Reuters: Việt Nam yêu cầu doanh nghiệp, trong đó có Foxconn, giảm sử dụng điện

Công ty Foxconn ở Đài Bắc, Taiwan, 31/10/2022. Ảnh: Reuters
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Các quan chức Việt Nam vừa kêu gọi nhà cung cấp Foxconn của Apple tự nguyện giảm 30% mức tiêu thụ điện tại các nhà máy lắp ráp của họ ở miền Bắc, khu vực từng xảy ra tình trạng mất điện hồi năm ngoái, Reuters dẫn hai nguồn tin nắm rõ vấn đề cho biết hôm 21/5.

Yêu cầu phải có giải pháp tiết kiệm điện nói trên, mà hai nguồn tin trong ngành khác cho biết cũng đã được đề đạt tới nhiều hãng xưởng, là để đề phòng và nhằm tránh lặp lại tình trạng như mùa hè năm ngoái khi thiếu điện dẫn đến thiệt hại sản lượng hơn 1 tỷ USD.

Một nguồn tin cho biết yêu cầu đối với Foxconn là “khuyến khích,” chứ không phải bắt buộc và không có bất kỳ tác động nào đến hoạt động sản xuất của hãng.

Việt Nam đang tăng cường chào mời các công ty đa quốc gia đến đầu tư khi một số trong số họ đang giảm bớt rủi ro từ việc tập trung sản xuất ở Trung Quốc trước giờ trong bối cảnh căng thẳng thương mại gia tăng với Mỹ. Tháng trước, Apple hứa sẽ tiếp tục đầu tư thêm tại Việt Nam, nơi mà trong năm qua Apple nâng số lượng nhà cung cấp từ 25 lên 35.

Quốc gia Đông Nam Á này dựa vào đầu tư nước ngoài để tăng trưởng kinh tế và đang cố gắng thu hút các ngành thâm dụng năng lượng, như sản xuất chất bán dẫn.

Tuy nhiên, đợt nắng nóng vào tháng 5 và tháng 6 năm ngoái đã gây ra tình trạng thiếu điện, làm gián đoạn hoạt động kinh doanh ở miền Bắc, gây thiệt hại 1,4 tỷ USD, tương đương 0,3% tổng sản phẩm quốc nội, theo ước tính sơ bộ của Ngân hàng Thế giới (WB).

Hồi tháng 3, Thủ tướng Phạm Minh Chính cam kết với các nhà đầu tư nước ngoài rằng tình trạng thiếu điện sẽ không tái diễn.

Một nguồn tin cho biết Chính phủ đã yêu cầu các nhà máy nhiệt điện than trì hoãn bảo trì để đáp ứng nhu cầu điện cao hơn trong những tháng nóng nhất.

Nguồn tin này không nêu rõ cơ quan nào đã gửi yêu cầu này, nó được gửi tới Foxconn khi nào hay cần tự nguyện cắt giảm sử dụng điện trong bao lâu. Một người cho biết yêu cầu này không nêu thời điểm kết thúc.

Tất cả các nguồn tin đều yêu cầu không nêu tên vì sự việc chưa được công khai. Apple chưa trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Phối hợp

Foxconn, tên chính thức là Hon Hai Precision Industry, là nhà sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn nhất thế giới. Công ty này có một số nhà máy ở miền Bắc Việt Nam, bao gồm cả tỉnh Bắc Giang, nơi chính quyền địa phương cho biết Foxconn lắp ráp MacBook và iPad cho Apple.

Công ty Điện lực tỉnh Bắc Giang hồi tháng 3 cho biết họ đã yêu cầu các khu công nghiệp và chính quyền “phối hợp thực hiện tiết kiệm điện,” thông báo trên trang web của cơ quan điều tiết điện lực ERAV cho biết.

Ông Đỗ Bình Dương, Phó Giám đốc Công ty Điện lực tỉnh Bắc Giang, cho biết riêng rẽ rằng “việc điều chỉnh phụ tải điện, điều chỉnh kế hoạch sản xuất và thực hiện tiết kiệm điện của doanh nghiệp sẽ có tác động lớn đến hệ thống điện.”

Bộ Công Thương và Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) mà Công ty Điện lực tỉnh Bắc Giang là một thành viên, không trả lời yêu cầu bình luận của Reuters.

Các biện pháp tiết kiệm năng lượng dường như khác nhau trên toàn quốc. Một quan chức tại một khu công nghiệp ở một tỉnh phía Bắc khác cho biết các hãng xưởng được yêu cầu giảm mức tiêu thụ điện vào một số ngày trong tháng này.

Điều kiện thời tiết hiện nay ít khắc nghiệt hơn so với năm 2023 nhưng chính quyền đã tăng cường nhập khẩu than và khuyến khích tiết kiệm năng lượng để tránh tình trạng thiếu điện.

Vào tháng 3, các phòng thương mại nước ngoài kêu gọi chính phủ đảm bảo nguồn cung điện, trong đó KoCham của Hàn Quốc cho biết các công ty bán dẫn đã trì hoãn các quyết định đầu tư vì rủi ro thiếu điện.

Nguồn: VOA

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Hàng dưới từ trái: Cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Võ Văn Thưởng cùng cựu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bị cách hết tất cả các chức vụ cũ trong đảng; trong khi cựu Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến (hàng trên) bị khai trừ đảng

Phúc, Huệ, Thưởng, Khái bị cách hết các chức vụ trong đảng; Nguyễn Thị Kim Tiến bị khai trừ khỏi đảng

Như vậy là ba trong “tứ trụ” khóa 13 đều sai phạm, trừ Nguyễn Phú Trọng đã chết, các đối thủ chính trị ngáng đường Tô Lâm lên chức tổng bí thư đều chính thức bị hạ đo ván.

Dù bị cách hết các chức vụ trong đảng, nhưng Phúc, Thưởng, Huệ, Khái vẫn là đảng viên và buộc phải “ngoan,” không “ngoan” lại lôi ra truy tố.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12 hôm 19/7/2025. Ảnh: Dân Trí

Trung ương 12: Đại hội XIV của Tô Lâm đã khởi động

Sau Hội nghị Trung ương 12, đảng CSVN không còn là trung tâm quyền lực tập thể mà đã chuyển sang mô hình đơn cực duy nhất, nơi chính sách được hoạch định bởi ý chí của một cá nhân.

Giai đoạn tới có thể là chương đầu tiên của kỷ nguyên mới, nhưng kỷ nguyên mới ấy thuộc về ai, vì ai, và kéo dài bao lâu, đó vẫn là dấu hỏi lớn. Lịch sử, như ta đã biết, không phải là thứ có thể lập trình sẵn.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ngày 08/05/2025. Ảnh: Evgenia Novozhenina/ POOL/ AFP

Trung Quốc: Tập Cận Bình chuẩn bị ‘nghỉ hưu’?

Sắp có một “thay đổi lớn” trên chính trường Trung Quốc? Theo truyền thông ở Bắc Kinh, trong cuộc họp hôm 30/06/2025 Ban Chấp hành Trung ương đảng Cộng Sản nước này không còn nhắc đến “Tư tưởng Tập Cận Bình,” hay vai trò “Hạt nhân” của lãnh đạo tối cao mà đã “xem xét” các quy định hoạt động của đảng. Pierre Antoine Donnet trên mạng Asialyst chờ đợi ông Tập chuẩn bị “rút lui khỏi chính trường.” Nhưng sự rút lui đó phải chăng là vỏ bọc bề ngoài?

Tân Thủ tướng Ukraine Yulia Svyrydenko tham dự phiên họp Quốc hội Ukraine tại Kyiv ngày 17/7/2025. Ảnh: Andrii Nesterenko/ AFP via Getty Images

Cải tổ nội các Ukraine: Ba mục tiêu chính của Tổng thống Zelensky

Lần đầu tiên kể từ khi Nga phát động chiến tranh tháng 2/2022, Ukraine tiến thành cải tổ nội các quy mô lớn. Chính phủ mới do một phụ nữ điều hành và một nhà ngoại giao nữ được bổ nhiệm làm đại sứ Ukraine tại Hoa Kỳ. Chủ đích chính của lần cải tổ nội các này là củng cố mối quan hệ với Mỹ, đồng minh và là nhà cung cấp vũ khí lớn nhất cho Kyiv.