Thế Vận “để đời”. Có lẽ đây là câu bao hàm nhiều ý nghĩa trong một bối cảnh đã có quá nhiều chuyện xảy ra trước thềm Olympic Bắc Kinh và ngay cả trong ngày khai mac.

Lễ khai mạc hoành tráng

JPEG - 101.1 kb

Theo như dự định của ban tổ chức Olympic Bắc Kinh, đa số các vị nguyên thủ được mời đã có mặt trong đêm khai mạc. Vận động trường Tổ Chim (Bird Net) có sức chứa 90.000 khán giả đã chật kín. Các khán giả dự khán, cũng như khán giả của màn hình bên ngoài và trên khắp thế giới đã được dịp theo dõi các tiết mục đặc sắc của đêm khai mạc. Đạo diễn nghệ thuật Trương Nghệ Mưu qủa thực đã làm cho lịch sử của đất nước Trung Hoa sống lại qua các màn trình diễn của hơn 15,000 vũ công.

Mọi người trầm trồ vì sự tổ chức công phu, tốn kém, với số nhân lực tham dự đông đảo. Một anh phóng viên tường thuật khi nhận xét về những màn trình diễn tốn kém này đã cho rằng vì đất nước Trung Hoa có được “nguồn nhân lực dồi dào” (unlimited resources). Đúng vậy, có lẽ chỉ có đất nước Trung Hoa với hơn 1.3 tỷ dân mới làm được việc này.

Đó là về phần trình diễn, còn về phần an ninh trật tự thì khỏi phải nói. Hơn 100,000 công an và bộ đội được huy động để bảo vệ thủ đô Bắc Kinh. Chỉ riêng vòng ngoài của Sân Vận Động Tổ Chim, nơi diễn ra buổi lễ Khai Mạc đã có đến 10.000 công an cảnh sát bao bọc giữ an ninh. Bên trong Sân Vận Động thì cũng …. dày đặc. Theo lời tường thuật của anh phóng viên đài số 7 Úc thì khi nhìn quanh khán đài một vòng, thấy có đến một nửa số khán giả là công an, mật vụ ngồi xen lẫn với khán giả để giữ trật tự và … cò mồi.

JPEG - 61.2 kb
Hàng ngàn công an bao vây chung quanh vận động trường “Tổ Chim” trong ngày khai mạc Thế Vận Hội.

Và … sự tốn kém, kiêu kỳ cũng chưa từng có trong lịch sử của Olympic

JPEG - 85.5 kb
Nhà của dân oan Trung Quốc bị giải tỏa để xây vận động trường “Tổ Chim”.

Để tổ chức Thế Vận Bắc Kinh 2008, nhà nước Trung Quốc đã không ngại chi ra hơn 40 tỷ đô la. Đây chỉ là số tiền dùng để xây dựng cơ ngơi, tổ chức và điều hành, thi đấu nhưng chưa kể đến các khoản chi tổng quát dành cho vấn đề an ninh.

Đương nhiên để có đất đai xây dựng cơ sở cho Olympic, nhà nước Trung Cộng đã “trưng dụng” đất đai hàng loạt, ảnh hưởng đến 1triệu cư dân Bắc Kinh, và trong đó số đó, vấn đề “dân oan khiếu kiện” đã trở nên nóng bỏng trong suốt những năm vừa qua.

Ở Việt Nam, dân oan đã có đôi lần tụ tập được trước tiền đình các cơ quan công quyền nhà nước CSVN để khiếu kiện, nhưng ở Bắc Kinh thì hoàn toàn không có. Số “dân oan” mất đất vì bị trưng dụng để tổ chức Olympic đã bị nhà nước Trung Cộng thẳng tay trấn áp, đưa đi biệt tích, thì làm gì có dịp khiếu kiện.

Và có nhiều chống đối, biểu tình nhất trong lịch sử của Olympic

JPEG - 80.2 kb
Anh Jonathan Stribliing (trái), Kalaya’an Mendoza (giữa, bị công an đè) và Cesar Maxit đã biểu tình ngay bên ngoài Sân Vận Động Tổ Chim trong ngày 8/8/2008.

Trái với mong đợi của người yêu chuộng thể thao, và những lời hứa trước khi nhận được đăng cai tổ chức Olympic, nhà nước Trung Cộng đã dấn sâu các vụ vi phạm nhân quyền trên phạm vi rộng. Về quốc tế có vấn đề ở Sudan và các nước khác ở Châu Phi, mà trong đó Trung Cộng đóng vai trò chính yếu trong việc cung cấp võ khí cho những cuộc diệt chủng xảy ra trên diện rộng.

Nhân danh “Olympic” và ổn định trật tự quốc gia, nhà nước Trung Cộng đã không từ nan bất cứ điều gì. Mấy tuần trước khi khai mạc Olympic, công an Trung Cộng đã dựng lên các vụ “khủng bố” giả để có cớ trấn áp các nhóm ly khai Hồi giáo thẳng tay. Các cá nhân, tổ chức, đặc biệt là các thành viên của Pháp Luân Công đã bị trấn áp dã man. Người ta ghi nhận hơn nửa số 250.000 ngàn tù nhân lao động cưỡng bức trong các trại khổ sai ở Trung Quốc là thành viên Pháp Luân Công.

JPEG - 11 kb
Tù nhân bị tra tấn hành hạ trong những trại lao động cưỡng bức chỉ cách Sân Vận Động Tổ Chim vài phút (hình của AFP/Getty Images).

JPEG - 56.4 kb
Banner đòi tự do cho Tây Tạng treo ngay trung tâm Bắc Kinh trước ngày khai mạc Thế Vận Hội.

Vấn đề nhân quyền tại Tây Tạng là nổi bật nhất trong suốt chặng đường rước đuốc Olympic. Những cuộc biểu tình cũng xảy ra ở khắp mọi nơi, để ủng hộ Tây Tạng, lên án nhà nước Trung Cộng.

Trong những ngày cận nhất của buổi lễ Khai Mạc, đã liên tiếp có nhiều cuộc biểu tình xảy ra ở Âu Châu để phản đối Trung Cộng vi phạm nhân quyền ở Tây Tạng. Cuộc biểu tình gần nhất là ở Đức vào ngày hôm qua 8/8 của buổi lễ Khai Mạc. Đặc biệt, trong cuộc biểu tình này người Tây Tạng lưu vong đã diễn một họat cảnh ngắn để tố cáo chủ trương diệt chủng của Trung Cộng, cùng với biểu ngữ “Gold for 1.2 millions killed Tibetans” (Huy Chương Vàng Thế Vận Hội cho Trung Cộng với “thành tích” giết 1 triệu 200 ngàn người Tây Tạng từ 1959).

Các lực sĩ thi đấu Olympic tuy bị ràng buộc với nhiều điều kiện khắt khe liên quan đến việc không cho phép biểu tình trong những ngày thi đấu, nhưng hôm Thứ Tư vừa qua cũng đã có hơn 40 lực sĩ đồng ký tên vào một Thỉnh Nguyện Thư gởi đến chủ tịch Hồ Cẩm Đào. Lá thư do nhóm Thể Thao vì Hòa Bình (Sports for Peace), Tổ Chức Ân Xá Quốc Tế (Amnesty International) và tổ chức Cuộc Vận Động Thế Giới vì Tây Tạng (International Campaign for Tibet) gởi đến ông Hồ Cẩm Đào trong đó có đoạn “hãy có một giải pháp ôn hòa cho vấn đề nhân quyền ở Tây Tạng, và các vấn đề khác tại Trung Quốc trên tinh thần tôn trọng các nguyên tắc căn bản về nhân quyền”. Lá thư còn yêu cầu ông Đào “hãy thực thi quyền tự do phát biểu, tự do tôn giáo và tự do ngôn luận tại Trung Quốc” (Nguồn: www.sportsforpeace.de)

Để thực hiện khẩu hiệu của Olympic Bắc Kinh “Một Thế Giới, Một Ước Mơ” (One World, One Dream) nhà nước Trung Cộng đã không ngần ngại phung phí quá nhiều máu và nước mắt khiến cho nó trở thành một Olympic có nhiều cái “nhất” trong lịch sử Olympic.

Khi đó, có lẽ cần nên sửa lại khẩu hiệu này cho hợp tình hợp lý hơn: Một Thế Giới và Giấc Mơ của Trung Quốc (One World and China’s Dream) hoặc là “Một Thế Giới, Một Giấc Mơ Giải Phóng Tây Tạng” (One World, One Dream to free Tibet).

Lê Minh (9/08/2008)
Tiếng Nói Tự Do Dân Chủ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.