Sau nửa năm bị bắt, nhà văn Phạm Thành bị đưa vào viện Tâm Thần

Nhà văn Phạm Thành, tức blogger Bà Đầm Xòe. Ảnh: Facebook Nguyễn Nghiêm
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

HÀ NỘI, Việt Nam (NV) – Bà Nguyễn Thị Nghiêm, vợ nhà văn Phạm Thành, thông báo chồng bà đã bị đưa từ trại tạm giam Hỏa Lò đến Viện Pháp Y Tâm Thần Trung Ương để “giám định và kiểm tra sức khỏe.”

Nhà văn, nhà báo tự do Phạm Thành, 68 tuổi, chủ trang blog “Bà Đầm Xòe,” với nhiều bài chỉ trích mạnh mẽ đảng CSVN và lên án các hành động của Trung Quốc tại Biển Đông.

Ông bị nhà cầm quyền CSVN bắt giữ vào hồi trung tuần tháng Năm. Vụ bắt giữ được cho là liên quan đến cuốn sách “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” do ông Phạm Thành tự xuất bản và phát hành qua mạng xã hội hồi tháng Chín, 2019.

Trong post đăng trên trang cá nhân hôm 28 tháng Mười Một, bà Nghiêm viết: “Là vợ chồng sống với nhau bao nhiêu năm, tôi thấy anh hoàn toàn bình thường, không có biểu hiện gì về tâm thần nên không hiểu họ chuyển chồng tôi xuống đó làm gì? Nay tôi đến viện đã gửi tiền lưu ký và quà nhưng không được gặp trực tiếp. Tôi vô cùng lo lắng nếu có sự cố bất ổn xảy ra.”

Sách “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” do ông Phạm Thành tự xuất bản và phát hành qua mạng xã hội năm 2019. Ảnh: Facebook Phạm Thành
Sách “Nguyễn Phú Trọng: Thế Thiên Hành Đạo Hay Đại Nghịch Bất Đạo” do ông Phạm Thành tự xuất bản và phát hành qua mạng xã hội năm 2019. Ảnh: Facebook Phạm Thành

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh ở Hà Nội bình luận trên trang cá nhân: “Xem ra những người vạch ra những sai trái của ông Nguyễn Phú Trọng đều bị cưỡng chế vào trại tâm thần, trước kia là blogger Lê Anh Hùng, nay là nhà văn Phạm Thành. Mọi người hãy cùng lên tiếng phản đối thủ đoạn thâm độc tàn ác của nhà cầm quyền CSVN biến những người đấu tranh thành tâm thần.”

Nhà báo Phạm Thành, cựu thư ký tòa soạn Đài Tiếng Nói Việt Nam, cũng là tác giả của nhiều cuốn sách được phát hành không qua kiểm duyệt của nhà cầm quyền như “Nền Kinh Tế Thị Trường Định Hướng XHCN Xuống Hố Cả Lũ” và tiểu thuyết “Cò Hồn Xã Nghĩa”…

Bên cạnh đó, ông tham gia viết báo tự do với hàng ngàn bài viết phản biện có giá trị. Ông Phạm Thành còn được ghi nhận từng tự ứng cử “đại biểu Quốc Hội” năm 2016.

Trong lần trả lời VOA Việt Ngữ xoay quanh cuốn sách về ông Nguyễn Phú Trọng, ông Thành nói: “Quyển sách này là một bằng chứng, một dữ liệu về những lời ăn tiếng nói, hành xử của ông Trọng, trong những chính sách đối nội và đối ngoại của ông ấy, đối với Trung Quốc cũng như đối với thế giới. Tôi nhận ra rằng ông Trọng là người mà làm tất cả những điều gì mà Trung Quốc muốn.”

Ông Thành cũng cho biết thêm rằng bản thân ông “đã 41 năm theo đảng, bây giờ ngoảnh lại thấy dân tộc này cái gì cũng tụt lùi” và giải thích nguyên nhân “là do chúng ta không có dân chủ, nguyên nhân là đảng CSVN duy trì sự độc tài!”

Nguồn: Người Việt

XEM THÊM:

 

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc (trái) hôm 21/5/2025 đã sử dụng vòi rồng và húc vào một tàu cá của Philippines đang làm nhiệm vụ nghiên cứu gần một trong ba bãi cát có tên là Sandy Cay ở Biển Đông đang tranh chấp. Ảnh: AP

Cuộc chiến ý tưởng của Trung Quốc ở Biển Đông

Bắc Kinh đang sử dụng các viện nghiên cứu để hợp pháp hóa yêu sách hàng hải và định hình nhận thức toàn cầu.

… Cùng nhau, các tổ chức này tạo nên cái mà người ta có thể gọi là “bộ máy truyền thông chiến lược,” có nhiệm vụ biến sự quyết đoán trên biển của Trung Quốc thành sự kiềm chế, và sự phản kháng của nước ngoài thành sự can thiệp gây bất ổn.

Hội nghị Trung ương 12 kết thúc hôm 19/7/2025, ra thông báo kỷ luật cách tất cả các chức vụ cũ đối với (từ trái) Nguyễn Xuân Phúc, cựu Chủ tịch nước và cựu Thủ tướng Chính phủ; Võ Văn Thưởng, cựu Chủ tịch nước và Vương Đình Huệ, Cựu Chủ tịch Quốc hội

Thấy gì qua việc kỷ luật Phúc, Thưởng và Huệ?

Những gì diễn ra trong vụ kỷ luật lần này phản ánh một thực tế trái ngược: Sự tùy tiện, bất nhất và mang màu sắc chính trị nhiều hơn là pháp lý, cho thấy sự khủng hoảng điều lệ đảng Cộng Sản và niềm tin đang ngày một lan rộng ngay trong nội bộ tầng lớp lãnh đạo cao cấp nhất của Việt Nam.

Tổng Bí thư ĐCSVN Tô Lâm phát biểu bế mạc Hội nghị Trung ương 12, khóa XIII. Ảnh: Truyền hình HTV

Trung ương 12 tiết lộ gì về nhân sự đại hội XIV?

Đặc biệt, sự im lặng đầy ẩn ý đối với Thủ tướng Phạm Minh Chính là một tín hiệu chính trị phức tạp. Không bị nêu tên, không bị kỷ luật – nhưng cũng không được xác nhận tái nhiệm. Điều này cho thấy ông đang bị cô lập và chờ thời điểm bị “rút lui” trong danh dự.