Paris Hội Thảo – Tiếp Cận Trong Ngoài: Cơ Hội và Thách Đố

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Vào Lúc 15 giờ ngày Chủ Nhật 16/10/05, Cơ sở Việt Tân tại Paris đã tổ chức một buổi Hội thảo với chủ đề “Tiếp Cận Trong Ngoài: Cơ Hội và Thách Đố” tại quận 13 Khu chợ Á Châu với sự tham dự của khoảng 100 quan khách. Đặc biệt có sự hiện diện các đại diện hội đoàn, đoàn thể chính trị, thân hào nhân sĩ và giới truyên thông báo chí tại Paris.

JPEG - 32.3 kb

Chương trình bắt đầu vào lúc 15 giờ với nghi thức chào cờ và mặc niệm. Sau đó, Ông Nguyễn Ngọc Bình, đại diện Cơ sở Việt Tân tại Pháp đã có đôi lời chào mừng quan khách tham dự và là người mở đầu cho bài nói chuyện đầu tiên.

Dưới hình thức trình bày qua Power Point, ông Nguyễn Ngọc Bình đã phân tích 3 động cơ chính đã hình thành, nuôi dưỡng và phát triển hiện tượng tiếp cận trong ngoài.

- Động cơ 1: phát xuất từ lòng mong muốn có cơ hội gặp lại người Việt Nam nói chung và trở về quê hương xứ sở.
- Động cơ 2: phát xuất từ các tổ chức đấu tranh muốn bắt tay với các tổ chức đấu tranh trong nước, phá vỡ bức màn thông tin trong nước hầu chuyển ý thức dân chủ để tạo nền tảng phát triển lâu dài.
- Động cơ 3: xuất hiện trễ nhất và xuất phát từ chính sách của Đảng CSVN nhắm vào cộng đồng VNHN nhằm làm suy yếu sức đấu tranh … và để tìm cách khai dụng tiềm năng về trí tuệ cũng như tài chánh của cộng đồng VNHN.

Sau đó, ông đã xếp loại các hình thức tiếp cận cũng như phân tích rõ ràng các chính sách của CSVN nhằm triệt tiêu sức đấu tranh của đồng bào hải ngoại. Do đó, đứng trước tình trạng phức tạp này, người Việt tại hải ngoại không thể bịt mắt che tai mà có nhu cầu trao đổi, tìm hiểu để khai dụng và giới hạn mặt tiêu cực của tiến trình tiếp cận trong ngoài. Đó là lý do tại sao Cơ sở Việt Tân đã đề nghị có buổi hội thảo với chủ đề Tiếp Cận Trong Ngoài: Cơ hội và Thách đố.

JPEG - 35.1 kb

Đề tài thứ hai là cái nhìn của Việt Tân để dồn nỗ lực đấu tranh vào trong nước trong tình hình tiếp cận hiện tại đã được ông Nguyễn Ngọc Đức Ủy Viên Trung Ương Đảng Việt Tân trình bày rất mạch lạc và sống động khiến cho quan khách rất thích thú. Ông đã tóm tắt kết quả của sự mở cửa và cô lập. Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Đức đã nhận định các yếu tố lợi hại khi sự tiếp cận trong ngoài được mở rộng. Ông đã cho thấy nhiều lợi điểm như:

- Đồng bào trong nước thoát dần ra khỏi sự cô lập và lệ thuộc vào guồng máy độc tài, mở mang kiến thức và trực tiếp bắt tay được với bộ phận bên ngoài để có sự hỗ tương về mọi mặt …
- Cộng Đồng hải ngoại hiểu rõ hơn những vấn đề của đất nước, có điều kiện đóng góp trực tiếp và hữu hiệu hơn vào quốc nội và quan trọng hơn nữa là giới trẻ thấy gắn bó với đất nước Việt Nam khi có điều kiện trở về hay gặp gỡ người trong nước…
- Các lực lượng đấu tranh cho dân chủ ở trong và ngoài nước dễ dàng hơn trong việc giao tiếp, hỗ trợ lẫn nhau và chế độ khó có thể bưng bít những sự đàn áp trong nước do đó, sẽ dễ dàng hơn trong việc vận động áp lực quốc tế.

Riêng đối với chế độ Việt cộng, lợi điểm có được là họ có thể khai thác nguồn tài lực và nhân lực đến từ bên ngoài để củng cố chế độ, có điều kiện tuyên truyền và lũng đoạn cộng đồng HN cũng như tiếp tục khai thác những quan điểm cực đoan không còn hợp thời của HN để tạo hố sau ngăn cách trong ngoài… Tuy nhiên đây là con dao hai lưỡi đối với đảng CSVN. Hiện nay, hàng ngũ đảng CSVN không còn được kết lại bằng sự keo sơn của một lý tưởng cao đẹp mà vì quyền lợi. Do đó, nguồn tài lực và nhân lực đến từ ngoài đang trở thành con dao hai lưỡi vừa giúp chế độ có thêm phương tiện cũng cố nhưng đồng thời cũng phá nát giềng mối của chế độ từ bên trong.

Tựu chung, sự tiếp cận trong ngoài càng mở rộng, phần lợi nghiêng hẳn về phía dân tộc Việt Nam và phía công cuộc đấu tranh cho dân chủ. Trong khi đó, các điểm lợi của chế độ độc tài có thể tự hoá giải, khi tài lực từ bên ngoài là con dao hai lưỡi vừa cho chế dộ thêm phương tiện nhất thời nhưng làm mất dần khả năng kiểm soát xã hội. Sự lũng đoạn cũng có thể hoá giải nếu người Việt Nam trong và ngoài nước có được những cái nhìn đúng đắn và không rơi vào âm mưu phân hoá của đảng CSVN.

Ngoài ra, ông Nguyễn Ngọc Đức cũng nêu lên những quan niệm cần xác định cho rõ ràng là khi nói đến tiếp cận, chúng ta phải phân biệt chế độ và dân tộc Việt Nam. Đồng bào trong nước không phải là Việt cộng. Sự tiếp cận trong ngoài là sự bắt tay giữa đồng bào trong nước với đồng bào HN để cùng nhau phá vỡ chế độ độc tài.

Để chấm dứt, ông Nguyễn Ngọc Đức cho rằng việc giao tiếp giữa Cộng đồng HN và đồng bào trong nước càng ngày càng đang mở rộng. Chúng ta phải khai dụng tình trạng này như người Đức đã khai dụng đưa đến sự sụp đổ của bức tường Bá Linh và người VN phải khai dụng để người Việt trong ngoài ngày một liên hệ chặt chẽ với nhau để vừa tăng sức mạnh đoàn kết, vừa tạo ra những hoạt động ngày một đa dạng, ngày một độc lập với guồng máy cai trị của chế độ độc tài. Đây là phương cách hữu hiệu để phá vỡ bức tường ngăn cách mà đảng CSVN đã tìm cách dựng lên giữa người Việt Nam.

Bước qua phần thảo luận, các thành viên của các đoàn thể đã tích cực chia sẻ nhưng kinh nghiệm của mình qua một số vấn đề phải đối diện liên quan đến tiếp cập trong ngoài như giao tiếp với du sinh, chuyên gia du học và tu nghiệp ở nước ngoài, các văn nghệ sĩ trong nước ra trình diễn, các văn hóa phẩm trong nước truyền bá tại hải ngoại, người Việt HN về thăm thân nhân, quê hương, giúp đỡ nhân đạo từ thiện của người HN đối với đồng bào trong nước v.v… đã được phân tích rất cặn kẻ. Đặc biệt, ông Trần Ngọc Sơn đã kêu gọi cộng đồng Việt Nam tại Paris đừng sợ bị lũng đoạn mà phải mở rộng sự tiếp cận mới mong phá vỡ chiêu bài mị dân qua nghị quyết 36 cũng như âm mưu phân hoá CĐVN của đảng CSVN.

Trong phần đóng góp, cử toạ đã yêu cầu ban tổ chức nên có những buổi hội thảo tương tự thường xuyên hơn để những người quan tâm đến đất nước am hiểu tình hình đấu tranh hơn và các hội đoàn có thể phối hợp chung một số công tác để góp phần giúp cho mầm tự do và dân chủ phát triển trên đất nước Việt Nam.

Buổi hội thảo Tiếp Cận Trong Ngoài: Cơ Hội và Thách Đố đã chấm dứt vào lúc 18g30 cùng ngày.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Đồng ruộng ở ĐBSCL sau khi đắp đê. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Đời cha bán gạo, đời con khát nước

Nếu bây giờ tập trung truy tìm nguyên nhân chính tạo nên khô hạn, thiếu nước ở Đồng bằng sông Cửu Long thì thật dễ dàng tìm ra vài lý do vừa thực vừa mơ hồ như:

Do biến đổi khí hậu; Do biến động ở thượng nguồn sông Mekong; Do ý thức người dân trong việc sử dụng nước; Vân vân.

Những nét này cái nào cũng thực nhưng có điều ít ai thấy, nó cũng là cái rất thực, dễ giải thích, dễ thực hiện đó là chính sách “An ninh lương thực” được nhấn mạnh khoảng gần hai chục năm nay.

Những “Cây năng lượng” (ở Singapore) là một kiến trúc hình phễu, miệng rộng chừng 20 mét hứng nước chảy về hầm chứa. Cây này vừa tạo cảnh quan đẹp, vừa cảnh báo con người về thái độ với nước, vừa thu gom nước mưa. Ảnh: FB Nguyễn Huy Cường

Thử đi tìm đường cứu… nước

Tình hình vài năm nay và dăm bảy năm sau có những dự báo không mấy an tâm cho tình hình nước ngọt ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Chỉ riêng tỉnh Kiên Giang có khoảng 30.000 hộ dân thiếu nước sinh hoạt.

Cả vùng này có khoảng nửa triệu hộ dân thiếu nước sinh hoạt trong năm tháng cao điểm mùa khô. 

Lý do chính là do biến động bởi dòng chảy sông Mekong đã có nhiều thay đổi, chưa tính đến con kênh Phù Nam bên Cambodia sắp “Trích huyết” sông Mekong ngang chừng, cho chảy sang Vịnh Thái Lan.

Bộ Ngoại giao Việt Nam họp báo công bố báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát chu kỳ 4 (UPR), ngày 15/4/2024. Ảnh chụp Báo Tin Tức

Việt Nam bác bỏ các báo cáo ‘thiếu khách quan’ về nhân quyền của Liên Hiệp Quốc

Trong báo cáo đề ngày 27/2/2024 được công bố trên trang web của LHQ, nhóm chuyên trách Việt Nam của LHQ cho hay ít nhất 150 nhà báo độc lập, những người bảo vệ nhân quyền, và các nhà hoạt động dân chủ, đất đai và tôn giáo còn bị giam cầm chỉ vì thực hiện các quyền cơ bản của họ một cách ôn hòa trong các vấn đề liên quan đến bảo vệ môi trường, quyền của người thiểu số và phát triển dân chủ.

Ông Vương Đình Huệ tại buổi đón tiếp Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình khi ông này đến Hà Nội hôm 12/12/2023. Ảnh: Minh Hoang/POOL /AFP via Getty Images

Vương Đình Huệ gãy ghế?

Vài ngày qua, trong lúc cả thế giới căng mắt theo dõi cuộc đấu tay đôi giữa Israel và Iran với nỗi lo thùng thuốc súng Trung Đông sẽ bùng cháy dữ dội, nguy cơ dẫn tới chiến tranh thế giới thì dư luận Việt Nam lại chú mục vào tin đồn một “trụ” nữa trong “tứ trụ” có nguy cơ phải về vườn.