Sau Đồng Tâm, 2 việc lớn nhất cần làm ngay

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Đồng Tâm là thắng lợi to lớn nổi bật của lòng dân không chịu bị đè nén hà hiếp, bóc lột. Bà con nông dân Đồng Tâm đã dạy cho lãnh đạo Cộng sản thế nào là lễ độ, là có lễ với dân, cũng đồng thời nêu gương sáng dũng cảm cho đồng bào, nhất là cho giai cấp nông dân.

Hai bên, chính quyền và nhân dân đều có thể rút ra nhiều bài học quý để vận dụng trong thời gian tới. Trước hết trách nhiệm thuộc về lãnh đạo. Vì bao nhiêu khiếu nại, trình bày không được giải quyết công bằng, triệt để. Thượng bất chính, hạ tắc loạn là thế. Nếu như cấp huyện và thành phố giải quyết các vấn đề tranh chấp một cách công tâm, đúng thời hạn theo như luật định, thì tình hình sẽ ổn. Mong rằng 45 ngày nữa, như đã hẹn, chính quyền thành phố sẽ giải quyết công bằng và trọn vẹn vụ việc tranh chấp này.

Một kinh nghiệm quý là giải quyết vụ này có sự tham gia tích cực của giới báo chí và giới luật gia cũng như của một số đại biểu Quốc Hội. Báo chí lề phải im lặng thì có các mạng thông tin tự do, các Blogger, Facebooker vào cuộc cùng vài nhà báo tuy thuộc lề phải đã tự mình phá rào vì lương tâm trong sáng (như cô Bảo Hà và cô Bạch Hoàn) do đó phá được sự bưng bít thông tin của Tuyên Giáo Đảng. Các đại biểu Quốc Hội vốn do Đảng chọn dân bầu cũng nhận thức được trách nhiệm của mình để tự mình học tập rèn luyện trong thực tế. Một số luật sư có công tâm cũng tự mình lao vào nơi nóng bỏng để bênh vực công lý, lẽ phải.

Khi cô bí thư Đảng ủy xã Đồng Tâm, Nguyễn Thị Lan, đối thọai/đối kháng với Ủy Viên Trung Ương, Chủ Tịch kiêm phó Bí Thư Thành Ủy Hà Nội, Nguyễn Đức Chung, về chuyện cụ Lê Đình Kình, đảng viên kỳ cựu (60 tuổi Đảng) bị công an đánh trọng thương thì hình ảnh của đảng cầm quyền phân hóa, đối chọi thù oán nhau không thể che dấu được nữa.

Vụ Đồng Tâm nổi lên 2 vấn đề cấp bách về chiến lược, về đường lối chính sách mà Bộ Chính Trị, Hội nghị Trung Ương V sắp tới không thể bỏ qua.

– Một là phải thảo luận kỹ để đi đến hủy bỏ sớm nhất cái quan niệm quái đản “Đất đai là thuộc sở hữu của toàn dân do Nhà Nước thay mặt thống nhất quản lý” vì nhiều nhà luật học đã chỉ ra rằng toàn dân không phải là một “pháp nhân” theo luật định. “Toàn dân” không có căn cước, tên, tuổi, ngày sinh tháng đẻ, nghề nghiệp, nơi cư trú, để có thể đứng trước tòa án, để có thể đi kiện hay bị phạt tù. Cái toàn dân chỉ là bung xung để Nhà Nước của Đảng, để Đảng viên có chức có quyền ăn cướp đất của nông dân một cách bừa bãi rộng khắp. Trên thế giới có nơi nào có quan niệm xằng bậy như thế? Đảng đã cướp đất, cướp công khai phá của bao đời cha ông tổ tiên dân ta. Toàn dân, nông dân không hề có ý kiến về phương châm phi lý do Đảng áp đặt này. Đây là phạm tội diệt chủng đối với nông dân mà Đảng từng ca ngợi là có công lớn nhất về người và của cho chiến tranh bảo vệ tổ quốc. Đảng Cộng Sản đã phản bội và phạm tội ác lớn, sau tội ác trong Cải Cách Ruộng Đất, giết 17.000 địa chủ, mà phần lớn là trung nông yêu nước.

– Hai là, lãnh đạo Đảng Cộng Sản phải thảo luận kỹ để đi đến tuyệt đối cấm Quân Đội Nhân Dân và Công An Nhân Dân nhúng tay vào việc kinh doanh, làm kinh tế.

Về vấn đề này, họ chỉ cần tham khảo học tập ông anh Đảng Cộng Sản Trung Quốc. Vì vụ Đồng Tâm lôi thôi rắc rối to chỉ vì lòng tham vô hạn của nhóm tướng tá trong Tổng Công Ty Viettel – TCT Viễn Thông Quân Đội, chuyên kinh doanh về bưu chính viễn thông và công nghệ thông tin, mà Tổng Giám Đốc là Thiếu tướng Nguyễn Mạnh Hùng, cánh tay của đại tướng nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng, Phùng Quang Thanh, đã về vườn.

Từ nội bộ Viettel cho biết, tướng Hùng đã cam kết với Bí Thư Thành Ủy Hà Nội, Hoàng Trung Hải, sẽ bỏ tiền xây dựng “chính quyền điện tử” mẫu mực, trang bị kỹ thuật số hiện đại nhất cho Thủ Đô để trở thành “thành phố thông minh” đầu tiên ở châu Á, còn hứa hẹn xây dựng cho Hà Nội nhiều cơ sở hạ tầng lớn.

Đất Đồng Tâm được Viettel chọn để xây dựng cơ sở lớn của mình trên đất thủ đô. Viettel trở nên tập đoàn viễn thông đồ sộ nhất, có Viện Nghiên Cứu Phát Triển Viettel, lại có Học Viện Viettel, có cả Công Ty Bất Động Sản Viettel, Trung Tâm Thể Thao Viettel, Công Ty Truyền Hình Viettel, Công Ty Mạng Lưới Viettel. Tướng Nguyễn Mạnh Hùng được coi là tướng tỷ phú đỏ giàu sang nhất quân dội, do được kiêm chức phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Ngân Hàng Quân Đội, là ngân hàng mạnh nhất vì lấy vốn chính từ Ngân Sách Quốc Phòng. Các Bộ Trưởng Thông Tin – Truyền Thông trước đây đều phàn nàn sự lộng hành của Viettel lấn át, tranh dành dịch vụ béo bở của Cục Viễn thông, của Tổng Công Ty Bưu Điện Việt Nam thuộc Bộ này, lấy thế của Đảng và quân đội, lấy danh nghĩa bịp “quốc phòng ” để dẫm chân, lấn át, bóp chết ngành Bưu Điện và ngành Viễn Thông vốn do chính phủ quản lý.

Nhưng Bộ Trưởng Thông Tin – Truyền Thông hiện nay, Trương Minh Tuấn, lại ăn chia nhân nhượng với Viettel. Tại Quốc Hội đã có đại biểu yêu cầu cần nghiêm cấm các đơn vị Quân đội như Viettel làm kinh tế, sai với chức năng cơ bản là giữ nước, bảo vệ tổ quốc, rất tai hại.

Đảng Cộng Sản Trung Quốc từ 14 năm nay đã nghiêm cấm tuyệt đối các đơn vị Quân Giải Phóng làm kinh tế, kinh doanh; giải thể ngân hàng quân đội, sau khi xử vụ tham nhũng cực lớn, phó Đô Đốc Vương Thủ Nghiệp bị tử hình, Tổng Cục Trưởng Tình Báo, tướng Cơ Thắng Đức, bị 15 năm tù, Trung Tướng Cốc Tuấn San, Tổng Cục Hậu Cần, bị tù chung thân vì làm dịch vụ vận chuyển hàng cấm, kinh doanh nhà đất, ngân hàng bằng ngân sách quốc phòng.

Theo Thời báo Hoa Nam, nghị quyết Bộ Chính Trị ở Bắc Kinh chỉ rõ quân đội làm kinh tế có lãi đến đâu cũng tệ hại, kích thích tướng tá ham mê tiền của, chạy theo lợi nhuận vô hạn, hưởng lạc, súng trong tay sẽ lỏng lẻo khi cần bảo vệ tổ quốc, sẽ có lúc dùng để bắn nhau và bắn vào dân, phản bội quân đội và đất nước, đi ngược chức năng cơ bản.

Sau vụ Đồng Tâm, Bộ Chính Trị, nhất là Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và bà Kim Ngân cùng chính phủ, quốc hội rất nên tập trung sức giải quyết tận gốc vấn đề “sở hữu đất đai của toàn dân” vô lý, ngạo ngược, và vấn đề “cho phép hay cấm quân đội kinh doanh, làm kinh tế,” vì gốc gác của vụ Đồng Tâm là từ 2 sai lầm chiến lược cực kỳ tệ hại này quyện xoắn vào nhau.

Nguồn: Blog Bùi Tín, VOA

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.