Phóng Viên Không Biên Giới Kêu Gọi Trả Tự Do Cho Điếu Cầy

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Từ ngày 19/4/2008 đến ngày 19/8/2008, đã 4 tháng trôi qua Điếu Cầy đã bặt vô âm tín trên Mạng Điện Tử (INTERNET)

Tổ Chức Phóng Viên Không Biên Giới yêu cầu nhà cầm quyền Hà Nội phải thả ông Điếu Cầy ra ngay tức khắc và vô điều kiện. Ông Điếu Cầy bị bắt ngày 19/4/2008 một cách tùy tiện dưới tội danh ‘trốn thuế’.

« Sự cáo buộc này hoàn toàn phi lý. Chủ đích chính của sự giam giữ trái phép này là để ông Điếu Cầy không thể tung ra những bài vở phê bình chế độ. Nhà cầm quyền Việt Nam đã bắt chước Trung quốc trong việc ngăn chặn thông tin trong ngoài trên Mạng Lưới Điện Tử mà cả thế giới đã lên án.Vì thế nên chúng tôi yêu cầu nhà cầm quyền Việt Nam hãy trả tự do ngay cho ông Điếu Cầy, vô điều kiện. »

JPEG - 7.6 kb

Tên thật của Blogger Điếu Cầy là ông Nguyễn Hoàng Hải. Ông được nhiều người biết tiếng qua việc dám công khai đứng lên phản đối chính sách xâm lấn đất đai và biển cả của Bá Quyền Bắc Kinh. Điển hình là Bắc Kinh đã công khai tuyên bố sát nhập 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam vào lãnh thổ Trung Quốc.

Vì thế nên từ đầu năm nay (2008) ông ta đã bị công an theo dõi và canh chừng rất cẩn mật với mục đích là ngăn chặn không cho ông biểu tình chống Trung Quốc xăm lăng lãnh hải của Việt Nam. Trắng trợn hơn nữa là đã có một vài công an cao cấp đe dọa thẳng thừng rằng sẽ trao ông ta cho an ninh Trung Quốc thủ tiêu.

Sau một tháng bặt tin, ngày 24/4/2008 vừa qua Công An quận 3, thành phố Đà Lạt đã khám xét nhà ông và tịch thu các tài liệu với tội danh ‘Trốn Thuế’.

Nhà Nước Việt Nam đã kết tội ông là không nộp thuế cho nhà từ 10 năm nay. Trong thực tế thì khác hẳn : Nhà của ông cho thuê là nhà ở Hà Nội và thuộc Công Ty Eyeswear quản trị. Theo luật lệ hiện hành, có sự ưng thuận của Nhà Nước thì công ty Eyeswear có bổn phận thanh toán thuế má trực tiếp với Nha Thuế Vụ.

Sở dĩ ông Điếu Cầy bị bắt giam là vì ông ta thuộc nhóm bloggers nổi tiếng của Câu Lạc Bộ Nhà Báo Tự Do. Nhiều người trong tổ chức này cũng đã bị Công An quấy nhiễu, hạch sách đủ điều và còn đe dọa sẽ bắt giam nếu không im tiếng. Một vị trong nhóm này, xin tạm giấu tên, đã bị mất việc vì sự can thiệp thô bạo của công an và hơn nữa là sợ bị bắt giam bất tử với tội danh : ‘Tán phát thông tin ra nước ngoài với mục tiêu lật đổ chế độ’ vì đã dám trả lời phỏng vấn của nước ngoài.

Tại Á Châu, Việt Nam đứng thứ nhì sau Trung Quốc về những hành động thô bạo ngăn cấm thông tin qua Mạng Lưới Điện Tử (Internet) mà cả thế giới đã lên án dữ dội. Những người sử dụng phương tiện này đã bị đưa ra tòa về tội ‘Phổ biến tin tức ra nước ngoài’. Từ nằm 2006 những tiệm cho thuê dịch vụ Mạng Lưới Điện Tử được lệnh của bộ Nội Vụ phải lưu trữ đầy đủ dữ kiện thông tin của khách hàng, nhất là tên tuổi và địa chỉ của người sử dụng trong vòng 1 năm để Công An có thể khai thác bất cứ lúc nào.


19 avril – 19 août : quatre mois sans nouvelle pour s’être exprimé sur Internet

Reporters sans frontières réitère son appel à la libération du blogueur Dieu Cay, arrêté sans motif, le 19 avril 2008, à Hô Chi Minh-ville. Les autorités l’ont depuis inculpé de “fraude fiscale“.

“Il s’agit d’une accusation totalement infondée, qui sert de prétexte aux autorités pour garder Dieu Cay en détention et l’empêcher de publier à nouveau des articles qui critiquent la politique du gouvernment vietnamien. Les autorités vietnamiennes copient leur voisin chinois tant en matière de filtrage du Web que de répression à l’encontre des internautes. Nous demandons la libération de Dieu Cay“, a déclaré l’organisation.

Le blogueur Dieu Cay, de son vrai nom Nguyen Hoang Hai, est connu pour ses prises de positions contre la politique de Pékin en mer de Chine du Sud, où les autorités chinoises et vietnamiennes revendiquent la souveraineté des archipels des Paracels et des Spratleys. Dieu Cay était étroitement surveillé par des policiers depuis qu’il avait participé, début 2008, à des manifestations à Hô Chi Minh-ville pour protester contre la politique chinoise. Ils l’avaient notamment menacé de laisser des agents chinois le tuer. Le 24 avril, ne le voyant plus se présenter depuis un mois, les policiers du district 3 de Dalat (nord de Hô Chi Minh-ville) ont perquisitionné sa maison, confisqué des documents et l’ont accusé de “fraude fiscale“.

Les autorités lui reprochent de ne pas payer d’impôt depuis dix ans pour les locaux qu’il occupe. En réalité, Dieu Cay loue des locaux à la Hanoi Eyeswear Co, selon un arrangement autorisé par la loi vietnamienne, en vertu duquel la compagnie devait s’acquitter elle-même des impots concernés.

Dieu Cay est membre d’un groupe de blogueurs connu sous le nom du “club des journalistes libres“ (Free vietnamese journalists club). Plusieurs de ses membres sont régulièrement victimes de menaces et d’arrestations. L’un d’eux, qui a voulu rester anonyme, a perdu son emploi à la demande du gouvernement et craint d’être arrêté pour “divulgation d’informations à l’étranger dans le but de renverser le gouvernement“ pour avoir répondu à des interviews pour des médias étrangers.

Le Viêt-nam est le pays asiatique le plus répressif sur Internet après la Chine. Neuf cyberdissidents sont actuellement derrière les barreaux en raison de leurs publications en ligne. En 2006, les fournisseurs d’accès ont reçu la consigne d’installer un logiciel qui permet de conserver, pendant un an, les données de leurs clients. Et le filtrage des contenus politiques dépend du ministère de l’Intérieur.

http://www.rsf.org/article.php3?id_article=28203

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.