Sống Chết Mặc Bây! Tiền Thầy Bỏ Túi!!

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print
Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

Karl Marx, ông tổ của chủ nghĩa cộng sản, từng nói một câu thời danh: “Chỉ có con vật mới quay lưng lại với nỗi khổ đồng loại để chăm sóc cho bộ lông của mình”. Thế nhưng, tiểu sử của Marx cho biết ông đã xua đuổi và bỏ rơi đứa con trai từng có với bà giúp việc! Noi theo thầy của mình, Hồ Chí Minh, “tấm gương đạo đức sáng ngời của đảng và nhân dân ta”, cũng bỏ mặc đứa con tên Nguyễn Tất Trung của mình sau khi đã ban phép (hay ra lệnh) cho bộ trưởng công an Trần Quốc Hoàn thủ tiêu người tình xấu số Nguyễn Thị Xuân vì tội đã dám xin hợp thức hóa mối liên hệ như vợ chồng giữa hai người!

Vô trách nhiệm đối với nhân dân của mình cũng là một trong những “sát đức” của con người Cộng sản. Gần trăm triệu nạn nhân bị các lãnh tụ CS tàn sát chính là đồng bào của họ: một số thì chết vì tù đày, súng đạn, gươm đao; một số thì chết vì bị bỏ đói hay bỏ mặc cho thiên tai, bệnh tật. Ba mươi triệu nông dân Trung Hoa chết đói vì chống lại các nông trang tập thể của Mao Trạch Đông, mười triệu nông dân Nga chết đói vì không chịu vào các hợp tác xã nông nghiệp của Staline, hơn một triệu nông dân Campuchia chết đói vì lao động cưỡng bách hay vì chống lại việc tập thể hóa của Polpot, gần nửa triệu nông dân Việt chết đói vì dính líu tới thân nhân bị đấu tố trong cải cách ruộng đất của Hồ Chí Minh là những bằng chứng lịch sử. Gần đây, tại VN, lại nổi lên nhiều vụ việc gây ngỡ ngàng, tạo phẫn nộ, cho thấy rõ ràng thêm thói vô trách nhiệm của nhà cầm quyền Cộng sản.

JPEG - 30.7 kb

1- Nạn suy dinh dưỡng của trẻ em, tương lai và sinh lực của đất nước. Theo các viên chức Quỹ Nhi đồng của Liên Hiệp Quốc, các cán bộ ngành giáo dục phụ trách giới con nít và một tờ báo có liên hệ đến thanh thiếu niên là tờ Tuổi Trẻ, mỗi năm có trên 7.000 trẻ em chết vì suy dinh dưỡng. Thông tấn xã Trung Cộng cho biết năm 2007, thực tế còn cao hơn nữa, vì VN có 1.600.000 trẻ em dưới 5 tuổi bị thiếu cân (chiếm 21,2%) và 2.600.000 em bị thấp còi (chiếm 33,9%). Bà Ann Veneman, Giám đốc Quỹ Nhi Đồng LHQ, trong Hội nghị lần thứ 35 của Ủy ban thường trực về dinh dưỡng của LHQ tổ chức tại Hà Nội, đã báo động rằng tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em VN là cao so với các nước trên thế giới. Cũng tại hội nghị ấy, Phó Thủ tướng CSVN Nguyễn Sinh Hùng tuyên bố VN cam kết phấn đấu giảm tỉ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em xuống dưới 20% vào năm 2010, dưới 15% vào năm 2015. Người ta ngạc nhiên tự hỏi tiền thu thuế má của nhân dân, tiền bán tài nguyên của đất nước để đâu mà nhà cầm quyền CSVN, qua hơn 30 hòa bình và nghe nói là phát triển mãi, vẫn để xảy ra tình trạng thê thảm ấy, tổn hại về lâu về dài đến sinh lực của giống nòi, của dân tộc? Tại sao mãi đến 2015, tỷ lệ suy dinh dưỡng mới quyết giảm xuống còn dưới 15%? Người ta từng nghe nói đến chương trình “sữa học đường”, tức là trẻ em mẫu giáo và cấp một mỗi ngày được uống miễn phí một ly sữa bò. Nhưng thực tế chương trình này thực hiện được chỗ nào và bao lâu?

JPEG - 63.3 kb

2- Nạn học sinh bỏ học. Trong hai tuần lễ vừa qua, tình hình học sinh bỏ học tại VN đã được báo chí liên tiếp đánh động dư luận bằng nhiều phóng sự điều tra và kết quả cho thấy từ năm 2002 đến nay có hơn 3 triệu rưỡi học sinh các cấp đã bỏ học. Riêng niên học này là 150.000 (thông tin khác cho là 250.000). Ngày 12-3 vừa qua tại Hà Nội, trong hội nghị thường niên của bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Lê Tiến Thành, phó vụ trưởng vụ Giáo dục Tiểu học nêu lên những nguyên nhân dẫn đến tình trạng ấy, đó là: học lực yếu kém, nhà trường chưa thực sự hấp dẫn, hoàn cảnh gia đình khó khăn, trình độ dân trí một số vùng còn lạc hậu về nhận thức… Có thể lý giải như sau: học lực yếu kém là do thầy ít chuyên nghiệp, chương trình quá nặng nề, giáo khoa biên soạn ẩu, bệnh thành tích mãn tính của các nhà trường và các thầy dạy: dẫu dốt cũng cho lên lớp. Mà bệnh thành tích này lại phát xuất từ não trạng CS: lừa gạt nhau từ trên xuống dưới, tìm mọi cách lập công mong thăng tiến chức vụ, che đậy những bất cập và sai lầm của một nền giáo dục thuộc hàng chót thế giới.

JPEG - 20.7 kb

Nhà trường chưa thật sự hấp dẫn, trước tiên vì đó không phải là nơi đào tạo công dân tự do cho xã hội mà là thần dân nô lệ cho đảng CS, không phải là nơi học làm con người ý thức mà làm tay sai mù quáng, chẳng phải là nơi rèn đúc ý chí độc lập mà là tinh thần bạc nhược (việc cấm sinh viên học sinh biểu tình chống TQ xâm lược là bằng chứng); thứ đến, đó là nơi mà thầy dạy phải là người bênh vực cho lập trường của đảng (hiệu trưởng phải là đảng viên, thực quyền nằm trong tay đảng đoàn, giáo viên dò xét học sinh về chính kiến), sách giáo khoa phải là công cụ giới thiệu ý thức hệ của đảng (môn lịch sử đề cao CS và xã hội chủ nghĩa, môn văn học cổ vũ những tay văn nô bồi bút, môn công dân chỉ thuần là giáo dục chính trị…). Hoàn cảnh gia đình khó khăn là do chính sách quản lý kinh tế, điều hành xã hội ngu xuẩn, đầy cưỡng bức, kiểu bóc lột, do tăng tiền học phí, tăng khoản phụ phí, còn sách giáo khoa thì giá trên trời, rồi do chú trọng phát triển thành thị để làm bộ mặt lường gạt cho chế độ. Nhưng điều đáng lưu ý là một viên chức cao cấp của bộ cho việc bỏ học như thế là bình thường, còn tự hào năm nay ít hơn năm trước. Thật ra, CS chỉ cần một số chuyên viên tài giỏi (là con cháu các đảng viên cao cấp đang du học nước ngoài), còn dân thường thì chỉ cần biết chữ để đọc các văn bản, thông tư của nhà nước. Biết chi nhiều cho phê phán chế độ !!!

GIF - 29.4 kb

3- Nạn bóc lột công nhân xuất khẩu. Xuất khẩu lao động đã trở thành chiến lược được nhà cầm quyền CSVN sử dụng như công cụ “xóa đói giảm nghèo”! Năm 2007, VN đã xuất khẩu 82,000 lao động và thu về 2 tỉ Mỹ kim. Nhà cầm quyền coi khu vực Đông Nam Á và Trung Ðông như thị trường triển vọng. Cục Quản lý lao động ngoài nước quảng cáo mức lương bình quân ở các nước ấy là từ 4-6 triệu đồng/tháng cho lao động phổ thông và 6-8 triệu cho công nhân có tay nghề, song người đi lao động phải đóng lệ phí (tiền gốc) khoảng 20 đến 40 triệu. Trong thực tế, các công nhân đã bị bóc lột hết sức tàn tệ tại xứ người. Chẳng hạn công ty Esquel năm ngoái đã tuyển 1.300 người Việt đưa sang Malaysia với lời hứa mỗi tháng sẽ nhận được khoảng 245 Mỹ kim. Thế nhưng, mọi hứa hẹn này đều không được thực hiện. Một công nhân tên Nam kể : “Tôi đến từ Bắc Giang và đang ở đảo Penang. Họ hứa 26.90 cents một ngày công đi làm, lễ Tết thì gấp đôi gấp ba. Nhưng thực tế hoàn toàn ngược lại, còn có 21 cents và chẳng bao giờ được trả đủ. Ở bên này, với mức lương 300 ringgit một tháng chỉ đủ ăn, không trả đủ tiền lãi ở nhà, nói gì đến tiền gốc. Ăn ở thì cứ như ngồi trong rọ. Bảo vệ đến bắt bớ tra hỏi bất cứ thời gian nào, chẳng có lý do gì cả. Họ thu hết hộ chiếu, khiến chúng tôi không đi đâu được, không thể ra khỏi đảo được” (Theo Ủy ban Cứu người vượt biển tại Hoa Kỳ).

Còn tại Jordan, cách đây nửa năm, trên 200 công nhân đã được đưa qua để làm việc cho công ty may mặc W&D Apparel Jordan Corp. Chủ nhân cam kết trả 220 Mk một tháng, nhưng trên thực tế họ chỉ nhận được từ 80 đến 120 Mk mỗi người. Khi các công nhân này đình công để đòi chủ nhân tôn trọng hợp đồng thì bị bỏ đói. Họ cầm cự nhờ vào số mì gói và nước đường tích trữ từ trước nhưng rồi số thực phẩm này cũng cạn kiệt. Khi họ quyết định không đi làm và đòi hồi hương, chủ nhân đã cho nhân viên bảo vệ đến đàn áp, đánh đập dã man. Cảnh sát địa phương, thay vì bênh vực lại tiếp tay với nhóm bảo vệ và xúm vào hành hung họ. Đang khi đó, tòa đại sứ hay lãnh sự VN chẳng hề quan tâm đến đồng bào, cũng không có một tổ chức nào ở Việt Nam sang giúp đỡ. Nhà cầm quyền chỉ biết thu tiền rồi phủi tay, đem con bỏ chợ. (Cũng theo Ủy ban Cứu người vượt biển).

4- Nạn công nhân mất mạng tại xứ người. Ngày 27-02 vừa qua, tờ Pháp Luật phát hành ở VN cho biết tính đến nay tổng cộng có tất cả 315 trên 130.000 lượt lao động Việt Nam xuất khẩu sang Malaysia bị chết, riêng năm qua đã có đến 107 người, trong đó 1/3 đột tử. Không ai khỏi bàng hoàng trước tin này, thế nhưng các cơ quan chức năng và những công ty xuất khẩu lao động ở VN thì hầu như chẳng mấy bận tâm. Ông Đào Công Hải, Phó cục trưởng Cục quản lý lao động ngoài nước nói là đã cử một đoàn công tác đặc biệt gồm nhiều chuyên gia bộ Lao động-Thương binh & Xã hội và bộ Y tế sang Malaysia tìm hiểu nguyên nhân chết, môi trường ăn ở của lao động Việt Nam từ năm 2005. Nhưng điều tra gì mà gần cả ba năm nay vẫn chưa có kết luận để tìm cách ngăn chận thảm trạng. Ngay đến một bản thống kê về những người lao động bị chết là nam hay nữ, lứa tuổi nào, chết vào giờ nào, tại đâu… cũng chẳng rõ ràng, cụ thể. Trường hợp các lao động đột tử thì toán điều tra đổ lỗi cho họ là vì sinh hoạt không điều độ, ăn uống kém, uống rượu nhiều, đêm ngủ mở quạt máy thẳng vào người…. Viên thứ trưởng Bộ Lao động-Thương binh-Xã hội mới đây còn tuyên bố: “So với người đang lao động ở trong nước thiệt mạng giữa độ tuổi 25-30 thì tỉ lệ lao động VN tử vong ở thị trường Malaysia thấp hơn 2-3 lần. Năm 2007, kể cả bệnh tật lẫn tai nạn lao động, khoảng 107 lao động VN tại Malaysia bị thiệt mạng, tỉ lệ là 0,09%. Con số này đã giảm so với các năm trước”. Quả là một lời tuyên bố hết sức vô tâm và vô cảm!

Tại sao lại có thái độ vô trách nhiệm, thói cư xử “sống chết mặc bây” đối với nhân dân, đồng bào trong các chế độ CS như thế? Trước hết vì các lãnh tụ, lãnh đạo hay cán bộ CS đều thấm nhuần chủ nghĩa duy vật vô thần, coi mạng sống con người là vô giá trị, phẩm giá con người là vô ý nghĩa và niềm tin vào sự thưởng phạt ở đời sau là vô căn cứ, điều quan trọng là vơ vét để hưởng thụ. Tiếp đến vì quyền lực của họ, họ đã không lãnh nhận từ nhân dân trao cho qua các cuộc bầu cử minh bạch, mà lại cướp lấy qua những cuộc nổi loạn gọi là “cách mạng”, thành thử họ chẳng hề thấy mình có trách nhiệm với quốc dân đồng bào. Não trạng độc tài, tinh thần “quốc tế vô sản” mù quáng cũng như nỗi ám ảnh phải giữ cho được quyền lực bằng mọi giá khiến họ càng bất chấp sự an sinh của nhân dân, sự an ninh của đất nước và sự an nguy của giống nòi. Thử hỏi một chế độ như thế có đáng tồn tại không?

Ban Biên Tập
BNS Tự Do Ngôn Luận
số 47 (15-03-2008)

Word - 837 kb

Share on facebook
Share on google
Share on twitter
Share on whatsapp
Share on email
Share on print

BÀI MỚI

Từ trái sang phải: Trương Thị Mai - người vừa bị "cho thôi giữ các chức vụ," Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và Đinh Thế Huynh. Ảnh chụp ngày 20/07/2016. Ảnh: AP - Hau Dinh

Việt Nam: Thêm một ủy viên Bộ Chính trị phải từ chức

Hôm qua, 16/05/2024, Bộ Chính trị đảng Cộng Sản Việt Nam đã bầu bổ sung 4 ủy viên sau khi một ủy viên khác là bà Trương Thị Mai phải từ chức và nghỉ việc.

Giữ chức thường trực Ban Bí thư và trưởng Ban Tổ chức Trung ương từ năm 2023, bà Trương Thị Mai như vậy là ủy viên thứ 3 trong Bộ Chính trị phải từ chức chỉ trong vòng hai tháng, sau Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng trong tháng Ba và Chủ tịch Quốc Hội Vương Đình Huệ trong tháng Tư.

Bà Trường Thị Mai vừa được cho thôi chức Thường trực Ban Bí thư, uỷ viên Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam hôm 16/5/2024. Ảnh: RFA

Đại tướng Lương Cường thay bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư

Đại tướng Lương Cường – Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, được Bộ Chính trị đảng Cộng sản Việt Nam vào ngày 16/5 chính thức phân công thay cho bà Trương Thị Mai làm thường trực Ban Bí thư. 

Tại Hội nghị TƯ 9, Đại tướng Lương Cường ngồi ghế chủ tọa cùng với TBT Nguyễn Phú Trọng và Thủ tướng Phạm Minh Chính. Đây là điều gây chú ý vì tại Hội nghị Trung ương 8 khai mạc hồi tháng 10/2023 có đến năm người, gồm: bà Trương Thị Mai, Võ Văn Thưởng, Nguyễn Phú Trọng, Phạm Minh Chính và Vương Đình Huệ.

Quang cảnh buổi Hội thảo UPR do Việt Tân cùng các Tổ chức ACAT, Freedom House, Destination Justice, Media Defence, RSF, Hội Anh Em Dân Chủ và COSUNAM phối hợp tổ chức lúc 3 giờ chiều ngày 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ. Ảnh: Việt Tân

Bản tin Việt Tân – Tuần lễ 12 – 19/5/2024

Nội dung:
– Vận động quốc tế và biểu tình trước phiên Kiểm điểm Định kỳ UPR tại Geneva, Thụy Sĩ;
– Vận động bảo vệ quyền lợi của người H’Mông tại Bộ Ngoại giao Hòa Lan;
– Cựu Tù nhân Lương tâm Châu Văn Khảm gặp gỡ đồng hương tại Quận Cam, California.

Quang cảnh buổi Hội thảo ‘Hứa hẹn của Hà Nội, Thực trạng Nhân quyền tại Việt Nam’ tổ chức hôm 6/5/2024 tại Geneva, Thụy Sĩ - một ngày trước phiên Kiểm điểm Định kỳ Phổ quát tình hình nhân quyền VN (UPR Vietnam, 4th Cycle)

Những dấu ấn từ Hội thảo UPR ở Geneva, Thụy Sĩ

Sébastien Desfayes, luật sư, dân biểu và chủ tịch COSUNAM, nhắc lại rằng năm 2019, Việt Nam đã chấp nhận 83% các khuyến nghị của cộng đồng quốc tế. Nhưng 5 năm sau (2024), tình hình đối với những người bảo vệ nhân quyền ngày càng xấu đi. LS Desfayes không tin rằng Hà Nội sẽ tự động thay đổi “trở nên tốt hơn” sau UPR 2024. Mà nhà nước Việt Nam sẽ chỉ giảm bớt đàn áp khi bị áp lực.

“Tình hình nhân quyền sẽ không được cải thiện từ phía nhà nước Việt Nam, mà sẽ phải nhờ vào sự tranh đấu của chúng ta, và điều chắc chắn là chúng ta sẽ tiếp tục đấu tranh cho nhân quyền ở Việt Nam,” Luật sư Sébastien Desfayes kết luận.