Phương pháp khủng bố tinh thần của công an

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Thanh Trúc, phóng viên RFA, Bangkok, 2010-01-26

Suốt mấy năm qua bà Dương Thị Tân tức vợ blogger Điều Cày, vẫn bị công an canh chừng trước cửa và bám sát theo khi ra khỏi nhà.

JPEG - 13.3 kb
Bà Dương Thị Tân

Sau khi bị bắt giải về nhà vì đã tới nghe ngóng tình hình phiên xử bốn nhà hoạt động dân chủ Lê Công Định , Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long hôm 20 tây, đến giờ bà Dương Thị Tân tức vợ blogger Điều Cày đang ở trong tù, vẫn bị công an canh chừng trước cửa và bám sát theo khi ra khỏi nhà. Bà Tân cho hay điều đáng nói là công an còn liên tục gọi con trai của bà lên đồn làm việc với thái độ dọa nạt khiến cháu rất sợ hãi. Mời quí vị nghe cuộc trao đổi giữa người vợ của blogger Điều Cày với Thanh Trúc:

Con cái bị ép buộc bỏ học để công an thẩm vấn

Thanh Trúc: Thưa bà Dương Thị Tân, vào ngày xử các ông Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Thăng Long, bà có đến tòa theo dõi vì được nghe nói vụ án này có liên quan đến ông Điều Cày chồng bà, sau đó bà đã bị bắt?

Bà Dương Thị Tân: Mới đầu họ muốn đưa tôi về công an quận nhưng mà sau đó họ đổi ý, họ đưa tôi thẳng về nhà tôi và cắt khoảng sáu đến mười người túc trực ngày đêm, ngồi đóng chốt ngay chân cầu thang. Điện thoại của tôi thì xin nói là họ có thể cho nghe và có thể không cho nghe. Tùy theo. Cũng có một số tin nhắn của bạn bè tôi từ ngày hôm trước đến ngày hôm sau mới tới máy của tôi.

Thanh Trúc: Cho đến lúc này công an vẫn túc trực tại trước nhà bà ngày đêm như bà nói?

Bà Dương Thị Tân: Vâng. Nhưng mà bây giờ họ đi xa ra ngoài cái cổng một tí xíu. Ở đầu đường hay ở bên kia đường. Tôi đi đâu bất kỳ chỗ nào họ đều có người đi theo.

Thanh Trúc: Thế bà đi chợ, đưa con cái đi học hay có những sinh hoạt cần phải đi ra ngoài thì sao?

Bà Dương Thị Tân: Sinh hoạt thường ngày thì đương nhiên tôi vẫn cứ phải đi, nhưng đằng sau tôi là các chiến sĩ công an , đi theo rồi chụp hình những nơi tôi đến. Thí dụ nhà bạn bè hay nhà thầy cô giáo của các cháu. Đi chợ họ cũng theo sát ngay sau lưng thôi.

Thanh Trúc: Họ mặc sắc phục công an hay thường phục?

Bà Dương Thị Tân: Họ mặc thường phục chứ họ không dại gì mà mặc sắc phục công an đâu.

Thanh Trúc: Thế thì làm sao bà biết được họ là công an ?

Bà Dương Thị Tân: Hai năm nay tôi liên tục phải tiếp xúc với họ thành ra nhìn họ là tôi biết. Thậm chí có những hôm mà tôi không đi xe và tôi yêu cầu họ chở tôi họ cũng chở luôn. Hỏi những cậu đó thì các cháu nó cũng không biết gì đâu, nó bảo đây là lệnh thì nó chỉ làm theo lệnh, còn những việc khác thì do cấp trên chỉ xuống.

Lúc nào họ cũng nghĩ tôi là cầu nối gì đó, như theo một lần họ đưa tôi ra công an , họ bảo tôi là làm một cầu nối giữa bạn bè ông Hải và ông Hải ở trong tù. Từ đó họ ngăn chặn đến nay là tám tháng tôi vẫn chưa được gặp mặt ông Hải. Thức sự cuộc sống của tôi vô cùng căng thẳng.

Nỗi bức xúc thì vô cùng. Nếu mà bản thân tôi thôi thì tôi còn có thể chịu đựng. Nhưng các cháu các con của tôi họ liên tục trong ba ngày hai mươi, hai mốt, hai hai, họ đưa con trai thứ hai của tôi đi ra công an liên tục làm việc. Mặc dù tôi có trinh bày là ba cái ngày đó cháu phải đi thi. Họ bảo cái việc thi cử là việc tự điều chỉnh. Tôi cũng không hiểu họ bắt con tôi điều chỉnh lịch thi của nhà trường như thế nào. Nhưng họ cứ giữ cháu thôi mặc dù con tôi không có tội hay là vi phạm cái gì về pháp luật cả.

Bị hăm dọa bắt buộc viết theo ý của công an

Thanh Trúc: Bà có bao giờ xin được gặp cấp chỉ huy của họ để hỏi cho ra lẽ?

Bà Dương Thị Tân: Tôi cũng có yêu cầu một đôi lần, nói là phải cho tôi biết lý do thì họ nói với tôi rằng chỉ thị như vậy và yêu cầu phải đạt được cái mục đích như thế. Thậm chí có người bảo không biết cấp trên là ai, chỉ biết nhận lệnh thôi.

Cũng giống như khi đưa con tôi ra công an họ bảo phải viết theo ý của họ còn nếu không thì cứ ngồi đấy, “chúng tao có đủ người để làm việc với mày từ sáng đến đêm”, họ nói với con trai tôi như vậy.

Thanh Trúc: Và phản ứng của con trai bà như thế nào?

Bà Dương Thị Tân: Thì cháu rất là hoảng loạn. Cháu nói với tôi là các chú yêu cầu con phải viết theo những gì các chú muốn, mà con bảo con không biết thì làm sao con viết. Các chú bảo nếu không viết tức không đạt yêu cầu thì chuẩn bị tinh thần để làm việc liên tục liên tục. Mà trong khi đó cái thời điểm này là thời điểm thi cử của con tôi nhưng mà họ không cho con tôi đến trường. Họ đến tận nhà thầy cô giáo của con tôi họ chụp hình là tôi đã thấy một cái sự phi lý vô cùng. Sau này biết đâu họ làm ra những cái chuyện gì khác.

Thật sự cháu chưa bao giờ va chạm với lại các chú công an cả, mà khi ra đó một mình cháu có ít nhất ba người liên tục thẩm cung và sau đó có một số người khác , cũng mặc thường phục nhưng mặt mũi bậm trợn, đi ra đi vô nhìn thẳng vào mặt con tôi một cách giống như là uy hiếp tinh thần vậy đó. Lúc ấy tôi chứng kiến, tôi đứng ở đó, tôi yêu cầu là “nhà nước trả lương cho các ông ăn nhìn thì các ông chỉ được phép nhìn từ xa chứ đến gần con tôi và gây tai nạn một lần nữa cho con tôi thì tôi sẽ không để yên cái chuyện này”

Thanh Trúc: Bà nói là “gây tai nạn” tức là trước đó con bà đã bị gây tai nạn hay sao?

Bà Dương Thị Tân: Vâng. Trước đó con tôi có bị một vụ tai nạn. Tôi có đến công an tôi nói thẳng tại sao các ông làm như vậy thì họ nói họ không được ai báo cáo. Tất nhiên là họ chối, ai dại gì mà nhận. Vì khi mà họ thi hành những chỉ thị của cấp trên thì họ thi hành tập thể và khi chỉ ra trách nhiệm thì không có ai chịu nhận trách nhiệm cả.

Thanh Trúc: Theo bà đây có phải là hành động có mục đích khủng bố tinh thần bà và gia đình bà?

Bà Dương Thị Tân: Tôi chắc chắn điều đó vì họ đã làm những điều đó với nhiều người. Tôi đã từng được người ta răn đe rất nhiều lần bằng hình thức đưa ra kiểm điểm , giáo dục dù tôi không phạm tội, không làm gì vi phạm pháp luật cả. Nhưng mà mỗi tháng một lần họ đưa tôi ra để răn đe và giáo dục tại địa phương.

Thanh Trúc: Nếu bây giờ bà nói chuyện, bà trả lời Thanh Trúc như thế này thì liệu bà có sợ rằng bà sẽ gặp thêm khó khăn?

Bà Dương Thị Tân: Như tôi đã nói là tôi đã và đang chịu những áp lực và những khó khăn dồn dập cho nên tôi thấy mọi sự rất bình thường. Bởi vì những cái khó khăn và áp lực đó liên tục liên tục đối với tôi.

Thưa bà Dương Thị Tân, xin cảm ơn những lời chia sẻ, cầu chúc bà và gia đình bình an.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tân Tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức (phải) và cựu Tổng thống Thái Anh Văn vẫy tay trong lễ nhậm chức của ông Lại ở Đài Bắc, Đài Loan, vào ngày 20/5/2024. Ảnh: AP

Phát biểu nhậm chức, tân tổng thống Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngừng đe dọa quân sự nhưng Bắc Kinh chỉ trích

Tân tổng thống Đài Loan, ông Lại Thanh Đức, trong bài phát biểu nhậm chức hôm 20/5 nói rằng ông muốn hòa bình với Trung Quốc và kêu gọi nước này chấm dứt các mối đe dọa quân sự cũng như hăm dọa hòn đảo tự trị mà Bắc Kinh luôn tuyên bố là lãnh thổ của mình.

“Tôi hy vọng rằng Trung Quốc sẽ đối mặt với thực tế về sự tồn tại của (Đài Loan), tôn trọng sự lựa chọn của người dân Đài Loan và với thiện chí, chọn đối thoại thay vì đối đầu,” ông Lại nói sau khi tuyên thệ nhậm chức.

Nữ Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn. Ảnh: FB lao Ta

Ngày cuối cùng trên cương vị tổng thống Đài Loan

“Cảm ơn mọi người, đã cùng tôi tạo ra nhiều lần đầu tiên cho Đài Loan, để tự do dân chủ, công bằng chính nghĩa, tôn trọng bao dung, được sinh sôi nảy nở trên mảnh đất này, viết nên trang sử mới cho Đài Loan, cũng như thúc đẩy sự phát triển toàn diện của quốc gia.” Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn

Khẩu súng phòng không trưng bày tại một viện bảo tàng quân sự ở Bình Dương, 16/11/2021. Ảnh: Duc Huy Nguyen/ Dreamstime.com

Chiến lược Quốc phòng Việt Nam nhìn từ khía cạnh một quốc gia lục địa hướng biển

Lập luận rằng Việt Nam nên chuyển hướng bố phòng sang phía tây lục địa với cái giá phải trả là phía đông biển cả là một điều sai lầm vì Việt Nam coi trọng cả hai địa vực. Không gian biển sẽ định hình tương lai của Việt Nam, cùng với sự hậu thuẫn kiên định từ vùng đất liền lục địa của mình.

Phân tích thực tế về thế bố trí phòng thủ và chiến lược quân sự của Việt Nam nên dựa trên sự hiểu biết thực tế về nhận thức mối đe dọa và giả định về môi trường quốc tế của Việt Nam, chứ không phải dựa trên quan điểm lục địa cực đoan dựa trên nhận thức lịch sử lỗi thời.

Sức mạnh của số đông!

Khốn khổ cái thời…

Cái thời buổi gì mà con người phải khép nép tự trói khốn khổ thế này?

Vận động ư? Chẳng lẽ người Dân không có quyền vận động cho ai đó mà họ thấy là người tử tế có ích cho Dân, cho Nước sao?

Yêu nước chỉ có sức mạnh khi thành làn sóng. Mà làn sóng chỉ có thể có được khi những người yêu nước hăng hái, công khai cổ vũ cho những người yêu nước mà thôi.