17 tháng 2

Ban chỉ huy Trung đoàn 567 tại Cao Bằng trước tháng 2/1979. Ảnh: FB Truong Huy San (Osin HuyDuc)

Những người chống Trung Quốc bằng máu của mình (II)

“Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa” không phải là cuốn sách đầu tiên viết về Cuộc chiến chống quân Trung Quốc xâm lược, bắt đầu từ 17/2/1979. Nhưng, chưa có cuốn sách nào viết về chiến tranh này cận cảnh, khốc liệt như “Tiếng Vọng Đèo Khau Chỉa.”

Cuốn sách của Bác sĩ Nguyễn Thái Long không phải là hồi ức cá nhân, nó “được viết” bởi những người lính Trung đoàn 567. Những người đã chống Trung Quốc bằng máu của chính mình.

Tại tượng đài Lý Thái Tổ, Hà Nội, ngày 17/2/2017, một phụ nữ thắp nhang tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng vì cuộc chiến tranh biên giới với Trung Quốc 1979. Ảnh Hoang Dinh Nam/ AFP via Getty Images

Phép thử ‘chiến tranh biên giới’

Tại sao đảng Cộng Sản và nhà cầm quyền Việt Nam không muốn người dân biết và kỷ niệm cuộc chiến chống xâm lược Trung Quốc?

Vấn đề không đơn giản là họ không muốn làm phật lòng ban lãnh đạo Trung Quốc mà họ đang cố dựa vào. Ký ức về cuộc chiến biên giới 1979, nếu để cho dân chúng tự do tìm hiểu, trao đổi, sẽ phơi bày những sai lầm nghiêm trọng của đảng Cộng Sản cầm quyền, cả những người thuộc phe chống Trung Quốc cực đoan như Lê Duẩn và những kẻ cam tâm thần phục Bắc Kinh như Đỗ Mười, Lê Khả Phiêu, Nông Đức Mạnh, Nguyễn Văn Linh.

Khói hương trên các phần mộ tại nghĩa trang liệt sĩ tại thị xã Lạng Sơn, Việt Nam, gần biên giới với Trung Quốc. Ảnh: Reuters

Việt Nam thuộc gì từ bài học đắt giá ‘cuộc chiến biên giới 1979’?

“Mỗi năm đến ngày 17 tháng Hai tôi lại cảm thấy như câu chuyện mới xảy ra ngày hôm qua. Nhưng cái khí thế hừng hực, hào hùng của những năm chống bành trướng Trung Quốc và chống Khmer Đỏ để bảo vệ đất nước nó khác với tâm lý hiện nay. Hiện nay, riêng bản thân tôi thì vừa tự hào, vừa ấm ức vì có một cái gì đó trong quan hệ giữa hai đảng, hai nhà nước Việt Nam và Trung Quốc mà chúng tôi vẫn chưa được nghe giải thích. Và mới đây, chính phủ lại ra một quyết định rằng chính sách ngoại giao của Việt Nam là ‘tối mật.’” (Nhà nghiên cứu Đinh Kim Phúc)

Vẫn còn nguyên nỗi sợ hãi

Tại sao tưởng niệm liệt sĩ bảo vệ Tổ quốc bị cấm, không cho người dân tôn vinh những anh hùng liệt sĩ đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh chống xâm lược, thể hiện đạo lý “uống nước nhớ nguồn”? Tại sao không dám gọi Trung cộng là kẻ thù xâm lược? 
Tại sao lại gọi những người chống kẻ thù là phản động?… Đảng CSVN trả lời ra sao về những câu hỏi này.

Bài học đau điếng của nhân dân trong sự kiện 17-2

Với những gì diễn ra, có thể thấy toàn bộ câu chuyện tưởng niệm sự kiện 17-2 đã được xây dựng kịch bản từ trước và các ban ngành địa phương theo đó thực hiện. Ý đồ kịch bản và chi tiết kịch bản không thuộc quyền địa phương. Nó chắc chắn không phải là kết quả của một cá nhân. Một viên chức địa phương tép riêu như Trần Kim Yến càng không.

Xe rác trước tượng đài Trần Hưng Đạo ở Sài Gòn ngày 17/2/2019. Ảnh: Blogger Tuấn Khanh

Về đâu, 17-2-2019

Khó ai tin được là nhà cầm quyền hôm nay lại có thể dùng một loại kế sách bệnh hoạn, đển mức dùng xe rác bao vây tượng đài Đức Thánh Trần ở bến Bạch Đằng, Sài Gòn. Rồi ai đó đã ra lệnh dùng xe cẩu, mang lư hương lớn trước tượng đài đi nơi khác, vì sợ sẽ có người dân nào đó đến cắm vài nén nhang, tưởng nhớ những người Việt đã chết vì đất nước…

40 năm sau cuộc chiến, VN đang trở thành gì của Trung Quốc?

Trong 9 tháng đầu năm 2018, người Trung Quốc vọt lên đầu bảng tỷ lệ người nước ngoài mua nhà ở Sài Gòn. Không chỉ mua nhà, đất đai và khu nghỉ mát, TQ còn mua doanh nghiệp. Báo cáo của Cục Đầu tư nước ngoài thuộc Bộ KH & ĐT cho biết, giới đầu tư TQ đã thực hiện 1.029 lượt góp vốn mua cổ phần tại các doanh nghiệp VN với tổng vốn hơn 800 triệu USD, chỉ trong năm 2018.

"Nhân dân sẽ không quên", biểu ngữ trong một cuộc biểu tình tưởng niệm chiến tranh biên giới 1979 năm 2016 tại Hà Nội. Ảnh: AP

Có một cuộc xâm lược khác

Điều quan trọng đối với Trung Quốc bây giờ là kế hoạch xâm lược bằng kinh tế, chính trị cửa sau hay phá hoại Việt Nam từ bấy lâu nay không bị phá sản sau nhiều năm ròng rã thực hiện và đã thành công. Những kế sách buộc Việt Nam vĩnh viễn sống trong vòng vây kinh tế của Trung Quốc tỏ ra hiệu quả do sự yếu kém về năng lực của cấp lãnh đạo CS Việt Nam…