Sau Khi Nguyễn Tấn Dũng Đổ

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Lạm phát ở Việt Nam đã lên tới trên 25%, tức là giá sinh hoạt tăng một phần tư trong vòng 12 tháng. Giá gạo còn lên mạnh hơn nữa, tăng 68% một năm. Ðối với dân nghèo, những gia đình phải dùng hơn nửa tiền thu nhập để đong gạo, thì họ đang chịu cảnh giá sinh hoạt tăng gấp rưỡi hoặc cao hơn. Ở những quốc gia bình thường, trước thảm cảnh kinh tế đó chính phủ sẽ phải từ chức hoặc bị lật đổ.

JPEG - 68.7 kb

Nước Việt Nam không được sống bình thường, vì đảng Cộng Sản đã chiếm độc quyền cai trị hơn nửa thế kỷ qua nay vẫn còn bám lấy không chịu nhả ra. Trước nỗi hờn oán của nhân dân, chính các lãnh tụ cộng sản sẽ phải quyết định chấm dứt số phận của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng. Nhưng thay thế cá nhân Nguyễn Tấn Dũng thì cũng không thay đổi được lề lối quản lý nền kinh tế, vì vẫn guồng máy độc tài đảng trị nắm mọi quyền hành như cũ. Phải thay đổi hẳn chế độ độc quyền kinh tế và độc quyền chính trị của đảng Cộng Sản thì tương lai nước ta mới hy vọng khá hơn.

Kinh tế Việt Nam bi đát nhất Ðông Nam Á, ai cũng biết lý do chỉ vì cơ cấu kinh tế lạc hậu và chính sách của nhà nước cộng sản sai lầm. Cuối năm 2007, khi lạm phát lên tới 12%, ông Nguyễn Tấn Dũng đã long trọng tuyên bố coi việc chống lạm phát là ưu tiên số một. Sau năm tháng với các chính sách vá víu và bất nhất, lúc thu tiền vào, lúc nhả tiền ra, bây giờ tỷ lệ lạm phát đã tăng gấp đôi. Guồng máy ngân hàng nửa dơi nửa chuột không chạy theo quy luật thị trường. Người lao động không thể sống nổi với đồng lương cố định khi vật giá tăng nhanh. Tại Hải Phòng 7.000 công nhân đình công, ở Bắc Giang 3.000 người, và ở khu công nghiệp chung quanh Sài Gòn mỗi tuần đều có đình công.

JPEG - 62 kb

Khi kinh tế sa sút đến thế, ở một quốc gia bình thường thì báo chí và quốc hội đã kêu ầm lên và một người thủ tướng có tư cách thường tự ý từ chức. Nhưng chế độ cộng sản không thể sản xuất được những người lãnh tụ biết nêu gương liêm sỉ như vậy. Lý do không phải vì cá nhân những người này xấu hơn người Thái Lan hay người Nhật Bản, Ðại Hàn. Ông bà, cha mẹ họ là người Việt Nam, cũng đều dạy con cháu những lễ nghĩa, liêm, sỉ như ở các nước khác. Họ có thể lớn lên như những thanh niên có tư cách, biết liêm sỉ. Nhưng vì cơ cấu, lề lối làm việc của đảng Cộng Sản tạo ra một cảnh kỳ lạ; là, cuối cùng, không ai cảm thấy phải chịu trách nhiệm về một chính sách hay quyết định sai lầm nào cả. Người đứng đầu mỗi định chế hay cơ quan nhà nước, những người có quyền sinh sát trên 80 triệu dân, đều được Ðảng “tổ chức” đưa vào địa vị đó, như ông Phan Văn Khải đã thổ lộ khi rời khỏi chức thủ tướng.

Ở những nước tự do dân chủ thì khác, những người bước vào trường chính trị đều phải tranh giành nhau lá phiếu của cử tri để được bầu vào những địa vị nắm quyền. Cứ theo dõi cuộc tranh cử ở Mỹ năm nay thì thấy nó gay go một cách rõ ràng, công khai như thế nào. Các nhà chính trị dân chủ tranh đua trước mặt nhân dân, để xin dân giao quyền bính cho họ. Khi đắc cử, họ chịu trách nhiệm về việc sử dụng quyền hành. Và người dân được quyền bãi miễn họ khi thấy sai lầm. Năm nay các ứng cử viên đảng Cộng Hòa ở Mỹ đang chịu gánh nặng vì chia sẻ trách nhiệm về những chính sách của chính phủ George W. Bush mà dân Mỹ đang chán.

Chế độ tự do dân chủ không bảo đảm lúc nào cũng bầu được những chính quyền giỏi và tốt. Nhưng nó bảo đảm nếu chính quyền sai lầm thì dân sẽ thay thế được chứ không phải ăn đời ở kiếp với họ. Giống như quyền của người tiêu thụ mua hàng về rồi không vừa ý vẫn mang đi đổi được! Mà cái quyền “trả hàng lại không mua” tại các nước dân chủ khiến cho các người làm chính trị cảm thấy họ có trách nhiệm, họ phải chịu trách nhiệm đối với dân. Chắc chắn họ sẽ phải thận trọng hơn trước mỗi quyết định kinh tế, tài chánh.

JPEG - 90.3 kb

Còn trong chế độ cộng sản thì khác. Trước kia, các ông trùm trong Ðảng nắm hết quyền, không chịu trách nhiệm với ai hết. Ngày nay chỉ còn ở Cuba và Bắc Hàn vẫn giữ lề lối đó. Ở Trung Quốc và Việt Nam đã thay đổi, nhưng người làm thủ tướng cũng chỉ chịu trách nhiệm đối với một nhóm ủy viên trong Bộ Chính Trị hay Ban Chấp Hành Trung Ương Ðảng. Khi họ làm sai, họ có thể vẫn giữ quyền hành nếu phe phái họ mạnh hơn các đối thủ. Không ai chịu trách nhiệm về những chính sách sai lầm, cùng lắm như Hồ Chí Minh cũng chỉ cách chức một ủy viên Bộ Chính Trị để trốn cái tội tập thể giết người trong cải cách ruộng đất. Một thủ tướng bị phế thải thì vẫn được phe phái bảo vệ, được “tổ chức” vào việc khác. Nguyễn Tấn Dũng có về vườn thì lại có dịp lâu lâu lên tiếng bày tỏ ý kiến như những “quốc lão” Ðỗ Mười, Lê Ðức Anh, Võ Văn Kiệt vẫn làm. Rồi người thay thế ông ta sẽ làm gì?

Không phải riêng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng bất lực, đảng Cộng Sản tạo ra một guồng máy bất lực từ khi cho kinh tế chuyển sang thị trường theo lối nửa dơi nửa chuột. Cho kinh tế thay đổi nhưng vẫn muốn bảo vệ cơ chế chính trị độc quyền để các đảng viên hưởng lợi tốt đa. Vì muốn “đi một chân” như vậy, cho nên chính họ tạo ra những chướng ngại khiến cơ cấu thị trường không thể hoạt động được.

Cho tới nay, tuy các đảng viên Cộng Sản đang được tư bản hóa nhưng cương lĩnh của họ vẫn cực kỳ bảo thủ. Ngày 28 tháng 5, 2008 Ban Tuyên Giáo Trung Ương đã tổ chức hội nghị nghiên cứu tập trung vào ba lĩnh vực. Thứ nhất, “Xây dựng giai cấp công nhân!” Không biết họ trả lời ra sao với các công nhân đang đình công và bị công an góp sức với cán bộ công đoàn đánh đập. Thứ nhì, “Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa!” Trong khi đó thì lạm phát đang tăng lên 25% chỉ vì cái đuôi “xã hội chủ nghĩa” này! Thứ ba, “Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Ðảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên.” Năng lực lãnh đạo của các đảng viên đã lên đến tột đỉnh thời ông Lê Duẩn rồi, vì lúc đó lãnh đạo chỉ có nghĩa là sai bảo, ai không nghe thì bỏ tù. Ngày nay, dân đã khôn ra và không sợ nữa! Còn “sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ đảng viên” thì vẫn còn đủ mạnh để bảo vệ tài sản và quyền lợi của riêng họ. Ðây chính là điểm tựa sau cùng của đảng Cộng Sản. Khi nào các đảng viên đang hưởng lợi vẫn thấy phải bảo vệ quyền hành của Ðảng, nếu không mình sẽ mất tài sản và quyền lợi, khi đó chế độ toàn trị của Ðảng vẫn còn vững.

Như vậy thì đảng Cộng Sản sẽ chọn hướng đi nào sau những thất bại của chính phủ Nguyễn Tấn Dũng? Họ sẽ phải chọn, một trong hai đường chứ không thể giậm chân tại chỗ mà đổi mới theo lối nửa nạc nửa mỡ như trong 20 năm qua. Nhiều người trong nước đang yêu cầu tiếp tục cải tổ mạnh hơn để giải quyết lâu dài không cho cơn khủng hoảng hiện nay tái diễn. Muốn gỡ rối cho nền kinh tế đang sa lầy thì bước sắp tới phải là cải tổ chính trị. Ngược lại, con đường thứ hai là phe bảo thủ chọn, họ có thể nhân cơ hội này kêu gọi trở về các đường lối cứng rắn để giúp các đảng viên bảo vệ tài sản và quyền hành của họ. Như vậy thì sẽ bước giật lùi; ngưng thi hành các chính sách tháo gỡ nền kinh tế quốc doanh và mở cửa ra với thế giới. Họ có thể nói lý do thất bại kinh tế hiện nay không phải vì cơ cấu chính trị lỗi thời gây trở ngại; mà sẽ trút mọi lỗi lầm trên phe theo chủ trương thay đổi và hội nhập.

Liệu đảng Cộng Sản đem Nguyễn Tấn Dũng cất đi rồi thì sẽ chọn đường nào? Chúng ta biết ngay cả các đảng viên cộng sản đang thấy cần tự bảo vệ tài sản và quyền lợi của mình, họ cũng khó lòng nghĩ đến chuyện đưa Việt Nam quay trở lại một cuộc sống như ở Bắc Hàn. Vì họ hiểu rằng trong một chế độ cực quyền toàn trị, tài sản và quyền lợi của họ không bao giờ được bảo đảm như trong một chế độ có luật pháp rõ ràng và có những định chế bảo vệ luật pháp hữu hiệu, như trong một chế độ dân chủ tự do. Nhìn vào các nước cộng sản ở Ðông Âu cũ người ta đã học được điều đó. Khi một nước bắt đầu thiết lập các định chế dân chủ, điều đầu tiên người dân được hưởng là được luật pháp bảo vệ; không lo bất cứ ông lớn nào cũng cướp của hay bắt bớ mình được. Ngay các cựu đảng viên cộng sản cũng được bảo vệ như mọi người.

JPEG - 40.5 kb

Nhiều đảng viên cộng sản Việt Nam hiện nay đã trở thành trung lưu, họ sẽ thấy phải có luật pháp bảo vệ các tài sản đã của họ. Và như vậy thì khó lòng đảng Cộng Sản Việt Nam quay trở lại thời Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh, Ðỗ Mười. Cho nên nhiều đảng viên cộng sản đã đạt được địa vị trung lưu có thể sẽ đứng về phía đòi cải tổ mạnh hơn. Dù không lật đổ chế độ, họ cũng sẽ không muốn chính trị can thiệp vào kinh tế, bước đầu tiên là phải tách Ðảng ra ngoài, không cho can thiệp vào việc quản lý kinh tế. Khi giới lãnh đạo Ðảng không còn chi phối mọi quyết định về kinh tế, tài chính; khi các chức vụ quản lý kinh tế được trao cho những người có khả năng chứ không phải cho phe cánh, bè phái; khi tư nhân được kinh doanh tự do; khi các ngân hàng tuân theo kỷ luật thị trường thay vì nghe lệnh các vị bí thư; nghĩa là khi áp dụng thị trường đích thực chứ không có cái đuôi “định hướng” nào hết, thì lúc đó guồng máy kinh tế mới được “hợp lý hóa” để trở thành có hiệu quả hơn. Mà điều này nằm trong quyền lợi không phải chỉ của nhân dân Việt Nam mà thôi, chính các đảng viên cộng sản cũng sẽ được lợi.

Cho nên có thể tin rằng cuộc khủng hoảng trong guồng máy kinh tế ở nước ta hiện nay là một cơ hội để thúc đẩy chủ trương cải tổ tiến nhanh, tiến rộng hơn. Những người tranh đấu cho tự do dân chủ ở nước ta đã thấy cơ hội đó. Cho nên trong thời gian gần đây các hoạt động đấu tranh tự do dân chủ đã lên mạnh hơn. Nhiều nhà tranh đấu có sáng kiến tung các khẩu hiệu đòi tự do lên trời bằng bong bóng bay, ngay giữa Hà Nội. Công nhân các nơi đình công một cách có tổ chức hơn. Các blog ở Hà Nội và Sài Gòn, Ðà Lạt đang hoạt động mạnh hơn. Người dân bình thường ở Hà Nội thì “bỏ phiếu” bằng cách đi xếp hàng đổi tiền lấy đô la Mỹ! Khi người dân tỏ ý bất tín nhiệm đồng tiền của một chế độ, thì cũng giống như những con chuột bỏ chạy khỏi chiếc tàu đang lo bị đắm. Ðồng tiền Việt Nam còn tiếp tục mất giá khi các biện pháp trợ cấp xăng dầu và lúa gạo bị cắt bớt, mối lo hiện nay là người dân sẽ không muốn để tiền nằm không trong các ngân hàng nữa. Khi mọi người kéo tới rút tiền ra khỏi các ngân hàng để mua bất cứ cái gì mua được, thì hy vọng ông Nguyễn Tấn Dũng không nỡ lòng sai công an bắn người ta! (Người Việt:Thursday, May 29, 2008)

Ngô Nhân Dụng

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án CSVN vi phạm nhân quyền hôm 10/5/2024. Ảnh chụp màn hình VOA

Dân biểu Mỹ ra nghị quyết lên án Việt Nam vi phạm nhân quyền

Hai dân biểu liên bang Hoa Kỳ vừa ra nghị quyết lên án chính phủ Việt Nam về vi phạm nhân quyền. Nghị quyết này được giới thiệu nhân dịp đánh dấu Ngày Nhân quyền Việt Nam 11/5, một nỗ lực pháp lý được Quốc hội Hoa Kỳ thông qua cách đây 30 năm nhằm yêu gọi Hà Nội cải thiện nhân quyền.

"Tứ trụ" nay còn hai. Ảnh: Nhac Nguyen/AFP via Getty Images

Tình hình đấu đá thượng tầng lãnh đạo CSVN mang ý nghĩa gì?

Chỉ còn 6 năm nữa, đảng CSVN bước vào tuổi 100 (1930-2030). Về mặt con số, cho thấy là đảng CSVN sống khá thọ, hơn cả tuổi thọ trung bình của một đời người. Nhưng về mặt năng lực, rõ ràng là đảng CSVN ngày nay chỉ còn là cái xác khô và đang trong quá trình phân hủy.

Cựu TNLT Châu Văn Khảm cảm tạ đồng hương đã trong thời gian dài góp phần vận động áp lực quốc tế buộc nhà cầm quyền CSVN phải trả tự do cho ông trước thời hạn trong buổi gặp gỡ thân hữu cùng đồng hương vùng Little Sài Gòn, Nam California hôm 11/5/2024. Ảnh: Cơ sở Việt Tân Orange County

Cựu TNLT Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Hoa Kỳ

Nhân chuyến thăm Hoa Kỳ, ông Châu Văn Khảm, một đảng viên Việt Tân, người đã bị nhà cầm quyền Việt Nam bắt giam trong gần 5 năm qua bản án 12 năm tù giam với cáo buộc “khủng bố nhằm chống chính quyền nhân dân,” đã có một buổi gặp gỡ đồng hương và thân hữu tại Orange County, Nam California hôm 11/5/2024.

Nguyễn Phú Trọng và Tô Lâm

Đảo chính tại Việt Nam!

Giữa cơn rối ren chính trị của chế độ, nếu chỉ nhìn vào sự hạ bệ cá nhân các tên tuổi Nguyễn Xuân Phúc, Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Hoàng Trung Hải, Võ Văn Thưởng, Vương Đình Huệ và sắp tới đây là Trương Thị Mai, vì những nghi vấn tham nhũng, trục lợi cá nhân… thì chúng ta chưa nhìn thấy hết sự tầm vóc sự việc. Chúng không đơn giản chỉ là việc chống tham nhũng qua công cuộc “đốt lò” mà ông Nguyễn Phú Trọng phát động và rêu rao trong nhiều năm qua với mục tiêu chỉnh đốn đảng.