Phải chống việc cho lưu hành đồng Nhân dân tệ tại 7 tỉnh biên giới như đã từng chống Luật Đặc Khu!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Cách đây không lâu người dân đã giật mình khi nhìn thấy tấm vé lên tàu chạy thử đoạn Cát Linh – Hà Đông có in chữ Trung Quốc, nay lại nghe thêm hai chuyện nữa khiến cho nhiều người hoang mang. Đó là dân Trung Quốc có thể lại xe đi thẳng vào Lạng Sơn và đồng Nhân Dân Tệ được phép lưu hành tại 7 tỉnh biên giới phía Bắc. Tương lai chủ quyền Việt Nam sẽ như thế nào?

Trong số những lo ngại nói trên, sự kiện Ngân hàng nhà nước ban hành Thông tư số 19 ngày 29 tháng 8 vừa qua, cho phép kể từ ngày 12 tháng 10: “các thương nhân, cư dân có hoạt động thương mại qua biên giới giữa hai nước, sẽ được sử dụng đồng tiền thanh toán gồm đồng bạc Việt Nam hoặc ‘Nhân Dân Tệ’…”

Ngay sau khi có thông tin này loan tải, lập tức đã gây ra làn sóng phản đối từ dư luận xã hội. Tuyệt đại đa số các ý kiến cho rằng, việc cho thanh toán Nhân dân tệ ở các tỉnh biên giới chỉ là sự mở đầu để đồng Nhân dân tệ tràn ngập thị trường Việt Nam.

Thật vậy, Thông tư 19 của Ngân hàng Việt Nam chỉ là để chính hóa sự kiện đồng Nhân dân tệ hiện đang được nhiều người Việt sử dụng trong các giao dịch với Trung Quốc ở biên giới. Sự việc này được đánh giá là có hại cho Việt Nam nhưng làm lợi rất nhiều cho Trung Quốc.

Nguy cơ đánh mất chủ quyền vì đồng Nhân dân tệ

Chủ quyền quốc gia là điều bất khả xâm phạm, nó không chỉ là chủ quyền về lãnh thổ, lãnh hải hay vùng trời. Chủ quyền quốc gia theo nghĩa rộng, là chủ quyền trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa… Vì vậy có thể nói, chủ quyền tiền tệ là một phần của chủ quyền quốc gia. Bên cạnh đó, ý nghĩa quan trọng của tiền tệ, nó không chỉ là phương tiện thanh toán mà còn khẳng định quyền tự quyết của mỗi dân tộc, mức độ độc lập của một quốc gia.

Nếu Việt Nam cho phép dùng Nhân dân tệ, dù được IMF công nhân là ngoại tệ mạnh như đồng Mỹ Kim, đồng Yen, đồng Euro; nhưng rõ ràng là nền độc lập và chủ quyền của Việt Nam bị đe dọa. Bất lợi hơn, việc giao dịch bằng Nhân dân tệ sẽ dẫn đến tình trạng luôn phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của Trung Quốc. Rồi từ đây Trung Quốc sẽ kiểm soát nền kinh tế, gây sức ép buộc Việt Nam phải nhượng bộ nhiều vấn đề về mặt chính trị và nhiều lợi ích kinh tế khác nữa.

Như vậy, mất chủ quyền kinh tế là mất chủ quyền quốc gia, và cũng bị coi như là mất nước.

Rủi ro cho nền kinh tế, nhập siêu tăng cao

Việc giao dịch bằng Mỹ Kim thì có thể tiến hành nhập khẩu máy móc công nghệ từ bất kỳ quốc gia nào và các thị trường khác nhau. Nhưng nếu Việt Nam chấp nhận thanh toán bằng đồng Nhân dân tệ, thì lúc này sẽ hạn chế khả năng đa dạng hóa, tìm kiếm máy móc thiết bị từ nước ngoài.

Nếu nhìn vào cái lợi trước mắt, việc sử dụng đồng Nhân dân tệ giúp hoạt động mua bán của 7 tỉnh biên giới được thuận lợi hơn bởi sự linh hoạt, tiết kiệm thời gian hơn. Thế nhưng, sự lưu hành của đồng Nhân dân tệ không chỉ ở biên giới mà chạy đi khắp nước.

Nếu như hàng hóa Trung Quốc chiếm lĩnh thị trường Việt Nam thì các doanh nghiệp trong nước có nguy cơ đứng bên bờ vực thẳm. Tới lúc đó các doanh nghiệp Việt Nam sẽ phá sản hàng loạt do cạnh tranh không lại với hàng hóa cùng chủng loại đến từ Trung Quốc. Hàng hóa tồn kho, giảm doanh số, ảnh hưởng đến công ăn, việc làm, tác động đến nguồn thu ngân sách của Việt Nam.

Lan rộng khu vực thanh toán đồng Nhân dân tệ

Động thái mở rộng đồng tiền thanh toán tại biên giới chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến chính sách tiền tệ của Việt Nam. Ngay lúc này, khi Thông tư số 19/2018 chưa có hiệu lực, nhưng tại các địa phương như Quảng Ninh, Đà Nẵng, Nha Trang… nhiều cửa hàng, người bán hàng vẫn vô tư nhận đồng Nhân dân tệ do khách du lịch Trung Quốc thanh toán. Ở những thành phố này, người ta có thể dễ dàng ghi được các hình ảnh mặt hàng lưu niệm được niêm yết bằng Nhân dân tệ, hay cảnh mua bán bằng đồng Nhân dân tệ của các tiểu thương ở chợ, của các thợ chụp ảnh với khách Trung Quốc…

Hơn nữa, định nghĩa thương nhân và dân cư trong Thông tư 19/2018 cũng không rõ ràng, thương nhân có thể vừa là pháp nhân, công ty, doanh nghiệp, hay vừa là thể nhân và cư dân ở vùng đó thì được định nghĩa như thế nào? Rồi điều kiện nào thì được gọi là cư dân? Những người ở miền xuôi lên trên đó, rồi mua bán qua biên giới có được gọi là cư dân hay không? Có thể thấy, có quá nhiều lỗ hổng đề dòng tiền từ biên giới di chuyển sâu vào nội địa và bám trụ trong những giao dịch hàng ngày tại đó.

Mất giá nội tệ, lệ thuộc hóa vào Trung Quốc

Không một nước nào muốn có một nền kinh tế độc lập, lại muốn xóa bỏ khả năng điều hành chính sách tiền tệ của mình bằng cách cho phép sử dụng rộng rãi vàng hay ngoại tệ trong thanh toán nội địa, dù nó là đồng Nhân dân tệ hay Mỹ Kim. Sử dụng ngoại tệ một cách rộng rãi chứng tỏ rằng người dân không còn tin nội tệ và không muốn giữ nó, đưa đến việc nội tệ mất giá.

Điều quan trọng hơn là trong vận hành tiền tệ, đồng tiền mạnh bao giờ cũng sẽ lấn át đồng tiền yếu. Đồng Nhân dân tệ với sức mạnh kinh tế khổng lồ của Trung Quốc, chắc chắn sẽ từng bước loại đồng Việt Nam ra khỏi chính thị trường Việt Nam. Điều này sẽ khiến cho Ngân hàng Trung ương mất khả năng theo dõi và kiểm soát lượng tiền tệ trong nền kinh tế quốc gia. Những hệ lụy kéo theo có thể là khiến quốc gia mất khả năng trả nợ, mất khả năng nhập khẩu, gây lạm phát..

Và nếu Trung Quốc phá giá đồng bạc, thì giá thành hàng hóa của họ rẻ đi, thì sẽ tạo ra một ưu thế rất lớn và làm cho hàng hóa của Việt Nam sẽ tăng lên. Trong bối cảnh chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu sang Mỹ bị đánh thuế, vì vậy cho nên khả năng xuất khẩu hàng hóa Trung Quốc sang Mỹ sẽ bị giảm sút và Trung Quốc rất cần một thị trường khác để xuất khẩu những hàng hóa đó. Và một thị trường như vậy rõ ràng có thể là Việt Nam.

Làm lợi cho Trung Quốc

Khi việc thanh toán bằng Nhân dân tệ tại biên giới thành công, Trung Quốc bán và mua hàng bằng Nhân dân tệ nên hoàn toàn không phải chịu phí chuyển đổi và cũng không chịu rủi ro thay đổi hối suất. Từ đó, Trung Quốc có thể dễ dàng thu hút người mua có dự trữ Nhân dân tệ. Có thể nói, Trung Quốc rất có lợi vì việc này góp phần giúp thực hiện chính sách lâu đời của Trung Quốc là biến Nhân dân tệ thành đồng tiền chính của thế giới nhằm thay thế vai trò của đồng Mỹ Kim trong tương lai, đấy là một mục tiêu dài hạn của Trung Quốc và họ tìm mọi cách để đạt được một cách từ từ.

Để tránh đòn trong chiến tranh với Mỹ, hàng hóa Trung Quốc có thể sẽ được tuồn sang Việt Nam nhiều hơn trước. Bắc Kinh thành công khi tạo ra hình ảnh Việt Nam là một đồng chí và bạn hàng số một trong 10 quốc gia Đông Nam Á và Việt Nam dễ bị các nước trừng phạt về mậu dịch khi bán hàng Tàu dưới nhãn Việt. Nhìn xa hơn thì đồng Nhân dân tệ có thể sẽ là mục tiêu tấn công tiếp theo của ông Trump. Khi điều này xảy ra, chắc chắn là đồng Việt Nam sẽ thất điên bát đảo, rớt giá theo. Đây là chính sách lợi bất cập hại đối với Việt Nam.

*

Tóm lại, với giấc mộng “Made in China” sẽ qua mặt Hoa Kỳ vào năm 2025, Tập Cận Bình buộc phải biến Nhân dân tệ trở thành đồng tiền chính của thế giới nhằm thay thế vai trò của đồng Mỹ Kim. Việc cho phép đồng Nhân dân tệ lưu hành 7 tỉnh ở biên giới, ông Trọng và Bộ chính trị đang giúp cho họ Tập thực hiện giấc mộng nói trên. Sau vụ Luật Đặc Khu, Ngân hàng Việt Nam cho đồng Nhân dân tệ lưu hành ở Việt Nam, rõ ràng lãnh đạo CSVN đang từng bước thực hiện mật ước Thành Đô mà Phạm Văn Đồng – Nguyễn Văn Linh đã ký kết với Giang Trạch Dân – Lý Bằng năm 1990. Đó là Việt Nam trở thành một quận, huyện của Trung Quốc vào năm 2020.

Người Việt Nam đã vùng lên chống Dự Luật Đặc Khu vào ngày 10 tháng 6, khiến cho Bộ chính trị phải tuyên bố tạm lùi. Nay với Thông tư 19 cho phép đồng Nhân dân tệ lưu hành để khống chế nền kinh tế – xã hội ở Việt Nam, người Việt Nam không thể im lặng mà phải có hành động cấp bách trong việc huy động mọi người hơn lúc nào hết phải hành động.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Thông báo (trái) của cơ quan an ninh điều tra Hà Nội bắt tạm giam bà Nguyễn Thúy Hạnh (phải) và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2. Ảnh: Sài Gòn Nhỏ

Tiếp tục giam bà Nguyễn Thúy Hạnh, Hà Nội muốn nói điều gì?

Hà Nội đã im lặng hành động, thay cho một tuyên bố sắc lạnh, rằng các tổ chức xã hội dân sự và các cá nhân liên kết với nhau sẽ không có giá trị gì với bộ máy đàn áp đang có quá nhiều lợi thế. Trước sự sững sờ của mọi người, ngày 22/3, công an đã tới viện pháp y tâm thần để đưa quyết định kéo dài thời gian tạm giam thêm đối với bà Nguyễn Thúy Hạnh, và áp giải bà từ nơi điều trị ung thư trở lại Trại tạm giam số 2.

Tổng Bí thư ĐCSVN Nguyễn Phú Trọng, tuổi cao, sức yếu, và bị coi là ngày càng mất dần quyền lực. Ảnh minh họa: Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Vì sao chính trường CSVN rối ren?

Trong bối cảnh ông Trọng tuổi cao, sức yếu, và quyền lực suy giảm đáng kể, chiến dịch chống tham nhũng có thể bị suy giảm. Có ý kiến cho rằng “chiến dịch chống tham nhũng đang dần thoát khỏi tầm kiểm soát của ông Trọng và hiện giờ, chiến dịch chống tham nhũng được điều hành trực tiếp từ ông Tô Lâm, bộ trưởng Bộ Công An,” là điều đã được cảnh báo trước.

Ảnh minh họa: FB Nguyễn Tuấn

Bạn bè trên cõi mạng

Về nhà tôi nghĩ hoài về hiện tượng fb. Rất nhiều bạn tôi chưa bao giờ gặp ngoài đời, mà chỉ qua fb. Cũng chẳng sao. Tình bạn không phải chỉ là tiếp xúc hay tay bắt mặt mừng, mà có thể là tiếp xúc bằng trái tim và tâm hồn. Vậy là hạnh phúc rồi.