Quan hệ Mỹ – Việt và Trung – Việt quanh vụ Biển Đông

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Ngày 17 tháng 6 tại Hoa Thịnh Đốn, một Hội nghị thường niên “đối thoại về chính trị – an ninh – quốc phòng” giữa Cộng sản Việt Nam và Hoa Kỳ đã tập trung bàn thảo về những diễn biến mới nhất trên Biển Đông. Tham dự hội nghị thường niên lần thứ tư này, đại diện phía CSVN là Thứ trưởng ngoại giao Phạm Bình Minh; đại diện phía Hoa Kỳ là Trợ lý ngoại trưởng phụ trách các vấn đề chính trị và quân sự Andrew Shapiro. Sau Hội nghị, hai bên đã có một thông cáo chung loan tải chính thức trên trang nhà của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ, với một số nội dung đáng chú ý như sau:

Thứ nhất là Hoa Kỳ và CSVN ghi nhận rằng các tuyên bố về chủ quyền lãnh thổ và hàng hải cần phải tuân thủ các nguyên tắc đã được luật pháp quốc tế công nhân, trong đó có Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Hai nước tái khẳng định tầm quan trọng của Tuyên Bố Chung về cách hành xử của các bên ở Biển Đông ký kết giữa ASEAN và Trung Quốc năm 2002 và khuyến khích các bên đạt thỏa thuận về Bộ quy tắc ứng xử.

Thứ hai là Hoa Kỳ và CSVN đồng thuận rằng tất cả các tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông cần phải được giải quyết thông qua tiến trình hợp tác ngoại giao, không sử dụng vũ lực. Việc duy trì hòa bình, ổn định, an toàn và tự do lưu thông hàng hải tại Biển Đông là lợi ích chung của cộng đồng quốc tế.

Bản Thông Cáo Chung Việt – Mỹ về Biển Đông không có gì mới, chỉ lập lại những gì mà Hoa Kỳ và CSVN thường hay đề cập tới trong hơn 1 năm qua là các tranh chấp trên Biển Đông phải giải quyết theo nguyên tắc đa phương, dựa trên Luật Biển 1982 của Liên Hiệp Quốc.

Đúng một tuần sau, ngày 25 tháng 6 tại Bắc Kinh, một Hội nghị đột xuất về Biển Đông đã diễn ra giữa Bắc Kinh và Hà Nội với Hồ Xuân Sơn, Thứ trưởng ngoại giao CSVN và Đới Bình Quốc, Ủy viên quốc vụ viện đặc trách ngoại giao của Trung Quốc. Sau hội nghị, hai bên Trung Quốc và CSVN đã công bố một thông cáo chung vào ngày 26 tháng 6, với nội dung mập mờ, khó hiểu như sau:

Thứ nhất là Trung Quốc và CSVN ghi nhận rằng trong thời gian vừa qua, quan hệ Việt – Trung phát triển lành mạnh, ổn định, đáp ứng nguyện vọng chung và lợi ích căn bản của nhân dân hai nước Việt – Trung, có lợi cho hòa bình, ổn định và phát triển của khu vực.

Thứ hai là Trung Quốc và CSVN khẳng định, cần tích cực thực hiện nhận thức chung của lãnh đạo hai nước, giải quyết hòa bình các bất đồng trên biển giữa hai nước thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Cả hai nước chống lại sự can thiệp của các lực lượng bên ngoài vào các vấn đề Biển Đông.

Thứ ba là Trung Quốc và CSVN tăng cường định hướng đúng đắn dư luận, tránh lời nói và hành động làm tổn hại đến tình hữu nghị và lòng tin của nhân dân hai nước.

Bản Thông Cáo Báo Chí Việt – Trung về Biển Đông không phản ảnh những gì mà ông Nguyễn Chí Vịnh hay ông Nguyễn Tấn Dũng từng tuyên bố cách đây vài tháng khi xảy ra vụ tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải ở miền Trung, cắt cáp tàu Bình Minh 02 và Viking 02 của Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thậm chí bản Thông cáo báo chí chứa đựng rất nhiều điều khó hiểu và thiếu trung thực khi cho rằng quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam đang phát triển “tốt đẹp” và đáp ứng nguyện vọng chung của nhân dân hai nước. Qua bản thông cáo Việt – Trung ngày 26 tháng 6, người ta thấy rằng:

Thứ nhất, Cộng sản Việt Nam đã không xác định lập trường “đa phương” như trong Thông cáo chung với Hoa Kỳ về Biển Đông. CSVN đã bị Trung Quốc khuyến dụ qua cái gọi là “đàm phán và hiệp thương hữu nghị” để không nhắc gì đến Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982. Đây là thủ đoạn của Bắc Kinh để ngăn chận CSVN tham dự Hội nghị về Biển Đông do Hoa Kỳ, Nhật Bản và khối ASEAN đề xướng trong thời gian tới.

Thứ hai, Cộng Sản Việt Nam đã cố tình tránh né không dám đề cập về những phản ứng chống đối của người dân Việt Nam về các hành động xâm lấn của Trung Quốc. Điều này cho thấy là Hà Nội chưa ra tay đàn áp và dẹp các cuộc biểu tình vì Bắc Kinh chưa ra lệnh và chưa muốn Hoa Kỳ khai thác lôi kéo thành phần chống Trung Quốc trong nội bộ CSVN ngả về phía Hoa Kỳ.

Thứ ba, Cộng sản Việt Nam vẫn coi quan hệ giữa họ với Trung Quốc là quan trọng so với Hoa Kỳ. Ngoài yếu tố coi Hoa Kỳ là quốc gia nguy hiểm, tạo ra diễn biến hòa bình để thay đổi chế độ Cộng sản tại Việt Nam, Hà Nội vẫn còn mang ảo tưởng coi Bắc Kinh là lãnh đạo của khối xã hội chủ nghĩa và là chỗ dựa của chế độ.

Từ những thái độ phản ảnh qua hai bản Thông Cáo Việt – Trung và Việt – Mỹ về Biển Đông, rõ ràng là Hà Nội chọn đứng về phía Bắc Kinh chứ không dám đứng về phía dân tộc Việt Nam hay về phía quốc tế. Nói cách khác, đừng nhầm lẫn những phát biểu có vẻ chống Trung Quốc hay đồng tình với Hoa Kỳ về vấn đề quốc tế hóa Biển Đông rằng có hai phe thân Bắc Kinh và thân Hoa Thịnh Đốn trong hàng ngũ lãnh đạo Hà Nội. Tất cả họ chỉ là một đám “cắc kè” bị Trung Quốc nuôi dưỡng và sai khiến, xuất hiện dưới những màu sắc khác nhau để đánh lừa dư luận mà thôi. Ngoài ra, qua nội dung của bản Thông cáo báo chí Việt – Trung, Bộ chính trị Cộng sản Việt Nam đã cho thấy rõ là “họ thà mất nước chứ không để mất đảng”.

Trung Điền
Ngày 21/7/2011.

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ảnh chụp khúc đường Tôn Đức Thắng (Q.1, Sài Gòn) trước (hình trái) và sau (phải) khi chặt hạ cây xanh. Ảnh: 24h.com

Có nên chặt cây xanh để xây đường sắt trên không?

Không cần phải nói dài dòng, ích lợi của cây xanh trước tiên là thẩm mỹ, nhưng quan trọng hơn cả là nó giữ cho môi trường trong sạch bằng cách hút khí dioxit carbon và thải ra oxy. Chính vì thế khi đi trong rừng hoặc thậm chí dưới những con đường có hai hàng cây xanh lá thì chúng ta cảm thấy mát mẻ và dễ chịu. Cây xanh vì thế trở thành một phần của hệ sinh thái đô thị. Điều này không phải và không thể nói ngược lại.

Vậy thì chặt bỏ hàng trăm (nếu tính cả hai thành phố Hà Nội và Sàigòn) thì phải nói là hàng ngàn cây để xây metro có phải là lý do hợp lý và chính đáng không?

Ảnh minh họa bởi Paul Nelson/RFA.

Thêm một ông phải về: Vương Đình Huệ!

Việc ông Huệ bị phế truất khiến cho con đường trở thành tổng bí thư ĐCSVN của ông Tô Lâm có nhiều cơ hội hơn. Giờ đây chỉ còn hai ứng cử viên khác đủ điều kiện cho chức vụ này, đó là bà Trương Thị Mai và Thủ tướng Phạm Minh Chính. 

… Những gì đã được làm nhằm chính danh hóa/hợp pháp hóa ĐCS lấm bẩn bởi tham nhũng, giờ đây, đã khiến đảng này trở nên mất uy tín hơn trong mắt người dân – những người nhìn thấy vấn nạn tham nhũng đã xảy ra trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao như thế nào.

Sau Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ trong hàng "tứ trụ" đã "xin thôi giữ các chức vụ được phân công và nghỉ công tác.” Ảnh: Nhac Nguyên/ AFP

Còn ai liêm khiết?

Hiện trạng chính trị tại Việt Nam là sự thối rữa từ các cấp. Lũng đoạn và thao túng chính trị luôn hiện diện, bất chấp pháp luật. Các thế lực ngầm tồn tại như loạn Sứ quân. Họ hùng cứ một cõi, cho đàn em tung hoành và quấy nhiễu!

Thông tin bị nhiễu loạn. Đấu đá nội bộ nhằm tranh giành ảnh hưởng trong bộ máy cầm quyền nên mới có chuyện các lãnh đạo chủ chốt trước khi bị trảm nhưng thông tin đã rò rỉ, ngập tràn mạng xã hội, từ trong và ngoài nước.

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 22 – 28/4/2024

Nội dung:

– Tưởng niệm Quốc Tổ Hùng Vương tại thành phố Hamburg, Bắc Đức;
– Kêu gọi tham gia biểu tình và văn nghệ đấu tranh nhân dịp UPR tại Genève, Thụy Sĩ;
– Mời tham dự và đón nghe: i) Hội luận “49 năm sau biến cố 30/4/1975 – Tại sao hòa giải với Mỹ mà không với Dân tộc?;” ii) Chương trình văn nghệ gây quỹ Hát Cho Đồng Bào Tôi với chủ đề “Tháng Tư thắp nén hương trầm;” iii) Hội luận “UPR – Tường trình đến quốc tế việc nhà nước CSVN đàn áp tôn giáo;”
– Quan điểm của Việt Tân về tình hình đất nước trước những biến động chính trị trong nội bộ đảng CSVN.