Putin biệt tăm trong khi mọi người tự hỏi, làm thế nào mà quân nổi dậy Wagner tiến được gần Moscow như vậy

Mặt nạ hình Vladimir Putin và trùm đạo quân đánh thuê Wagner, Yevgeny Prigozhin (trái), được trưng bày tại một cửa hàng lưu niệm ở St Petersburg. Ảnh: The Telegraph
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Nguồn: Putin disappears from pubic view as allies ask how Wagner rebels got so close to Moscow,” James Kilner, The Telegraph, 25/6/2023

Lê Vĩnh lược dịch

Vladimir Putin đã biến mất khỏi tầm nhìn của công chúng kể từ khi yêu cầu dân chúng Nga không ủng hộ một cuộc đảo chính trong khi bộ máy tuyên truyền của ông ta đặt câu hỏi, làm thế nào mà quân nổi dậy có thể tiến về gần Moscow như vậy?

Hôm Chủ Nhật các giới chức Nga nhấn mạnh rằng, ông Putin vẫn ở trong Điện Kremlin trong suốt thời gian quân đánh thuê Wagner tiến về Moscow, gây nên mối đe dọa lớn nhất đối với triều đại đã kéo dài 23 năm của ông Ptutin. Tuy nhiên, các giới chức đó cũng cho biết, ông Putin sẽ không xuất hiện trên truyền hình để trấn an người Nga.

Các trang Web đối lập của Nga đưa tin rằng, máy bay của Tổng thống Putin đã cất cánh từ Moscow vào giờ ăn trưa ngày Thứ Bảy để bay về phía St Petersburg.

Ông Antony Blinken, Ngoại trưởng Hoa Kỳ nói rằng, âm mưu đảo chính ở Nga hôm thứ Bảy cho thấy chế độ của Putin đang bị rạn nứt.

“Ông Putin phải bảo vệ Moscow trước một đoàn lính đánh thuê do chính ông ta tạo ra, cho thấy sự rạn nứt giữa ông Putin và Wagner” ông Blinken đưa ra nhận xét.

Các giới chức tình báo Hoa Kỳ nói rằng, họ biết rằng, một cuộc binh biến của trùm lính đánh thuê, Prigozhin và những người lính đánh thuê Wagner của ông ta đã diễn ra từ ngày 10 tháng 6, sau khi Điện Kremlin ra lệnh cho đội quân đánh thuê đó phải sát nhập với quân đội chính quy của Nga. “Đây là điều đang diễn ra, mà chưa biết họ sẽ làm thế nào để chấm dứt. Chúng tôi đang theo dõi rất chặt chẽ,” ông Blinken nói với CBS News trong một cuộc phỏng vấn.

Theo một thỏa thuận chấm dứt cuộc nổi dậy vào tối ngày thứ Bảy, ông Prigozhin  đã đồng ý ông ta sẽ sống lưu vong ở Belarus, và viên thủ lãnh đạo quân đánh thuê hiếu động biệt tăm kể từ lúc đó.

“Prigozhin cần một con đường để thoát và giữ thể diện. Đó là sống lưu vong ở Belarus,” một nguồn tin cho biết.

Kể từ khi cuộc đảo chính kết thúc vào tối thứ Bảy, các chiến binh Wagner đã trở lại căn cứ của họ . Trong khi cảnh sát Nga cùng một số đơn vị Vệ binh Quốc gia Nga đã dỡ bỏ các trạm kiểm soát xung quanh Moscow.

Mặc dù trận chiến giành quyền kiểm soát thủ đô Nga đã bị ngăn chặn, ngay cả những giới chức giữ nhiệm vụ tuyên truyền trung thành nhất của Putin cũng phải đặt ra câu hỏi: “Làm thế nào mà vài nghìn lính của đội quân đánh thuê có thể từ Ukraine xâm nhập vào Nga, chiếm được một thành phố có 1 triệu dân, và tiến về cách Moscow không đầy 250 km mà hầu như không có sự chống trả nào?”

Ông Vladimir Solovyov, một nhà bình luận nổi tiếng của Nga đã đưa ra câu hỏi trong chương trình truyền hình thường lệ vào tối thứ Bảy rằng: “Tại sao đoàn xe tăng của Wagner tiến về gần Moscow mà không có một lực lượng nào của Nga chặn lại?”

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

UPR 2024 – 5 năm nhìn lại tình hình nhân quyền tại Việt Nam

Universal Periodic Review, được gọi tắt là UPR, tức Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát là một cơ chế của Hội đồng Nhân quyền LHQ (UNHCR), được thiết lập từ năm 2006, nhằm cải thiện tình hình nhân quyền ở mỗi quốc gia thành viên của Liên Hiệp Quốc. Để đạt được mục đích này, Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát thực hiện việc kiểm tra, đánh giá hồ sơ nhân quyền của mỗi quốc gia, và đưa ra khuyến nghị cho các vi phạm nhân quyền ở bất cứ nơi nào chúng xảy ra.

Vào ngày 7/5/2024 tới đây, tình hình nhân quyền Việt Nam được kiểm điểm trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc tại phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát, chu kỳ thứ tư.

Ông Lê Đình Lượng: "Việc của tôi sẽ do lịch sử phán xét. Tôi sẽ vui khi phải ở lao tù nếu dân tộc này được lớn mạnh trong tự do dân chủ”. (Lời nói sau cùng trước khi tòa nghị án), Ảnh: Internet

Trong họa có phúc

Cháu học lịch sử cách mạng thì rõ, rất nhiều tù nhân chính trị về sau thành những người lãnh đạo phong trào xã hội đầy trí tuệ và bản lĩnh. Người có chí khí sẽ biến nhà tù thành trường học để tu tâm, dưỡng chí, nung nấu những khát vọng, ước mong… Đó là nỗi khổ hạnh của cá nhân nhưng lại là phúc cho dân tộc.

Chứ cái đám “hồng phúc” cậu ấm, cô chiêu kia, chỉ có ăn và phá, biết gì yêu nước thương dân!…

“Đồng chí” Nguyễn Phú Trọng vừa là người khởi xướng, vừa giữ vai trò tiên phong trong chỉnh đốn đảng đã hơn một thập niên. Trong hơn một thập niên chỉ đạo – sắp đặt mọi thứ, đặc biệt là nhân sự, kết quả chống tham nhũng là gì ngoài hậu quả tham nhũng càng ngày càng trầm trọng? Ảnh: Reuters

Ông Nguyễn Phú Trọng và ‘trách nhiệm chính trị’

Ông [Trọng] đã tự mở chiếc “Pandora Box” ra và nay thì nhân dân đã thấy thật sự bộ máy của nhà nước do đảng Cộng sản lãnh đạo là một tập hợp của những ổ tham nhũng lớn với sự băng hoại từ cấp cao nhất đến cấp thấp nhất. Trùm cuối được nhiều người xác định chính là thể chế và không bao giờ đập được chuột mà không vỡ bình vì chính cái bình đó là môi trường sinh ra chuột.