Ông Trọng chống được tham nhũng?

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Dư luận đang quan sát ông Trọng và “tác phẩm” chống tham nhũng còn đang dang dở của ông. Chắc ông rất xót ruột mong cố làm được cái gì đó trước khi rời chức về hưu. Vì rằng kể từ khi ông nhận chức tổng bí thư đầu năm 2011 đến nay, ông chưa làm được việc gì ra ngô ra khoai.

Ông Trọng chả có điểm gì nổi trội hơn các đồng chí của mình, ngoài việc tỏ ra có vẻ còn liêm khiết, nên ông đã chọn giương cao khẩu hiệu chống tham nhũng làm thế mạnh của mình.

Kế hoạch chống tham nhũng của ông bắt đầu bằng việc chống ông thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng từ giữa năm 2012. Ông Trọng đã cứ đinh ninh rằng đánh vào những sai phạm của ông Dũng trong quản lý điều hành yếu kém gây ra những thiệt hại to lớn ở các vụ Vinashin, Vinalines; đánh vào những tai tiếng trong gia đình ông Dũng, là có thể dần gạt bỏ ông Dũng ra khỏi bộ máy, thay thế bằng những đồng sự mà ông đã chuẩn bị là các ông Vương Đình Huệ, Nguyễn Bá Thanh.

Nhưng thực tế đã khác hẳn những gì ông Trọng tính toán, ông Dũng cứ dần củng cố vững chắc. Thậm chí, còn đe dọa tranh cả chức vụ tổng bí thư trong đại hội 12. Chỉ đến khi có những mặc cả ngầm: ông Dũng rút lui, đổi lại đảng không truy cứu trách nhiệm ông Dũng nữa, thì ông Trọng mới dễ dàng chiếm lại vị trí của mình. Cuối cùng chúng ta chứng kiến là ông Dũng đã rút ra làm người tử tế một cách an toàn cho đến nay.

JPEG - 37.8 kb
Loại được ông Nguyễn Tấn Dũng, ông Nguyễn Phú Trọng tiếp tục nhắm vào đàn em của ông Dũng. Ảnh: AP

Ông Trọng đã thua trong ván bài đầu tiên chống tham nhũng và ông hẳn là cay cú. Ông cay cú cũng là điều dễ hiểu, bởi vì cứ tưởng là đã chống tham nhũng thì đương nhiên là dễ dàng thắng lợi, hóa ra mọi thứ đều đi chệch ra khỏi dự tính của ông.

Trọng rất cay cú nên sẽ tiếp tục chơi nữa. Lần này, ông Trọng nhằm vào số đàn em của ông Dũng. Nhưng có vẻ mọi thứ vẫn không chiều theo ý ông. Đã gần một năm nay kể từ sau đại hội 12, kế hoạch chống tham nhũng của ông vẫn còn đầy dang dở. Chưa có một con chuột nào chính thức bị đập chết hẳn. Trịnh Xuân Thanh thì đào thoát ra nước ngoài. Vũ Huy Hoàng thì mới bị ở mức cảnh cáo trong đảng, việc xử phạt hành chính còn treo đấy, chờ cơ chế kỷ luật đối với cán bộ về hưu.

Ông Trọng quả là đang bị thách thức và nhức đầu.

Thách thức vì hình như tệ nạn tham nhũng ở Việt Nam đang trêu ngươi, thách đố chức vụ tổng bí thư của ông. Chẳng lẽ từ đây đến lúc về hưu những tuyên bố chống tham nhũng của ông vẫn chỉ là những khẩu hiệu tuyên truyền quá quen thuộc mà lâu nay đảng vẫn mang ra lòe người dân, gỡ gạc uy tín.

Thật ra, trong một chế độ phi pháp quyền như ở Việt Nam, ông Trọng có đủ quyền lực ra lệnh cầm tù, tịch thu tài sản của Vũ Huy Hoàng như ông Tập Cận Bình bên Trung Quốc đã làm với Chu Vĩnh Khang, Lệnh Kế Hoạch. Nếu thực sự ông Trọng muốn chống tham nhũng, lấy Vũ Huy Hoàng ra làm một điển hình, thì cần gì phải chờ đến khi Quốc hội bàn xong cơ chế kỷ luật đối với những quan chức đã về hưu.

Nhức đầu vì ông Trọng đang phải cân nhắc thật kỹ trong vụ Vũ Huy Hoàng: dừng lại ở mức nào đó hay làm cho ra đầu ra đuôi để giữ lời, khẳng định cái uy trong nội bộ.

Quan điểm của ông Trọng đã thể hiện rõ qua câu: Đánh chuột không vỡ bình hoặc không để lợi dụng việc chống tiêu cực để chống phá đảng. Do vậy, tình trạng lửng lơ của các vụ chống tham nhũng mà ông Trọng đang nhằm vào như vụ Vũ Huy Hoàng sẽ là tình trạng phổ biến.

JPEG - 20.5 kb
Chưa có một con chuột nào chính thức bị đập chết hẳn trong kế hoạch chống tham nhũng của ông Trọng. Ảnh: Trend Hunter

Tham nhũng như là một đặc tính vốn có, gắn liền với chế độ mà ông Trọng đang bảo vệ. Chống tham nhũng tức chống lại chính đảng cộng sản. Không phải đảng viên cộng sản nào cũng tham nhũng, nhưng những người tham nhũng đều là đảng viên. Và chỉ có những quan chức có quyền mới tham nhũng. Chức càng cao tham nhũng càng lớn. Đó là những nghịch lý mà ông Trọng thừa biết.

Hơn nữa, ông Trọng cũng sắp về hưu. Đã về hưu thì kẻ đón, người đưa sẽ thưa dần. Làm mạnh tay, ông Trọng dễ rơi vào cảnh bị oán hận, xa lánh.

Kinh nghiệm thâm nho Tàu dạy rằng, đã trị phải triệt đến nơi đến chốn, nhưng tính cách của ông Trọng khó làm được thế lắm. Thế nên cách tốt nhất là để lửng lơ, cảnh cáo răn đe là chính. Đối tượng mà ông Trọng thực sự muốn trị thì đã an bài, đây chỉ còn là những đàn em bị lộ mà thôi.

Lỗi yếu kém là lỗi của cả hệ thống, có thể cách mà ông Trọng làm sẽ hướng những tội lỗi đến một số nhân vật, quy trách nhiệm cho họ. Để đất nước rơi vào tình trạng hiện nay, ông Trọng nên nhận thức rõ rằng đó là tội lỗi của chính đảng cộng sản Việt Nam.

Tóm lại, chống tham nhũng chỉ là khẩu hiệu mà ông Trọng giương cao để dùng cho đấu đá nội bộ. Tình trạng đấu đá giữa các phe trong đảng, trong chế độ vẫn tiếp tục gay go, phức tạp. Ông Trọng sẽ tiếp tục dùng khẩu hiệu này làm thế mạnh của mình và sẽ chẳng bao giờ có chống tham nhũng một cách thực sự tại Việt Nam.

3/1/2017
Bằng Tâm

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.