Shinzo Abe, người có chiến lược ngăn chặn bành trướng Trung Quốc

Cựu Thủ Tướng NHật Shinzo Abe, người bị ám sát chết hôm 8/7/2022 khi đang vận động tranh cử vào Thượng Viện Nhật Bản. Ảnh: WJS (chụp 2015)
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Năm nay 68 tuổi, cựu Thủ tướng Shinzo Abe, bị sát hại hôm nay, 08/07/2022, có lẽ sẽ đi vào lịch sử trong tư cách là người đã phá vỡ kỷ lục tại nhiệm trong cương vị thủ tướng Nhật Bản.

Di sản đối nội của ông là chính sách kinh tế mang tên ông là “Abenomics,” góp phần duy trì vị trí cường quốc kinh tế của đất nước. Còn trong lãnh vực đối ngoại, ông nổi tiếng là người có tinh thần dân tộc chủ nghĩa cao độ, biết đề ra chiến lược nâng cao vai trò của Tokyo, hạn chế đà bành trướng của Trung Quốc.

Sinh năm 1954 trong một gia đình danh giá Nhật Bản theo xu hướng bảo thủ về chính trị, ngay từ đầu, ông Shinzo Abe đã gia nhập hàng ngũ đảng Dân Chủ Tự Do gần như cầm quyền liên tục tại Nhật Bản từ sau Đệ Nhị Thế Chiến. Đến năm 2006, vào tuổi 52, ông lần đầu tiên trở thành thủ tướng trong một nhiệm kỳ ngắn ngủi đúng 1 năm, nhưng là người đứng đầu chính phủ Nhật Bản trẻ nhất thời hậu chiến, người đầu tiên sinh sau Thế Chiến Thứ Hai.

Phải chờ đến năm 2012, sau chiến thắng áp đảo của đảng Dân Chủ Tự Do trong cuộc bầu cử Quốc Hội, ông được bầu làm thủ tướng lần thứ hai, rồi thêm hai nhiệm kỳ khác, kéo dài tổng cộng gần 8 năm, trở thành người nắm chức vụ thủ tướng lâu nhất trong lịch sử Nhật Bản, chỉ từ chức vào tháng 9 năm 2020 vì lý do sức khỏe.

Theo hãng tin Pháp AFP, chính trong nhiệm kỳ thủ tướng thứ hai (2012-2020) mà ông Abe đã gây ấn tượng mạnh với chính sách khôi phục kinh tế táo bạo và những hoạt động ngoại giao mạnh mẽ.

Shinzo Abe được biết đến nhiều nhất ở nước ngoài với chính sách kinh tế được mệnh danh là “Abenomics” được đưa ra từ cuối năm 2012, kết hợp giữa nới lỏng tiền tệ, kích thích tài chánh và cải cách cơ cấu, một chính sách đã mang lại những thành công nhất định, dù không trọn vẹn.

Về đối ngoại, điểm nổi bật của ông Shinzo Abe là quan điểm không để nước Nhật ngày nay bị gánh nặng thời quân phiệt trong quá khứ chi phối, nỗ lực thúc đẩy việc sửa đổi Hiến Pháp chủ hòa của Nhật Bản để cho phép Quân Đội Nhật can thiệp ra ngoài nước.

Trên tinh thần đó, năm 2015, ông Abe đã thúc đẩy thông qua luật an ninh gây tranh cãi cho phép quân đội Nhật Bản tham gia các nhiệm vụ chiến đấu ở nước ngoài cùng với các lực lượng đồng minh, như một phần của “quyền tự vệ tập thể.”

Trong bối cảnh Trung Quốc ngày càng bành trướng thế lực lấn lướt các láng giềng, Thủ tướng Abe đã đề ra một loạt chiến lược đối phó, từ sáng kiến kinh tế TPP, rồi CPTPP (sau khi Mỹ rút đi), cho đến việc hình thành khối Tứ Giác Kim Cương, còn gọi là Bộ Tứ QUAD tập hợp 4 nền dân chủ châu Á-Thái Bình Dương (Nhật, Mỹ, Ấn, Úc).

Chính Thủ tướng Abe là người đã thúc đẩy việc tăng cường hợp tác với các quốc gia Biển Đông bị Trung Quốc chèn ép, cụ thể là Philippines và Việt Nam, kể cả về mặt Quốc Phòng.

Quan điểm đối kháng Trung Quốc của ông Shinzo Abe dĩ nhiên đã bị Bắc Kinh đả kích. Trong một bài xã luận ngày 15/12/2021 về việc ông Abe từ chức thủ tướng Nhật Bản, tờ Hoàn Cầu Thời Báo đã không ngần ngại gọi ông Abe là “chính khách bài Trung Quốc ‘đầu sỏ’ tại Nhật Bản.”

Trọng Nghĩa

Nguồn: RFI

 

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.

Sư Minh Tuệ. Ảnh: Internet

Sư Minh Tuệ và pháp hành dưới góc nhìn Phật Giáo

Đến hôm nay, sư Minh Tuệ được rất nhiều người biết tới (tôi không thích dùng từ “nổi tiếng” đối với một bậc tu hành) và có sức lan toả rộng khắp, vượt ra cả biên giới quốc gia. Và câu chuyện về sư Minh Tuệ trở nên nóng hơn bao giờ hết, khắp mạng xã hội tràn ngập những video và hình ảnh về ông. Theo đó là rất nhiều ý kiến, quan điểm khác nhau. Kính phục, ngưỡng mộ… có; chê bai, miệt thị … có. Muôn nẻo trần ai!

Bà Uzra Zeya, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền. Ảnh: RFA

Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ: Việt Nam tiếp tục hạn chế nghiêm trọng các quyền tự do cơ bản

Bà Uzra Zeya – Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, đặc trách An ninh Dân sự, Dân chủ và Nhân quyền nói sẽ tiếp tục tạo sức ép để chính quyền Việt Nam phải tôn trọng các quyền tự do cơ bản, trả tự do cho hơn 180 tù nhân chính trị và chấm dứt tình trạng đàn áp xuyên biên giới.

Bà Uzra Zeya còn bày tỏ mối quan ngại sâu sắc khi Hà Nội tiếp tục áp đặt những hạn chế nghiêm trọng đối với tất cả các quyền tự do cơ bản, bao gồm quyền tự do ngôn luận, tự do lập hội, tự do hội họp ôn hòa, tự do tôn giáo… hay điều kiện giam giữ hà khắc đối với các tù nhân chính trị bị kết án một cách bất công.