Quan Hệ Mỹ- Trung – Việt Sau Hội Nghị APEC 14

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
JPEG - 15.1 kb

Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đến Việt Nam tham dự Hội Nghị APEC, nhưng cả hai đã có những sắp xếp khác, không liên hệ gì đến nội dung bàn thảo của 21 nguyên thủ trong Hội Nghị APEC lần thứ 14 này. Chính vì lý do đó mà người ta thấy là các cơ quan truyền thông của Hà Nội đã loan tải các cuộc đón tiếp và gặp gỡ giữa lãnh đạo Cộng sản Việt Nam với Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hồ Cẩm Đào nhiều hơn so với 18 vị nguyên thủ còn lại đã đến Hà Nội từ ngày 17 đến 19 tháng 11 vừa qua. Tại sao?

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào viếng thăm Hà Nội một cách chính thức từ ngày 15 đến 17 tháng 11. Nhưng trước khi họ Đào đến Hà Nội, Đường Gia Triền, Bộ trưởng ngoại giao đã đến Hà Nội trước, từ ngày 11 tháng 11, để thuyết phục lãnh đạo Cộng sản Việt Nam chấp thuận sự đề nghị của Hồ Cẩm Đào, thành lập Ủy ban chỉ đạo quan hệ song phương. Việc thành lập Ủy ban này đã được Bắc Kinh trao bản dự thảo cho Cộng sản Việt Nam hồi tháng 10 với dự kiến là hai phía sẽ cùng ký nghị định thành lập nhân chuyến viếng thăm của Hồ Cẩm Đào. Mục tiêu của Ủy ban chỉ đạo này là để điều hướng sự hợp tác của hai phía trên các quan hệ chiến lược. Do sự thúc đẩy của Hồ Cẩm Đào, Cộng sản Việt Nam đã phải đồng ký nghị định thành lập ủy ban với Trung Quốc vào ngày 16 tháng 11, cử Phạm Gia Khiêm, phó thủ tướng làm Chủ tịch Ủy ban về phía Việt Nam trong khi Đường Gia Triền, làm chủ tịch phía Trung Quốc. Sở dĩ Hồ Cẩm Đào đẩy Cộng sản Việt Nam phải chấp nhận việc thành lập Ủy ban chỉ đạo ngay vào thời điểm tháng 11 này vì muốn chứng tỏ với Hoa Kỳ rằng Hà Nội vẫn còn trong vòng ảnh hưởng của Bắc Kinh.

Trong cuộc gặp gỡ với Nông Đức Mạnh và Nguyễn Minh Triết, Hồ Cẩm Đào còn đưa ra bốn đề nghị cho phía Cộng sản Việt Nam suy nghĩ để xúc tiến trong thời gian tới. Bốn đề nghị gồm: 1/Tăng cường hợp tác kinh tế, thuơng mại giữa hai nước; 2/Áp dụng biện pháp mở rộng quy mô thương mại, cải thiện cơ cấu, nâng cao trình độ thương mại và cân đối thương mại hai chiều lên 15 tỷ Mỹ Kim vào năm 2010; 3/Tăng cường hợp tác về một số dự án lớn, trong đó năm dự án ký ngày 16 tháng 11 với tổng trị giá hơn 3,6 tỷ Mỹ Kim; 4/Tăng cường hợp tác kinh tế đa phương, trong đó Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ với Cộng sản Việt Nam kinh nghiệm đối phó những thách thức khi gia nhập WTO. Những đề nghị của Hồ Cẩm Đào nói trên và việc thiết lập Ủy ban Chỉ đạo song phương giữa hai chính phủ cho thấy là lãnh đạo Bắc Kinh không muốn buông Việt Nam cho Hoa Kỳ mà cố gắng lôi kéo Cộng sản Việt Nam ngã về phía Trung Quốc trên cả hai lãnh vực kinh tế và quan hệ chiến lược. Những nội dung hợp tác được đưa ra từ Hồ Cẩm Đào cho thấy là Bắc Kinh đã theo dõi rất kỹ các trao đổi giữa Hà Nội với Hoa Thịnh Đốn và không muốn Hà Nội tiếp cận quá gần với Mỹ.

Trong khi đó, trước khi đến viếng thăm Việt Nam từ ngày 17 đến 19 tháng 11, Tổng Thống Bush đã cử Ngoại Trưởng Rise đến Việt Nam cùng lúc Hồ Cẩm Đào đặt chân đến Hà Nội và để cho Cố vấn an ninh quốc gia Stephen Hadley trực tiếp sắp xếp nội dung trao đổi giữa Tổng Thống Bush và Tổng Bí Thư Nông Đức Mạnh thay vì giao cho bà Rise. Sự kiện này cho thấy là bộ tham mưu của Tổng thống Bush đã có những tính toán hai mặt. Một mặt thì trước khi bà Rise lên đường sang Việt Nam, Bộ ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố bỏ tên Cộng sản Việt Nam ra khỏi danh sách những quốc gia đáng quan tâm (CPC), cũng như thúc đẩy Hạ viện thông qua quy chế PNTR, để đáp lại sự thỏa thuận của Hà Nội trong việc chấp nhận ba yêu sách mà phía Hoa Kỳ đã đưa ra. Đó là: 1/Cộng sản Việt Nam chấp thuận cho Hoa Kỳ giám sát nguồn nhiên liệu của nhà máy hạt nhân tại Đà Lạt để tránh một Bắc Triều Tiên thứ hai tại Đông Nam Á; 2/Tham gia vào hiệp định hợp tác nhằm chận đứng việc phổ biến vũ khí huỷ diệt hàng loạt; 3/Chấp thuận cho các toán thiện nguyện hòa bình (Peace Corps) của Hoa Kỳ được hoạt động tại Việt Nam. Những điều kiện này rất là bình thường trong quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ với nhiều quốc gia nhưng lại trở thành vấn đề nhạy cảm và nhiều lần Hà Nội lên tiếng từ chối với lý cớ ‘tình hình chưa thuận lợi’.

Khi gặp trực tiếp lãnh đạo Cộng sản Việt Nam tại Hà Nội, Tổng thống Bush đã đề cập về nhu cầu tăng cường hợp tác giữa Hà Nội và Hoa Thịnh Đốn trong việc giải quyết các mối quan tâm khu vực và toàn cầu. Phía Hoa Kỳ đã đưa ra điều kiện: sẵn sàng viện trợ cho mọi phát triển của Việt Nam đồng thời thúc đẩy đầu tư trọn gói về kinh tế; ngược lại, Cộng sản Việt Nam phải chấp thuận trở thành một đối tác chiến lược với Hoa Kỳ mà cụ thể là sẽ đáp ứng hai yêu cầu: Thứ nhất là tăng cường hợp tác quân sự với Hoa Kỳ trên lãnh vực hải quân và bộ binh. Thứ hai là đồng ý để cho Hoa Kỳ thuê lại một hải cảng dùng làm hậu cần cho các tàu chiến của Mỹ ghé vào tu sửa hay mua tiếp liệu khi di chuyển trên vùng Biển Đông để tiếp tế cho chiến trường Trung Đông. Theo nhiều tin tức tổng hợp thì Hoa Kỳ đang thương lượng với Hà Nội để thuê một hải cảng nằm về phía Bắc cảng Cam Ranh, thuộc miền Trung Việt Nam; nhưng Cộng sản Việt Nam đang do dự vì sợ Trung Quốc phật lòng. Thật ra thì việc cho thuê một hải cảng để cho quân đội ngoại quốc sử dụng làm ‘hậu cần’ không phải là điều cấm kỵ đối với một quốc gia có chủ quyền và độc lập; nhưng đối với hoàn cảnh của Cộng sản Việt Nam hiện nay, quả là vấn đề khá tế nhị, khi đàn anh phương Bắc cũng đang muốn thuê hải cảng Cam Ranh.

JPEG - 8.8 kb

Những nỗ lực của Tổng Thống Bush và Chủ tịch Hà Cẩm Đào nói trên cho thấy là cả hai chính quyền Hoa Kỳ và Trung Quốc đều muốn thúc đẩy nhanh chóng mối quan hệ chiến lược với những toan tính lôi kéo Cộng sản Việt Nam đi vào trong vòng ảnh hưởng của mỗi phía. Nói cách khác, những hợp tác thương mại hay những viện trợ kinh tế cho Việt Nam, được đưa ra từ miệng của ông Hồ Cẩm Đào hay từ Tổng Thống Bush đều giống nhau ở chỗ là nhắm vào việc thúc đẩy hợp tác quân sự để mở rộng thế đối tác an ninh chiến lược trong vùng. Cả hai đã coi vấn đề hợp tác kinh tế với Cộng sản Việt Nam như là ’cây gậy và củ cà rốt’, nhằm thúc đẩy sự hợp tác của Cộng sản Việt Nam cho những mục tiêu riêng của Hoa Thịnh Đốn hay Bắc Kinh tại vùng Đông Nam Á. Hiểu rõ vấn đề này, ta thấy là tình hình chính trị tại Việt Nam trong thời gian tới sẽ rất phức tạp. Các lực lượng đấu tranh không cộng sản sẽ không chỉ đối đầu với đảng Cộng sản Việt Nam để giành lại tự do dân chủ cho Việt Nam mà còn phải đối phó trước các toan tính của Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh trong việc sử dụng Hà Nội cho những nhu cầu chiến lược riêng tư. Những toan tính này chắc chắn sẽ đi ngược lại những khát vọng của dân tộc Việt Nam mà chúng ta không thể im lặng.

Tóm lại, quan hệ giữa Cộng sản Việt Nam với Hoa Kỳ và Trung Quốc sau APEC 14 sẽ rất phức tạp vì sự cạnh tranh tạo ảnh hưởng của Bắc Kinh và Hoa Thịnh Đốn lên những bước đi chập chững của Hà Nội trong WTO. Với bản chất tham lam, luôn luôn dựa vào thế lực bên ngoài để ’ổn định tình hình nội bộ’ người ta thấy ngay là Cộng sản Việt Nam sẽ rất vất vả đối phó nhiều áp lực, đặc biệt là những áp lực bất mãn của dân chúng ngày một rõ nét hơn trong thời gian tới.

Lý Thái Hùng
November 21 2006

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.

Tượng đài Cảnh sát nhân dân. Ảnh chụp từ Zing News

Tượng đài cho ai?

Việc vẫn “kiên định” để tiếp tục xây lên những cái gọi là tượng đài trăm tỷ nghìn tỷ kia chỉ khiến dân ca thán, chán nản và mất hẳn niềm tin. Trong tình hình hiện nay, những bệnh viện lớn bảo đảm việc khám chữa bệnh cho người dân một cách nhanh chóng, hiệu quả với chi phí thấp nhất hay những ngôi trường “thân thiện” mà ở đó “mỗi ngày đến trường là một ngày vui”…, mới chính là những “tượng đài” mà người dân đang cần hơn bao giờ hết.

Phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc hôm 7/5/2024. Ảnh: UN Web TV

Hơn 300 khuyến nghị cho Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ

Chiều thứ năm, ngày 9 tháng 5, báo cáo về cuộc Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát (Universal Periodic Review – UPR) chu kỳ bốn của Việt Nam do nhóm ba nước Kazakhstan, Bulgaria và Paraguay soạn thảo được công bố. Ngày 10/5, tại phiên họp thứ 17, bản báo cáo sẽ chính thức thông qua tại Hội Đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc.

Bản báo cáo cho biết, có 14 nước đặt câu hỏi trước, 133 nước phát biểu hôm 7/5, và 320 khuyến nghị đã được đưa ra.