Quan điểm của đảng Việt Tân: Việt Nam cần phải loại trừ ngay hình phạt tử hình

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Xu hướng chung của các nước trên thế giới là loại bỏ hình phạt tử hình, vì đây là hành động tàn ác và đi ngược lại giá trị nhân đạo.

Nhà cầm quyền CSVN đã ra lệnh tử hình ông Lê Văn Mạnh vào sáng 22 tháng Chín, 2023, sau hơn 18 năm gia đình ông Mạnh ròng rã kêu oan. Trước đó, Văn phòng Luật sư Hưng Đạo Thăng Long ở Hà Nội, đã gửi thỉnh nguyện thư tới Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng đề nghị tạm dừng/tạm đình chỉ việc thi hành án tử hình đối với Lê Văn Mạnh vì có những sai sót, vi phạm nghiêm trọng về mặt tố tụng hình sự, bao gồm việc chứng minh và đánh giá các chứng cứ buộc tội. Dù vậy, thỉnh nguyện thư của các luật sư đã không thể khiến người đứng đầu nhà nước CSVN cẩn trọng hơn trước khi tước đoạt mạng sống của một người dân.

Không chỉ riêng ông Lê Văn Mạnh, trong một báo cáo hồi 2021 của Tổ chức Ân xá Quốc tế (AI), cho biết hàng trăm người bị kết án tử hình mỗi năm tại Việt Nam. Thời gian vừa qua dư luận cũng dành nhiều chú ý tới hai trường hợp tử tù kêu oan khác là Hồ Duy Hải và Nguyễn Văn Chưởng, với những bằng chứng cho thấy sai sót, sự tùy tiện, lạm quyền của hệ thống tư pháp lẫn hành pháp của nhà cầm quyền Việt Nam.

Quan điểm của đảng Việt Tân là cần xóa bỏ án tử hình ngay lập tức tại Việt Nam bởi các lý do sau:

Thứ nhất: Tại Việt Nam không có hệ thống tòa án độc lập, phán quyết tòa án thường dựa trên những chứng cứ do cơ quan điều tra cung cấp. Trong khi lực lượng công an Việt Nam có truyền thống tra tấn và bức cung các nghi phạm để lập thành tích. Thực trạng này khiến tỉ lệ oan sai tại Việt Nam hiện nay không phải là ít, việc tòa án tử hình một người dân nhưng sau này xuất hiện các bằng chứng cho thấy họ vô tội thì không thể sửa sai được nữa.

Khi áp dụng hình thức tử hình thì sinh mạng con người đã mất, không thể khắc phục hoặc bồi thường. Cho đến khi nào còn được sống, cho dù bị kết án tù chung thân, một người tù vẫn còn có hy vọng được ân xá hay giải tội, việc thi hành án tử hình sẽ triệt tiêu cơ hội của họ.

Thứ hai: Cần nhấn mạnh rằng quyền được sống là thiêng liêng, việc bãi bỏ án tử hình là cần thiết để hướng tới tiến bộ, văn minh và sự phát triển của quyền con người. Tôn trọng mạng sống đã được ghi nhận tại Điều 3 Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948, theo đó quyền sống là quyền đầu tiên và cơ bản nhất.

Xét về tính nhân đạo, duy trì hình phạt tử hình chính là đang kéo dài vòng lặp bạo lực vô nghĩa, loại bỏ hoàn toàn hình phạt tử hình ra khỏi đời sống xã hội là một xu hướng văn minh tất yếu.

Ban Biên tập Việt Tân

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Lê Đức Anh và lệnh ‘không được nổ súng’

“Không được nổ súng,” là mệnh lệnh từ thượng cấp và là nguyên nhân dẫn đến cái chết chóng vánh của 64 chiến sĩ Hải quân Việt Nam trong trận Hải chiến Trường Sa năm 1988. Gạc Ma, 14/3/1988, là ngày giỗ chung của 64 gia đình liệt sĩ nhưng còn là ngày mà lịch sử Việt Nam sẽ phải làm rõ ai là thủ phạm chính trong cuộc tàn sát này.

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng? Ảnh chụp màn hình youtube RFA

Gạc Ma 1988: Ai đã ra lệnh không nổ súng?

Tuy nhiên những bộ đội công binh và chiến sĩ Hải quân Việt Nam khi đó nhận được lệnh không được nổ súng chống trả phía Trung Quốc. Vậy ai trực tiếp đã ra lệnh cho binh sĩ Việt Nam không được nổ súng chống trả quân Trung Quốc trong cuộc chiến dù không cân sức đó?

18 tháng 3 - người dân không quên! Ảnh: FB Phuc Dinh Kim

Gạc Ma 14 tháng Ba: Dân Việt không thể quên*

Phần lớn xương cốt của các anh đã nằm lại vĩnh viễn trong lòng Biển Đông.

Nhớ đến các anh, những người anh hùng trong sự nghiệp bảo vệ chủ quyền của Việt Nam, chúng tôi thề bằng bất cứ giá nào cũng không đánh đổi chủ quyền lấy tình hữu nghị viển vông đối với Trung Quốc!