Phùng tướng công lại múa rối

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Để chuẩn bị cho chuyến viếng thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình được suôn sẽ và nhất là tạo sự an lòng cho Bắc Kinh về thái độ “khấu tấu” của Hà Nội không thay đổi, Bộ chính trị CSVN lại cho Phùng tướng công tái xuất giang hồ sau thời kỳ bị giam lỏng từ tháng 7 đến tháng 10 vừa qua.

Tái xuất đầu tiên của Phùng tướng công là dẫn một phái đoàn quân sự CSVN sang Trung Quốc dự Hội nghị bán chính thức giữa Bộ trưởng quốc phòng khối ASEAN với Trung Quốc lần thứ 5 diễn ra từ ngày 16-18 tháng 10.

JPEG - 47.5 kb
Phùng tướng công đang cố biện minh “Trung Quốc không hề lấn chiếm nước láng giềng”. Chỉ cướp biển và đảo của An Nam mà thôi!

Trong dịp tái xuất này, trả lời phỏng vấn của đài Truyền Hình Việt Nam tại Bắc Kinh, Phùng tướng công đã lập lại câu nói của Bộ trưởng quốc phòng Trung Quốc Thường Vạn Toàn rằng: Trung Quốc có phát triển lớn mạnh đến đâu cũng không xâm lấn nước láng giềng.

Phùng tướng công còn bình luận thêm rằng: “Điều đó thể hiện trách nhiệm của một nước lớn, nước thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc”.

Tái xuất lần thứ hai là mới đây trong buổi thảo luận tổ các đại biểu quốc hội hôm 22/10, Phùng tướng công lại phát biểu: Trong xử lý quan hệ với Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam cần làm sao hữu nghị với cả hai. Chỉ cần lệch lạc, đứng về một nước lớn nào quay lưng lại nước lớn khác sẽ gây phức tạp.

Chưa hết, Phùng tướng công đã lập lại chủ trương Ba Không như một thứ kinh nhật tụng của cán bộ quốc phòng CSVN: Chúng ta không đi với nước lớn này để chống lại nước lớn khác và cũng không cho ai đặt căn cứ quân sự hay lợi dụng lãnh thổ để chống nước khác.

Nhưng điều đáng nói là Phùng tướng công đã phát biểu để cho các đại biểu quốc hội an lòng rằng: “Các điểm đóng quân của ta ở quần đảo Trường Sa vẫn được đảm bảo, không mất điểm nào”. Tức là Bắc Kinh đã không động binh để chiếm thêm đảo nào của Việt Nam (sic).

Với các phát biểu nói trên, chắc chắn họ Tập sẽ vui khi thấy có một ủy viên trong Bộ chính trị CSVN học rất thuộc bài đến như thế.

Sự tái xuất của Phùng tướng công qua những phát biểu kiểu “o bế” Trung Quốc một cách quá rõ rệt và được các báo đảng thổi lớn, cho thấy là Bộ chính trị CSVN rất lo ngại những đòn trừng phạt từ họ Tập nếu Hà Nội không những đi quá gần với Hoa Kỳ, Nhật Bản mà tìm cách triệt hạ phe nhóm thân Trung ở trong đảng hiện nay.

Nói cách khác là việc Tập Cận Bình sắp xếp thăm Việt Nam vào đầu tháng 11 trước khi Trung ương đảng nhóm họp lần thứ 13 để quyết định sau cùng về vấn đề nhân sự lãnh đạo cho 5 năm tới, cho thấy trọng tâm chính của họ Tập sang Hà Nội lần này là cứu lấy phe thân Trung Quốc.

Thứ nhất, hai phía nếu có bàn thảo về vấn đề thương mại cũng chỉ là bổn cũ soạn lại trong khi phía Việt Nam đang nôn nóng gia nhập TPP để tìm cách thoát khỏi tình trạng nhập siêu quá cao trong cán cân mậu dịch từ năm 1991 cho đến nay. Do đó, vấn đề trao đổi kinh tế không là chủ đề chính để họ Tập mang ra thảo luận.

Thứ hai, hai phía nếu có bàn thảo về biển Đông thì luận điệu của họ Tập cũng sẽ tiếp tục khẳng định là tuân thủ luật pháp quốc tế, nhưng sau đó có làm gì khác thì sẽ nói rằng đó là nằm trong chủ quyền của Trung Quốc. CSVN không dám phê phán mà chỉ kêu gọi Bắc Kinh hợp tác giải quyết chung chung. Do đó, vấn đề trao đổi biển Đông sẽ xảy ra nhưng hoàn toàn là một “thủ tục” để trấn an lẫn nhau.

Do đó, việc Bộ chính trị cho Phùng tướng công tái xuất không ngoài mục tiêu chứng tỏ với Bắc Kinh là phe thân Trung không hề bị “giam lỏng” trong lúc cuộc đua nhân sự đang ở hồi quyết liệt.

Sự thắng thế của phe Nguyễn Tấn Dũng hiện nay chắc chắn đã làm cho Bắc Kinh “sốt ruột”. Hai nhân sự mà họ Tập muốn tiếp tục nằm trong Bộ chính trị là ông Nguyễn Phú Trọng và Tướng Nguyễn Chí Vịnh. Bắc Kinh muốn nhất là Nguyễn Chí Vịnh vào Bộ chính trị kiêm Bộ trưởng Quốc phòng vì Phùng tướng công khó trụ, để tiếp hát bài Ba Không có lợi cho Bắc Kinh.

Trung Quốc không đánh giá cao Đại tướng Ngô Xuân Lịch và Đại tướng Đỗ Bá Tỵ vì là con bài của Mỹ, thuộc phe Nguyễn Tấn Dũng.

Không biết là sau đại hội đảng XII, Phùng tướng công có còn được chọn làm con rối để cử sang Trung Quốc tiếp tục múa cho Thiên triều phương Bắc hài lòng hay không? Chờ Xem.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.

Phái đoàn đảng Việt Tân, Ủy Ban Thuỵ Sĩ-Việt Nam (Cosunam), Freedom House và Hmong Human Rights Coalition vận động Phái bộ Thường trực Na Uy tại LHQ, Geneva trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 2024. Ảnh: Việt Tân

Vận động quốc tế trước phiên kiểm điểm định kỳ tình hình nhân quyền VN đã diễn ra thế nào?

Trong hai ngày 2 và 3/5/2024, vài ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền Việt Nam 7/5/2024 trước Hội đồng Nhân quyền LHQ ở Geneva (UPR – Vietnam, 4th Cycle), một phái đoàn gồm đại diện của đảng Việt Tân, Ủy ban Thụy Sĩ – Việt Nam (COSUNAM), Freedom House và Liên minh Nhân quyền H’mong (Hmong Human Rights Coalition) đã đi vận động nhân quyền cho Việt Nam.

Phái đoàn đã gặp đại diện của Văn phòng Phái bộ Thường trực tại LHQ của 8 quốc gia thành viên LHQ, 4 nhóm làm việc, đại diện đặc sứ của Văn phòng Cao ủy Nhân quyền LHQ và các tổ chức nhân quyền phi chính phủ. Các quốc gia tiếp đón phái đoàn vận động là Văn phòng Phái bộ Thường trực Na Uy, Anh Quốc, Luxembourg, Mỹ, Hoà Lan, Đan Mạch và Thụy Sĩ.

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.