Quốc Hội Hoa Kỳ yêu cầu Facebook và Google không hợp tác với Việt Nam

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

17 Dân Biểu Hoa và ba Thượng Nghị Sĩ Hoa Kỳ gửi thư đến công ty Facebook và Google yêu cầu hai công ty này không tuân theo luật an ninh mạng Việt Nam. Các vị dân cử này cũng yêu cầu Facebook và Google chia sẻ với Bộ Ngoại Giao, Ủy Ban Đối Ngoại Thượng Viện và Hạ Viện khi có yêu cầu từ nhà cầm quyền Việt Nam tháo gỡ nội dung hay cung cấp thông tin người dùng.

Các Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu ký tên bao gồm các đồng chủ tịch Vietnam Caucus, các đồng chủ tịch Tom Lantos Human Rights Commission, thành viên cao cấp của Ủy Ban Đối Ngoại Hạ Viện, mà tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới (RSF) và Việt Tân đã cùng vận động qua cuộc vận động hai ngày 19-20 tháng Sáu vừa qưa.

Sau đây là nguyên văn lá thư của các Dân Cử Hoa Kỳ gởi ông Mark Zuckerberg, Tổng giám đốc Facebook và ông Sundar Pichai, Tổng giám đốc Google.

BBT Web Việt Tân

————————

Mark Zuckerberg
Tổng giám đốc Facebook
1 Hacker Way
Menlo Park, California 94025

Sundar Pichai
Tổng giám đốc Google
1600 Amphitheatre Pkwy
Mountain View, California 94043

 

Kính gửi quý ông,

Facebook và Google đã đóng một vai trò rất lớn ở Việt Nam, cho phép hàng triệu người Việt Nam trao đổi thông tin, giữ liên lạc với gia đình và bạn bè ở nước ngoài, cũng như tạo thuận lợi cho các cuộc thảo luận và sự tham gia vào cộng đồng, mà không thể nào thực hiện được ngoài đời.

Tất cả những điều này đang có nguy cơ bị biến mất khi chính phủ Việt Nam tiếp tục đàn áp tự do biểu đạt và sự vận động chính trị ôn hòa. Chúng tôi rất quan tâm và lo ngại về luật an ninh không gian mạng mới, được Quốc hội của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành ngày 12 tháng 6 năm 2018, bởi vì các quy định của đạo luật mới này đi ngược lại với các điều khoản thương mại hiện có, và các giao ước quốc tế về quyền con người.

Đạo luật bao quát, với từ ngữ mơ hồ này sẽ cho phép các nhà chức trách cộng sản truy cập dữ liệu cá nhân, giám sát người sử dụng, và hạn chế thêm các quyền tự do ngôn luận trên không gian mạng mà các công dân Việt Nam đang được hưởng. Đạo luật này cũng có thể là một trở ngại nghiêm trọng đối với tiềm năng kinh tế của Việt Nam và tác động sâu sắc đến các công ty nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam, đặc biệt là các công ty của Mỹ, bởi vì các công ty internet được yêu cầu lưu trữ dữ liệu tại địa phương và cung cấp dữ liệu của người sử dụng theo yêu cầu của các cơ quan chính phủ.

Đạo luật an ninh mạng không làm gì để bảo vệ người sử dụng internet. Ngược lại, đó là một nỗ lực trắng trợn của nhà cầm quyền Việt Nam để đàn áp sự biểu đạt trên không gian mạng với sự giúp đỡ của các công ty công nghệ hàng đầu – đặc biệt là Facebook và Google – theo luật này yêu cầu các công ty phải xóa nội dung trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được yêu cầu của Bộ trưởng của Bộ Công an hoặc Bộ Thông tin và Truyền thông.

Đã có những báo cáo cho biết các công ty của các ông đã xóa những video và các tài khoản theo yêu cầu của chính phủ Việt Nam, bao gồm cả các tài khoản của những người sử dụng ở California và Đức quốc. Đây là những diễn biến đáng lo ngại mà chúng tôi hy vọng các ông có thể giúp chúng tôi hiểu rõ hơn, đặc biệt là sự kiểm duyệt các tài khoản của người Mỹ gốc Việt.

Luật an ninh mạng đang tạo quan ngại khi được đưa ra vào thời điểm tình trạng nhân quyền tại Việt Nam đang bị thụt lùi. Hiện nay, tại Việt Nam đang có hơn 100 tù nhân chính trị và tôn giáo, bao gồm các nhà báo công dân, các blogger, các nhà lãnh đạo tôn giáo, và những người vận động cho quyền của công nhân và dân chủ. Chính phủ Việt Nam kiểm soát gần như hoàn toàn nguồn thông tin. Theo Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2018 của Tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới, thì Việt Nam đứng thứ 175 trong số 180 quốc gia, và hiện nay đang có 25 nhà báo chuyên nghiệp và nhà báo công dân đang bị giam cầm.

Chúng tôi kêu gọi các ông nên thực hiện các nhiệm vụ của mình đã được nêu ra để quảng bá sự cởi mở và hỗ trợ sự kết nối.

Cụ thể, chúng tôi yêu cầu các công ty của các ông:

1) Không lưu trữ dữ liệu của người sử dụng ở trong nước Việt Nam, nếu làm như vậy, có nghĩa là các dữ liệu này có thể bị Bộ Công An thu giữ một cách phi pháp bất cứ lúc nào.

2) Thiết lập các nguyên tắc minh bạch liên quan đến việc xóa nội dung. Mặc dù chúng tôi hiểu sự cần thiết phải có các tiêu chuẩn cộng đồng rõ ràng, nhưng chúng tôi không chấp nhận việc xóa những phát biểu chính trị hoặc nội dung của những nhà báo công dân, chỉ vì nhà nước Việt Nam hoặc đội quân dư luận viên yêu cầu các ông làm như vậy.

3) Nhanh chóng phát hành số lượng yêu cầu xóa nội dung từ phía nhà cầm quyền Việt Nam, và số lần mà công ty của các ông tuân thủ các yêu cầu này.

4) Chia sẻ kịp thời và kín đáo với Ủy ban Đối ngoại của Hạ viện và của Thượng viện Hoa Kỳ cùng Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ tất cả số lượng yêu cầu xóa nội dung từ phía nhà cầm quyền Việt Nam, và cho biết những yêu cầu nào quý công ty đã tuân thủ theo để chúng tôi có thể đánh giá xem ai là mục tiêu của chế độ và tại sao.

Nếu nhà cầm quyền Việt Nam ép buộc công ty của các ông hỗ trợ và đồng lõa trong việc kiểm duyệt, thì đây là một vấn đề đáng lo ngại cần được nêu lên thông qua Bộ Ngoại Giao và ở mức cao nhất. Là những thành viên của Quốc Hội, chúng tôi mong muốn thảo luận với các ông về những lo ngại của chúng tôi đối với luật an ninh mạng mới, và các ảnh hưởng của đạo luật này đối với công ty của các ông.

Trân trọng,

TNS Marco Rubio
TNS Bob Menendez
TNS Ron Wyden
DB Chris Smith
DB Alan Lowenthal
DB Zoe Lofgren
DB Eliot Engel
DB Luis Correa
DB Barbara Comstock
DB Brendan Boyle
DB Robert Pittenger
DB Randy Hultgren
DB Don Beyer
DB James McGovern
DB Judy Chu
DB Scott Peters
DB Ami Bera
DB Gerard Connolly
DB Ro Khanna
DB Karen Bass

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Ông Tô Lâm (trái) và ông Vương Đình Huệ. Ảnh: Thanh Niên

Về cuộc tranh giành quyền lực ở Ba Đình

Tin đồn mới nhất cho biết ông Huệ vẫn kiên cường chống trả, chưa chịu buông giáo đầu hàng dù tay chân thân tín đã bị ông Lâm tóm gọn. Có thể ông Huệ còn trông mong vào sự cứu viện của hoàng đế Tập Cận Bình bên Tàu. Nhưng trận đấu chỉ giằng co thêm một vài ngày nữa thôi, vì theo quy định của đảng CSVN, ông Huệ khó mà tránh được tội liên đới “trách nhiệm của người đứng đầu” khi các đàn em sa vào vòng lao lý, chưa kể ông Lâm còn nhiều độc chiêu sẽ tiếp tục tung ra để buộc ông Huệ phải cởi giáp quy hàng.

Lính hải quân Campuchia tại căn cứ hải quân Ream ở Preah Sihanouk trong một chuyến thăm do chính phủ tổ chức hôm 26/7/2019. Ảnh minh họa: AFP

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Hôm 18/4/2024, Chương trình Sáng kiến minh bạch hàng hải Châu Á (AMTI) của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) công bố thông tin về hai tàu hải quân Trung Quốc đã đậu ở căn cứ hải quân Ream của Campuchia trong hơn bốn tháng…

Từ đó, AMTI đặt câu hỏi liệu sự hiện diện thường trực của hải quân Trung Quốc tại quân cảng Ream đã được thiết lập trên thực tế hay mới chỉ là “lời đồn.”

Theo các chuyên gia, sự kết hợp giữa quân cảng Ream và kênh đào Phù Nam [Funan Techo] có thể tạo mối đe dọa an ninh truyền thống (quân sự) và an ninh phi truyền thống (môi trường, kinh tế, chính trị) đối với Việt Nam.

HRW đưa ra lời kêu gọi trước dịp diễn ra tiến trình Rà soát Định kỳ Phổ quát (UPR) chu kỳ IV đối với Việt Nam ngày 7/5/2024. Nguồn: HRW

HRW kêu gọi LHQ gây áp lực để Việt Nam cải thiện nhân quyền

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền hôm 22/4 hối thúc các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc nên tận dụng đợt rà soát hồ sơ nhân quyền sắp tới của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền LHQ để gây áp lực buộc Hà Nội chấm dứt đàn áp những người bất đồng chính kiến và các quyền cơ bản.