Phỏng Vấn Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang Về Giải Thưởng Nhân Quyền GWANGJU 2008

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Giáo Sư NGUYỄN THANH TRANG: Về Giải Thưởng Nhân Quyền GWANGJU 2008 Cho Luật Sư LÊ THị CÔNG NHÂN

Võ Triều Sơn (VNN)

Lời Giới thiệu: Bước vào Xuân 2008, làn sóng Dân chủ tại Việt Nam đón mừng một tin vui mới: Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam vừa đệ nạp hồ sơ chính thức đề cử Luật Sư LÊ THị CÔNG NHÂN – một đóa hồng Việt Nam tươi thắm đang trong gông cùm đỏ – cho Giải Thưởng Nhân Quyền GWANGJU ở Nam Hàn. Nhân sự kiện hết sức ý nghĩa nầy, thông tấn VNN đã hân hạnh được Giáo Sư NGUYỄN THANH TRANG, Trưởng Ban Phối Hợp Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam, dành cho một cuộc phỏng vấn đặc biệt sau đây do phóng viên Võ Triều Sơn thực hiện.

Xin kính mời Quý vị theo dõi.

***

VNN: Kính thưa Giáo Sư, chúng tôi rất vui mừng được biết Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đã đệ nạp hồ sơ chính thức đề cử Luật Sư Lê Thị Công Nhân cho Giải Thưởng Nhân Quyền Gwangju ở Nam Hàn năm 2008. Trước hết, xin Giáo Sư cho biết lý do tại sao Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam năm nay lại chọn Luật Sư Lê Thị Công Nhân? Sự đề cử cho Giải Thưởng cao quý nầy có tác dụng như thế nào đối với tiến trình Dân chủ hóa Việt Nam hiện nay?

Giáo Sư NGUYỄN THANH TRANG: Vào khoảng cuối tháng 12 năm 2007, Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam (MLNQVN) đã nhận được thư của tổ chức The May 18 Memorial Foundation từ Nam Hàn mời chúng tôi đề cử một ứng viên cho Giải Nhân Quyền Gwangju năm 2008. Giải thưởng nầy đã được thành lập kể từ năm 2000 để ghi nhớ Ngày Tổng Nổi Dậy vì Dân Chủ của nhân dân Nam Hàn (ngày 18 tháng 5, 1980), và nhờ đó, quốc gia nầy đã chuyển mình từ một chế độ độc tài quân phiệt thành một đất nước có Dân Chủ và tôn trọng Nhân Quyền. Đây là một Giải Thưởng quốc tế rất cao quý và giá trị gồm một bằng tưởng lục vinh danh, một mề đay vàng và một số hiện kim là 50 ngàn Mỹ Kim. Trong số các nhân vật đã từng trúng giải từ ngày thành lập đến nay, có bà Aung San Suu Kyii, một nhân vật lẫy lừng của Miến Điện, sau đó bà đã được trao tặng Giải Nobel Hòa Bình.

Tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều nhân vật đấu tranh vì Dân Chủ và Nhân Quyền rất lẫy lừng và xứng đáng, nhưng MLNQVN đã chọn Cô Lê Thị Công Nhân vì các lý do đặc biệt sau đây: (1) Trước hết, Luật Sư Công Nhân đã được MLNQVN vinh danh và trao tặng Giải Nhân Quyền Việt Nam năm 2007 trong dịp kỷ niệm Lễ Quốc Tế Nhân Quyền, ngày 10 tháng 12, 2007; (2) Luật Sư Công Nhân là một phụ nữ rất trẻ tuổi, hiểu biết và tha thiết yêu quê hương, dân tộc; (3) Luật Sư Công Nhân là một phụ nữ trí thức đã hy sinh cả một tương lai tươi sáng của tuổi trẻ và can đảm phi thường khi dám đem cả sinh mạng của mình trực diện bạo quyền chỉ vì niềm tin sắc đá và lý tưởng cao đẹp dấn thân đấu tranh vì Phúc Lợi của đất nước và Nhân Quyền, Dân Chủ cho toàn dân Việt Nam.

Chúng tôi tin tưởng rằng việc đề cử Luật Sư Lê Thị Công Nhân cho Giải Nhân Quyền quốc tế nầy là một việc làm vô cùng ý nghĩa. Trước hết, Cô Công Nhân là một ứng viên sáng giá và rất xứng đáng, cho dù cô có đoạt giải hay không nó cũng đem lại niềm hãnh diện và tự tin cho phong trào dân chủ tại quê nhà, đặc biệt là tầng lớp thanh niên, tuổi trẻ Việt Nam. Điều nầy, một lần nữa nói lên một cách cụ thể và hùng hồn rằng công cuộc vận động Nhân Quyền và Dân Chủ của họ luôn luôn được sự hỗ trợ tích cực của cộng đồng người Việt hải ngoại cũng như dư luận quốc tế.

VNN: Rất cảm ơn Giáo Sư. Ngày 5 tháng 3 vừa qua, trả lời phóng viên Humphrey Hawsley của đài BBC, Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng đã nói rằng: Việt Nam không có người nào bị bắt do bất đồng chính kiến. Đó là một sự ngộ nhận. Tất cả những người bị cơ quan bảo vệ pháp luật ở Việt Nam khởi tố, bắt giam theo luật pháp Việt Nam là những người vi phạm pháp luật Việt Nam… Xin Giáo Sư cho biết nhận định như thế nào về tuyên bố nầy của Thủ Tướng CSVN và điều đó ảnh hưởng như thế nào đối với những hỗ trợ cho Luật Sư Lê Thị Công Nhân nói riêng và các Chiến sĩ Dân Chủ Việt Nam nói chung đang bị CSVN giam cầm trong nước?

Giáo Sư NGUYỄN THANH TRANG: Lời tuyên bố của Thủ Tướng CSVN Nguyễn Tấn Dũng cho rằng tại Việt Nam hiên nay không có người nào bị bắt do bất đồng chính kiến, một lần nữa đã phơi bày bản chất vô liêm sĩ của những người có lưỡi gỗ. Họ chỉ nói lấy được bất chấp sự thật hiển nhiên mà ai cũng thấy và cũng biết những gì họ tuyên bố đều trái với sự thật!

CSVN tuyên bố Việt Nam có tự do báo chí, nhưng thực tế không có tư nhân nào được quyền ra báo, lập đài phát thanh hoặc truyền hình tư nhân. Trước đây, cựu Tướng Trần Độ và nhà báo Nguyễn Vũ Bình đã từng nạp đơn xin phép ra báo tư nhân. Cả hai vị ấy đều bị đàn áp, tù đày. Nhà cầm quyền Hà Nội kêu gọi toàn dân tố cáo tham nhũng để giúp nhà nước chống lại quốc nạn tham nhũng, nhưng bất cứ nhà báo có lương tâm, can đảm dám phơi bày sự thật về một số quan chức nhà nước tham nhũng thì lập tức họ đã bị cách chức và đàn áp một cách trắng trợn.

CSVN tuyên bố Việt Nam có tự do, dân chủ, nhưng thực tế không có một người nào bất đồng chính kiến có quyền ghi danh tranh cử, không có một đảng phái chính trị nào ngoài đảng Cộng Sản có quyền công khai hoat động và ra tranh cử. Tiến Sĩ Nguyễn Thanh Giang trước đây đã từng sốt sắng nộp đơn ra tranh cử vì cả tin vào lời nhà nước kêu gọi các nhân tài ra tranh cử vào Quốc Hội để phục vụ nhân dân, nhưng CSVN sợ Tiến Sĩ Giang vào được Quốc Hội sẽ gây khó khăn cho họ, nên nhà cầm quyền Hà Nội đã dùng nhiều thủ đoạn đê hèn để loại tên ông ấy ra khỏi danh sách các ứng cử viên.

CSVN tham gia các Công Ước Quốc Tế về Nhân Quyền của Liên Hiệp Quốc, nhưng họ vẫn tiếp tục chà đạp nhân quyền một cách trắng trợn. Một trong những bằng chứng rõ ràng không thể chối cãi là hình ảnh Linh Mục Nguyễn Văn Lý bị bịt miệng một cách dã man, thô bạo trong một phiên tòa hồi tháng 3 năm 2007, chỉ vì Linh Mục Lý công khai lên án nhà cầm quyền Hà Nội chà đạo Nhân Quyền và bất công.

CSVN luôn luôn chủ trương cai trị đất nước bằng tuyên truyền bịp bợm và xử dụng sắt máu để đàn áp mọi bất đồng chính kiến, nhưng họ rất sợ sự thật. Vì thế chúng ta phải tìm mọi cách phô bày sự thật và tố cáo các tội ác của họ cho nhân dân và thế giới thấy rõ. Sức mạnh của phong trào Dân Chủ là Sự Thật, Nhân Quyền và Dân Chủ cho toàn dân Việt Nam.

VNN: Cảm ơn Giáo Sư. Dù thế nào chăng nữa, Luật Sư Lê Thị Công Nhân cũng đang nằm trong vòng tay sắt của nhà cầm quyền CSVN. Giáo Sư có lo ngại một sự đề cử Giải Thưởng như thế sẽ làm cho nhà cầm quyền phẩn nộ và họ sẽ siết vòng tay sắt hơn đối với Luật Sư Công Nhân?

Giáo Sư NGUYỄN THANH TRANG: Chúng tôi không nghĩ như vậy. Trái lại, chính nhờ việc Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam đề cử Cô Công Nhân cho Giải Thưởng cao quý nầy, cộng đồng quốc tế càng quan tâm hơn cho số phận của cô và thấy rõ sự đàn áp, bất công của nhà cầm quyền Hà Nội. Thế giới càng bất mãn, CSVN càng lo sợ. Và vì thế, họ sẽ không dám có những biện pháp khắc khe đối với tù nhân lương tâm đặc biệt nầy.

VNN: Kính thưa Giáo Sư, Hàn Quốc hiện đang có một quan hệ tốt với Việt Nam và Hàn Quốc cũng đang góp phần lớn cho sự tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Với Giải Thưởng Nhân Quyền nầy cho Luật Sư Lê Thị Công Nhân có làm tổn hại đến mối quan hệ Hàn-Việt nầy không? Tại sao?

Giáo Sư NGUYỄN THANH TRANG: Hầu hết các quốc gia tự do trên thế giới đều chủ trương phát triển thương mãi với Việt Nam vì quyền lợi kinh tế của họ, nhưng họ cũng luôn luôn quan tâm đến Nhân Quyền và Dân Chủ, vì đó là lý tưởng của tất cả các quốc gia nầy. Một nước Việt Nam có dân chủ và nhân quyền sẽ là một đối tác thương mãi tốt và bền vững cho các mối quan hệ song phương cũng như đa phương. Vì thế, sự kiện Luật Sư Lê Thị Công Nhân được đề cử Giải Nhân Quyền Nam Hàn, theo thiển ý của chúng tôi, trong ngắn hạn chắc chắn sẽ làm cho nhà cầm quyền Hà Nội không vui, nhưng trong dài hạn, sẽ giúp cải thiện sự cảm thông và mối quan hệ thân tình giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Nam Hàn. Và như thế thì sẽ có lợi cho cả hai quốc gia.

Võ Triều Sơn (VNN): Đại diện cho thông tấn VNN, tôi xin rất cảm ơn Giáo Sư Nguyễn Thanh Trang đã dành nhiều suy nghĩ và thì giờ quý báu để chân thành chia sẻ cùng Quý độc giả của VNN nhiều vấn đề rất ý nghĩa trong bài phỏng vấn nầy. Xin kính chúc Giáo Sư cùng tất cả Quý vị Thành viên trong Mạng Lưới Nhân Quyền Việt Nam luôn được nhiều sức khoẻ và thành đạt mọi ước nguyện.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lời kêu gọi tham dự biểu tình UPR 2024 diễn ra vào ngày 7/5 trước trụ sở Liên Hiệp Quốc

Ngày 7 tháng 5 này, nhà nước CSVN sẽ bị kiểm điểm trước Hội Đồng Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc (United Nations Human Rights Council – UNHRC) về tình trạng nhân quyền tại Việt Nam. Đây là dịp để chúng ta chỉ rõ sự gian trá của CSVN trước diễn đàn quốc tế.

Chúng tôi kêu gọi đồng bào tham dự buổi biểu tình diễn ra ngày 7/5/2024, trước Trụ sở Liên Hiệp Quốc tại Genève, Thụy Sĩ, nhằm lên án những vi phạm nhân quyền của đảng Cộng Sản Việt Nam.

Đại diện Lưỡng viện Quốc Hội Hawaii (phải) trao Nghị quyết Cờ Vàng cho Đại diện Cộng đồng (giữa)

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 29/4 – 5/5/2024

Nội dung:

– Thông báo về các sự kiện đặc biệt tại Geneva, Thụy Sĩ nhân dịp Vietnam UPR 2024;
– Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp mặt thân hữu tại Houston;
– San Jose treo cờ tưởng niệm Quốc hận 30/4/1975;
– Lưỡng viện Quốc hội Hawaii và thành phố Honolulu ra Nghị quyết Vinh danh Cờ Vàng và Lễ Tưởng niệm Quốc hận 30/4 tại Hawaii;
– Cộng đồng tại Houston, TX tưởng niệm 30 tháng Tư;
– Hình ảnh các cuộc biểu tình Ngày Quốc hận 30/4 tại Vương Quốc Bỉ, Đức, Úc Châu;
– Mời theo dõi các cuộc hội luận.

Đảng

Để chống lại sự lăng loàn, độc đoán của đảng, ở những nước đa đảng (như Mỹ, Pháp, Hàn, Nhật, Sing chẳng hạn), họ cấm tiệt việc sử dụng ngân sách phục vụ cho riêng đảng nào đó. Tất cả đều phải tự lo, kể cả chi phí cho mọi hoạt động lớn nhỏ, từ chiếc ghế ngồi họp tới cái trụ sở mà đảng sử dụng. Tham lậm vào tiền thuế của dân, nó sẽ tự kết liễu sự nghiệp bởi không có dân nào bầu cho thứ đảng bòn rút mồ hôi nước mắt mình làm lãnh đạo mình.

Ảnh chụp màn hình VOA

Nhóm trí thức Việt Nam đề nghị lãnh đạo chớ ‘nói suông,’ nên chân thành hoà giải

GS. TS. Nguyễn Đình Cống, người đã công khai từ bỏ đảng Cộng sản vào năm 2016 và là một thành viên ký tên trong bản kiến nghị, nói với VOA:

“Thực ra, đây là một cuộc chiến tranh huynh đệ tương tàn. Nhân dân Việt Nam hy sinh xương máu của cả hai bên để mang lại một chiến thắng cho đảng Cộng sản. Còn đối với dân tộc thì chẳng được gì cả. Nó chỉ mang lại được sự thống nhất về mặt lãnh thổ thôi. Còn sau chiến thắng ấy, không giải quyết được vấn đề đoàn kết dân tộc. Đảng thì được. Đảng được vì đạt được chính quyền toàn quốc. Còn dân tộc thì việc hoà giải dân tộc mãi cho đến bây giờ vẫn chưa thực hiện được.”