Phát Biểu của Đại diện Việt Tân trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ: Nhân Quyền Tại Việt Nam Ngày Nay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Phát Biểu của Bác sĩ Đặng Vũ Chấn, Đại diện Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng tại Bắc Mỹ trong cuộc điều trần tại Quốc Hội Hoa Kỳ: Nhân Quyền Tại Việt Nam Ngày Nay

Ngày 14 tháng 9, năm 2006

JPEG - 24.3 kb
Dr. Chan Dang-Vu

Kính thưa qúy vị dân biểu Quốc Hội,

Ngày hôm nay tôi đại diện cho Việt Nam Canh Tân Cách Mạng Đảng (Việt Tân). Với mạng lưới đảng viên tại quốc nội và trên toàn cầu, sứ mạng của Việt Tân là xây dựng dân chủ và canh tân đất nước Việt Nam bằng những phương cách bất bạo động.

Tôi cám ơn qúy vị đã cho tôi cơ hội để trình bầy về tình hình nhân quyền tại Việt Nam hiện nay.

Trên phương diện chính trị, Việt Nam ngày nay giống như Ba Lan và Tiệp Khắc ở cuối thập niên 1970 khi công đoàn Đoàn Kết và Hiến Chương 77 được thành hình. Người dân Việt Nam ngày nay đã vượt qua được sự sợ hãi và cô lập trong xã hội, và hiện đang tập hợp thành từng nhóm để tổ chức những cuộc biểu tình với sự tham dự của hằng ngàn người, ấn hành báo mà không xin phép chính quyền, cũng như vận động cho nền dân chủ đa nguyên. Qua phương tiện Internet, người dân Việt Nam đang tìm những phương cách mới để quảng bá sáng kiến và điều hợp kế hoạch hành động.

Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm mà nhân quyền dễ bị tấn công nhất khi đảng cầm quyền cương quyết duy trì việc độc quyền quyền lực của họ, đối diện với những công dân đòi hỏi sự thay đổi chính trị.

Phong trào tranh đấu cho dân chủ tại Việt Nam hình thành như thế nào?

Đầu thập niên 90, những nhà tranh đấu cho dân chủ thường hành động đơn độc hoặc trong nhóm rất nhỏ. Những người tranh đấu cho dân chủ trong giai đoạn đầu là Bác sĩ Nguyễn Đan Quế, Giáo sư Đoàn Viết Hoạt và ông Nguyễn Hộ. Những thành phần đối kháng có tổ chức như Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Giáo xứ Nguyệt Biều, Câu Lạc Bộ Kháng Chiến đều bị đàn áp có hệ thống.

Qua sự trợ giúp của Internet, của cộng đồng người Việt tại hải ngoại vận động sự quan tâm của quốc tế về những vi phạm nhân quyền và là mối liên lạc với những tổ chức tại quốc nội, của những vị dân cử Hoa Kỳ luôn cảnh giác Hà Nội rằng đàn áp chính trị là đi ngược lại quy chế PNTR và việc gia nhập WTO, và đặc biệt là do sự can đảm của nhiều công dân Việt Nam, ngày 8 tháng 4, năm 2006, 118 người đã ký vào bản Tuyên Ngôn Tự Do và Dân Chủ. Bản tuyên ngôn lịch sử này đã thu hút được sự ủng hộ của hằng ngàn công dân Việt Nam dẫn đến sự phát xuất của Khối 8406 tranh đấu cho dân chủ, với tên của khối lấy từ ngày tháng năm ra đời bản Tuyên Ngôn Tự Do và Dân Chủ.

Song song với Khối 8406, nhiều tổ chức chính trị khác đã được thành hình lần đầu tiên, hoặc xuất hiện sau nhiều năm hoạt động bí mật. Điểm chung của những tổ chức này là sự tin tưởng rằng dân chủ là giải pháp duy nhất cho sự thiếu nhân quyền, trì trệ xã hội và không khai thác đúng tiềm năng kinh tế, và những thay đổi chính trị phải tiến hành qua hình thức tranh đấu hoà bình và bất bạo động.

Nhà cầm quyền cộng sản Hà Nội phản ứng ra sao?

Nhà cầm quyền phản ứng bằng cách bao vây kinh tế, giam giữ tùy tiện, quản chế tại gia và đánh đập. Sau đây là vài trường hợp:

- Bạch Ngọc Dương, người kỹ sư trẻ ký tên vào Tuyên Ngôn Dân Chủ đã bị đuổi việc vì áp lực của chính quyền. Giống như những nhà tranh đấu cho dân chủ khác, gia đình Kỹ sư Dương bị đe doạ và khách đến thăm bị quấy nhiễu.
- Đỗ Nam Hải, một trong những người lãnh đạo của Khối 8406, đã bị cắt dịch vụ điện thoại và Internet, cũng như máy điện toán bị niêm phong. Ông Hải bị triệu tập cách tuần để thẩm tra bởi Công An, và bị xử phạt vì những hoạt động đấu tranh cho dân chủ.
- Trương Quốc Huy bị bắt tại quán Internet trong tháng 8 khi tham dự một cuộc thảo luận về dân chủ trên Internet. Ông Huy và em trai là Trương Quốc Tuấn, vừa được trả tự do 6 tuần trước đây sau khi cả hai đã bị giam giữ mà không hề được toà án xét xử từ tháng 10 năm 2005 vì tham dự hội luận về dân chủ trên Internet. Không ai biết tung tích của Trương Quốc Huy nay ở đâu, và Trương Quốc Tuấn thì bị quản chế tại gia.
- Nguyễn Khắc Toàn, đã bị giam giữ 4 năm tù khi quảng bá những bài viết cổ vũ dân chủ trên Internet. Ông Toàn đã bị công an bắt giữ ít nhất 6 lần kể từ khi ông được thả vào tháng Giêng. Cách đây vài tuần, nhà cầm quyền đã triệu tập ông Toàn để tra thẩm, khám nhà, tịch thu máy điện toán và điện thoại di động sau khi công an khám phá việc ông Toàn sẽ phát hành báo “Tự Do Dân Chủ”.
- Vũ Hoàng Hải đã bị đánh đập tàn nhẫn vì ủng hộ Tuyên Ngôn Dân Chủ trong khi bị thẩm tra bởi công an trong tháng 8. Theo hồ sơ y tế, ông Hải đã bị chấn thương cổ và lưng. Vào tuần này, ông Hải lại bị bắt giữ.

Nếu không vì nhu cầu gia nhập WTO và tổ chức hội nghị APEC vào tháng 11 năm nay, nhà cầm quyền có thể còn đàn áp thô bạo hơn nữa. Trên thực tế, chính quyền thường có khuynh hướng phô bày rằng họ tôn trọng nhân quyền ở thời điểm cần thiết bằng cách trả tự do cho các nhà bất đồng chính kiến, để lại đàn áp họ sau đó.

Đây cũng là trường hợp của ông Phạm Hồng Sơn, một nhà tranh đấu cho dân chủ đã bị bắt vì dịch bài tiểu luận “Dân chủ là gì” từ trang nhà của toà đại sứ Hoa Kỳ. Ông Phạm Hồng Sơn đã được “ân xá” tháng này nhưng lại tiếp tục bị quản chế tại gia.

Khi sự chú ý của thế giới giảm đi sau việc gia nhập WTO và tổ chức hội nghị APEC, người ta lo ngại sâu xa rằng chính quyền sẽ đàn áp hoàn toàn phong trào tranh đấu cho dân chủ và nhân quyền.

Quốc Hội Hoa Kỳ có thể ủng hộ nhân quyền và dân chủ tại Việt Nam bằng cách nào?

Các dân biểu Quốc Hội Hoa Kỳ có thể làm những việc sau đây để bảo vệ nhân quyền:

- Đầu tiên, kêu gọi Tổng Thống Bush hãy công khai ủng hộ nguyện vọng dân chủ và tự do của nhân dân Việt Nam khi ông tham dự thượng đỉnh APEC. Qúy vị hãy khuyến khích tổng thống phát biểu điều hiển nhiên là Việt Nam cần phải có cải cách chính trị song song với cải cách kinh tế để hội nhập vào cộng đồng quốc tế.
- Thứ nhì, yêu cầu Bộ Ngoại Giao hãy giữ Việt Nam trong danh sách CPC vì những vi phạm tự do tôn giáo. Trong khi Quốc Hội chuẩn bị để bỏ phiếu cho quy chế PNTR, điều quan trọng là Hoa Kỳ phải tiếp tục chứng tỏ sự cam kết của mình với vấn đề nhân quyền.
- Thứ ba, là hãy ủng hộ một xã hội mở rộng tại Việt Nam qua việc hỗ trợ đạo luật tự do Internet, tiếp tục cung cấp ngân sách cho đài Á Châu Tự Do và thành lập dự án xã hội công dân.

Cao Điểm?

Năm nay, Việt Nam trải qua số cuộc đình công chưa từng thấy, biểu tình chống tham nhũng lan rộng và sự hình thành của một phong trào dân chủ. Trong khi những thay đổi chính trị cần phải được thực thi bởi chính người dân Việt Nam, Hoa Kỳ có thể ủng hộ tiến trình thay đổi chính trị và làm giảm thiểu sự đàn áp bằng cách tích cực ủng hộ những giá trị phổ quát của tự do và dân chủ. Rõ ràng là một quốc gia Việt Nam có dân chủ tích cực thúc đẩy việc ổn định nền an ninh khu vực và thịnh vượng kinh tế là quyền lợi lâu dài của nước Mỹ.

Cám ơn sự quan tâm của qúy vị và sự lãnh đạo trong Nhóm Congressional Human Rights.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.